Truy tố 10 nguyên lãnh đạo, cán bộ Navibank

Ngày 11/12, VKSND Tối cao cho biết, vừa hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang VKSND để xét xử đối với 10 bị can nguyên là cán bộ, lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Navibank) về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
truy to 10 can bo nguyen lanh dao navibank
Huỳnh Thị Huyền Như trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ảnh: Internet

Các bị can nguyên cán bộ, lãnh đạo Navibank bị truy tố gồm: Lê Quang Trí (nguyên tổng giám đốc) và Cao Kim Sơn Cương, Nguyễn Giang Nam, Nguyễn Hùng Sơn (đều là nguyên phó giám đốc). 6 bị can còn lại nguyên là trưởng các phòng ban của Navibank.

Đây là vụ án được cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an tách ra từ vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Kiểm soát viên, Quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh TP HCM) cùng đồng bọn thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giai đoạn 2.

Theo cáo trạng, từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, Như lấy danh nghĩa đi huy động tiền gửi cho VietinBank đã trực tiếp thỏa thuận với người đại diện của một số công ty để gửi tiền vào VietinBank, hưởng lãi suất cao vượt trần trái quy định của Nhà nước.

Biết được ngân hàng Navibank có chủ trương gửi tiền nhàn rỗi huy động được từ các tổ chức tín dụng để lấy lãi suất cao, tháng 10/2010, Huỳnh Thị Huyền Như thông quan Võ Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè) đã thỏa thuận với đại diện Navibank là Đoàn Đăng Luật (Trưởng phòng nguồn vốn Navibank -Phòng kinh doanh tiền tệ) về việc Navibank gửi tiền vào Vietinbank Nhà Bè với lãi suất cao.

Theo thỏa thuận, ngoài trả lãi suất theo quy định trong hợp đồng là 14%/năm, Như còn trả thêm phí cho người môi giới, tiền chênh lệch ngoài hợp đồng. Số tiền lãi suất ngoài hợp đồng từ 2,5% đến 8,5%/năm sẽ được Như trả trước cho Navibank.

Sau khi các đơn vị, cá nhân chuyển tiền vào tài khoản tại VietinBank, Như đã lập các chứng từ, chữ ký giả của các chủ tài khoản, sử dụng quyền hạn là kiểm soát viên, trưởng phòng giao dịch để chuyển tiền sang tài khoản của mình.

Từ tháng 11/2010 đến tháng 7/2011, Navibank cho 47 lượt cá nhân đứng tên vay hơn 1.500 tỷ đồng để gửi vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP HCM. Tổng số tiền lãi Navibank thu được là 75 tỷ đồng, trong đó có hơn 24 tỷ đồng là lãi chênh lệch ngoài hợp đồng. Đến ngày 7/8/2011, Navibank nhận được hơn 1.300 tỷ đồng tiền gốc, số tiền 200 tỷ đồng còn lại đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt.

10 cán bộ nguyên là lãnh đạo, nhân viên Navibanh được cho là có nhiều sai phạm, giúp sức cho Huyền Như chiếm đoạt số tiền lớn của đơn vị mình. Hành vi của 10 cán bộ thuộc Navibank đã cấu thành tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Đối với Huỳnh Thị Huyền Như bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, hiện đã được tách ra để xử lý trong một vụ án khác.

truy to 10 can bo nguyen lanh dao navibank Cựu giám đốc Agribank Bến Thành bị đề nghị án tử hình

Cho rằng hành vi phạm tội của cựu giám đốc Agribank Bến Thành đã gây thiệt hại lớn, xâm phạm đến tài sản, làm giảm ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.