Các nhà khoa học thuộc Viện Cơ khí và Công nghệ Vật liệu thành phố Ninh Ba (Ningbo) phối hợp với Viện Khoa học Trung Quốc đã phát triển một thiết bị tạo hơi nước bằng rơm thải sử dụng năng lượng Mặt Trời.
Việc tạo hơi nước bằng năng lượng Mặt trời được coi là chiến lược đầy hứa hẹn cho việc lọc nước thải và khử mặn nước biển. Thiết bị này gồm một màng ảnh nhiệt và các máy bơm nước.
Phần lá của cọng rơm được đốt thành than và được cô lại bằng xenlulô vi khuẩn để hoạt động với vai trò là một màng ảnh nhiệt, còn phần dưới thân cọng rơm được dùng vào làm máy bơm nước.
Thiết bị này vào những ngày nắng lọc được 6,4-7,9 kg/m3 nước mỗi ngày, còn vào những ngày nhiều mây, lượng nước lọc được ở vào khoảng 4,6-5,6 kg/m3 nước mỗi ngày.
Ngoài việc khử mặn nước biển, thiết bị có thể được dùng vào việc chiết nước sạch từ các vùng đầm lầy. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Giao diện và Vật liệu ứng dụng ACS.
Ngoài việc khử mặn nước biển, thiết bị có thể được dùng vào việc chiết nước sạch từ các vùng đầm lầy.
Trước đó, tại Singapo, các nhà khoa học đang nghiên cứu phương pháp phỏng sinh học, nghĩa là mô phỏng quá trình sinh học của giống cây đước và nhóm cá rộng muối vốn sống được ở cả môi trường nước ngọt và nước mặn, để xem chúng làm cách nào lọc nước biển mà ít tốn năng lượng nhất.
Một hướng tiếp cận khác là sử dụng màng mô phỏng sinh học được tăng cường aquaporin – kênh protein đặc biệt gắn trong các tế bào màng đóng vai trò đưa nước chuyển động qua lại tế bào một cách chọn lọc và ngăn không cho muối đi qua.
Nếu khoa học có thể tìm ra cách mô phỏng hiệu quả những quá trình sinh học này, ông Harry Seah – Giám đốc công nghệ của PUB, cơ quan quản lý nước Singapo – tin rằng công nghệ khử muối trong nước biển tiêu tốn ngày càng ít chi phí và năng lượng sẽ sớm xuất hiện.
Ước tính mỗi ngày chỉ riêng các quốc gia đang phát triển đã có đến 45 triệu mét khối nước bị thất thoát qua mạng lưới cấp nước.
Rò rỉ nước không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp, mà còn làm tăng áp lực và tăng nguy cơ ô nhiễm lên nguồn nước vốn đang ngày một khan hiếm.
Nói về thực trạng này, Dale Hartley, Giám đốc phát triển kinh doanh của SebaKMT, cho biết: "Việc đầu tư hàng tỷ USD vào xây các bể chứa nước bổ sung, các nhà máy xử lý nước và các trạm bơm sẽ chẳng còn ý nghĩa gì với doanh nghiệp khi mà có tới 60% lượng nước sản xuất bị thất thoát".