'Trường chọn ngành tham gia Đề án nâng cao nguồn nhân lực, không phải việc của Bộ'

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trong hội nghị tổng kết Chương trình tiên tiến giai đoạn 2006-2016 mới đây.
truong chon nganh tham gia de an nang cao nguon nhan luc khong phai viec cua bo
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Moet.gov.vn

Các Chương trình tiên tiến cơ bản đã thành công

Ngày 30/12/2016, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chủ trì Hội nghị tổng kết đào tạo theo chương trình tiên tiến giai đoạn 2006 – 2016.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá các Chương trình tiên tiến đã thành công, đạt mục tiêu cụ thể và có tính lan tỏa tích cực tới các chương trình khác trong các cơ sở đào tạo. Thành công của những Chương trình tiên tiến này thể hiện qua những con số cụ thể như 3600 sinh viên tốt nghiệp, ra trường đều có việc làm, chất lượng nguồn nhân lực được doanh nghiệp đánh giá cao...

“So lượng tiền bỏ ra, với kết quả đạt được chúng ta đã làm tốt. Nếu đào tạo 3600 cử nhân, kỹ sư này ở nước ngoài, chúng ta cần một lượng tiền gấp hàng chục lần như thế, mà các em còn không trở về cống hiến. Nhìn ở góc độ hiệu quả đầu tư, rõ ràng mô hình này tiết kiệm hơn các đề án 911, 322 rất nhiều” - Bộ trưởng nhận xét.

Theo Bộ trưởng, các Chương trình tiên tiến này đã tăng cường năng lực quản trị chương trình, năng lực đào tạo và HTQT cho nhà trường. Từ đó, các cơ sở đào tạo có thể tự lực tiếp tục đào tạo những khóa sinh viên tốt hơn mà không cần nhà nước hỗ trợ.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, các chương trình tiên tiến này cũng còn những hạn chế như chưa dành nhiều thời gian để phân tích dự đoán chọn ra những ngành cần thiết cho nền kinh tế mà chủ yếu dựa vào ngành đã có thế mạnh, dẫn tới một số ngành xã hội không quan tâm, quy mô nhỏ, sinh viên đầu vào chất lượng chưa tương xứng với mục tiêu của chương trình.

Bộ trưởng cho rằng một số bất cập nữa của một số cơ sở đào tạo khi tham gia các Chương trình tiên tiến là sau khi sinh viên ra trường không theo dõi, sát sao, thu nhận phản hồi của nhà tuyển dụng từ đó có những đánh giá chất lượng hiệu quả đầu ra chính xác để có những điều chỉnh lại với chương trình giảng dạy cho sát thực tế và hiệu quả hơn; độ gắn kết của chương trình với nghiên cứu khoa học và với doanh nghiệp chưa cao; một số trường có tâm lý “buông”, hết tiền tài trợ là hết Chương trình tiên tiến.

Trường chủ động chọn ngành tham gia Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết Chính phủ đã giao cho Bộ GDĐT thực hiện “Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế và chủ trương sắp tới về phát triển giáo dục đại học nói chung là tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhưng chọn trọng tâm, trọng điểm ngành và trường. “Đầu tiên là chọn ngành theo hướng phải bám sát vào thị trường lao động; gắn đào tạo với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu”, Bộ trưởng nói.

Theo người đứng đầu ngành Giáo dục, Bộ sẽ chỉ hỗ trợ về chủ trương, chính sách để trình Chính phủ, còn thực hiện là nhiệm vụ của các trường và theo hướng cạnh tranh: “Các trường tự chọn chương trình tham gia và đề xuất lên Bộ, Bộ sẽ căn cứ vào các báo cáo đánh giá để lựa chọn, không phân biệt công tư. Các chương trình này phải thỏa mãn 2 tiêu chí : đáp ứng đúng nhu cầu của nền kinh tế, là CT trường có thế mạnh đào tạo ».

Bộ trưởng cho biết mỗi trường Đại học chỉ cần có một số chương trình xuất sắc, trọng điểm, bám sát thị trường, tập trung đầu tư vun cao để xây dựng và phát triển thương hiệu, không dàn hàng ngang. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo các trường cần thực hiện theo 2 bước.

Bước thứ nhất, các trường cần rà soát lại các CT đào tạo trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường nguồn nhân lực tầm nhìn 5-10 năm sau ; bám sát chủ trương của Chính phủ, chính sách của địa phương trên cơ sở đó, rà soát lại ngành nghề đào tạo của trường để phân làm 3 loại: loại 1 rất đúng rất trúng, loại 2 tỷ lệ trúng 50/50, loại 3 thấy không cần thiết, không phù hợp nên sớm bỏ đi. Số lượng cơ cấu ngành cần phù hợp với cơ cấu, nhu cầu của nền kinh tế-xã hội.

Trong số những ngành cần thiết đó, sẽ xác định những ngành nào cần chú trọng đầu tư. Bộ trưởng gợi ý các trường nên chọn các ngành đầu tư trọng điểm từ 35 chương trình đào tạo của Chương trình tiên tiến để chọn. Các ngành khác không nằm trong 35 ngành này mà vẫn đáp ứng yêu cầu về sự cần thiết được vẫn đưa vào. Cả các trường ĐH công lập và tư thục đều có thể tham gia chương trình này.

Bước thứ hai, các trường xác định mục tiêu phát triển nhà trường, năng lực đào tạo để chọn chương trình nào mà trường thấy là quan trọng nhất, tối đa 5 ngành tham gia Đề án, thực hiện được 2-3 CT thành công là rất tốt, không phát triển dàn hàng ngang. “Phải xác định rõ đó là việc của nhà trường ko phải việc của Bộ”, Bộ trưởng Nhạ khẳng định.

Bộ trưởng cho biết Bộ sẽ không trực tiếp làm Đề án này như Chương trình tiên tiến nhưng sẽ hỗ trợ định hướng. “Đề án sẽ thiết kế theo hướng mở có chính sách rõ ràng, hỗ trợ bằng tiền, cơ chế thậm chí hỗ trợ cả nhân lực. Chủ trương là sẽ hỗ trợ theo đầu người học chứ không hỗ trợ một cục theo mục tiêu như trước, và giữa các trường phải có sự cạnh tranh”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

chọn
Cao tốc CT 08 qua Nam Định - Thái Bình cần giải phóng 509 ha đất, xây 9 cầu và 5 nút giao, hoàn thành vào năm 2027
Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua hai tỉnh Nam Định và Thái Bình có chiều dài hơn 61 km, đi qua 4 huyện của Nam Định, hai huyện của Thái Bình. Tuyến cao tốc này dự kiến được hoàn thành vào năm 2027.