TS Trần Đình Bá đề xuất cách đơn giản khỏi phải mua 'máy đuổi chim' gần nghìn tỉ đồng

Trước đề xuất mua 'máy đuổi chim' gần nghìn tỉ đồng của Cục Hàng không, TS Trần Đình Bá cho rằng có cách đơn giản hơn để xử lý.
ts tran dinh ba de xuat cach don gian khoi phai mua may duoi chim gan nghin ti dong
TS Trần Đình Bá cho rằng Cục Hàng không VN đang "chữa cháy" khi tái đề xuất dự án "máy đuổi chim" nghìn tỉ. Ảnh minh họa: Cục HKVN

Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam đã tái đề xuất Bộ GTVT phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường băng tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất với mức đầu tư gần 1.000 tỉ đồng.

Được biết, đề xuất trên từng được đưa ra 2 lần vào năm 2016. Tuy nhiên, Bộ GTVT chưa chấp thuận. Ngoài ra, mức đầu tư mà Cục Hàng không đưa ra thấp hơn so với con số mà Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất trước đó (1.162 tỷ đồng).

Liên quan đến đề xuất trên, chúng tôi đã có trao đổi với Tiến sỹ Trần Đình Bá, chuyên gia GTVT để làm rõ.

PV: Là chuyên gia nghiên cứu công trình sân bay và an toàn hàng không, ông có nhận xét gì về đề xuất dự án Hệ thống phát hiện vật thể lạ ở sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất?

TS Trần Đình Bá: Việc máy bay va chạm với chim bay trên bầu trời là lẽ đương nhiên vì cùng là “vật thể bay”. Hàng không thế giới cũng đã từng xảy thảm họa ra khi máy bay va chạm với chim ở trên không khi đang ở tốc độ cao; gây tai nạn và hỏng hóc phi cơ khi chim bị hút vào động cơ phản lực.

Ở Việt Nam, sau 1975, khi kinh tế còn khó khăn, sân bay Tân Sơn Nhất được tận dụng đất để trồng cây bo bo thu hút nhiều chim vào ăn hạt.

Từng có một máy bay phản lực hạ cánh đã hút cả đàn chim vào buồng động cơ gây hỏng máy. Ngành hàng không nước ta lúc đó được bài học đắt giá và sau đó không còn cây bo bo trên sân bay nữa.

Máy bay bay trên cao và đụng phải chim là chuyện thường. Tuy nhiên, ở trên cao phi công còn xử lý được; nhẹ là vỡ kính máy bay. Vì vậy khi thiết kế vỏ máy bay đều có tính toán.

Thế giới rất lo ngại về tình trạng chim đậu xung quanh sân bay dẫn đến khi máy bay hạ cánh có thể gây hỏng hóc động cơ hoặc có thể tai nạn. Các sân bay lớn như ở Paris họ làm sạch sân bay, có đường tuần tra xung quanh sân bay, bắn súng, phát loa gây tiếng động, tiếng thú để xua đuổi chim.

Còn ở Việt Nam, tôi cho rằng rất có thể gần Tân Sơn Nhất có hồ nước, cây xanh bóng mát, cỏ xanh thu hút chim về làm tổ cạnh sân bay nên khó tránh nguy cơ.

Bài học phải bồi thường cho một hãng hàng không nước ngoài sau 1975 tại sân bay Tân Sơn Nhất còn nguyên giá trị có lẽ chưa đủ để cảnh tỉnh Cục Hàng không VN.

Cục Hàng không VN là cơ quan nhận trách nhiệm trước Chính phủ, Bộ GTVT về quản lý nhà nước, về an toàn bay nên họ đang lo nguy cơ về chim.

Thêm nữa, nói là lo cho Nội Bài, Tân Sơn Nhất, vậy thì những sân bay quốc tế khác như Vinh, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng, Liên Khương, Buôn Mê Thuột, Cam Ranh, Cần Thơ... thì ai làm, ai không!?

PV: ACV và Cục Hàng không VN từng đề xuất với bộ GTVT phê duyệt chủ trương đầu tư mua máy đuổi chim. Trong lần tái đề xuất này, Cục Hàng không lại nói là đầu tư dự án Hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường băng. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

TS Trần Đình Bá: Không có việc phát hiện vật thể lạ nào hết. Trên không gian hiện nay không có vật thể lạ nào ngoài tên lửa không đối đất, tên lửa không đối không, máy bay nhẹ, khinh khí cầu, bóng bay hay UFO. Các thứ này đã có rada phòng không - không quân lo hết rồi, cớ gì ACV và Cục Hàng không VN cầm đèn chạy trước ô tô đến thế.

Tôi xin phát biểu nghiêm túc trước báo giới và độc giả rằng câu chuyện "máy đuổi chim ngàn tỉ" - "chuyện cứ như đùa"! Đây là cách “quan trọng hóa vấn đề” để cho Bộ GTVT quan tâm, tạo sức ép lên bộ GTVT phải làm theo đề xuất của mình. Nếu không làm, có chuyện gì xảy ra thì Cục Hàng không VN vô can vì họ nói là "chúng tôi đã đề xuất nhưng Bộ không nghe, không chịu phê duyệt".

Được biết, theo đề xuất của Cục Hàng không, tổng mức đầu tư hệ thống dự kiến tại Nội Bài hơn 486 tỉ đồng và Tân Sơn Nhất gần 510 tỉ đồng.

Tuy nhiên, theo thông tin báo Thanh Niên đưa ra thì một đơn vị của ACV từng sang Israel khảo sát, tìm hiểu về công nghệ phát hiện vật thể lạ (FODetect) của nước này. Giá trị đầu tư mỗi hệ thống FODetect/đường băng theo báo giá của Hãng Xsight (Israel) - hãng cung cấp hệ thống cho nhiều sân bay lớn ở Tel Aviv (Israel), Bangkok (Thái Lan), Boston, Seattle (Mỹ) chỉ khoảng gần 5 triệu USD/đường băng tương ứng hơn 110 tỉ đồng VN.

Nếu tính bình quân một hệ thống FODetect khoảng 5 triệu USD, tổng mức đầu tư cho 2 sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất với 4 đường băng, giá trị đầu tư rơi vào 20 triệu USD/4 hệ thống, giá trị cũng chỉ khoảng 430 tỉ đồng. Con số này chưa bằng 1/2 so với con số mà Cục Hàng không đưa ra.

Việc mua sắm thiết bị đuổi chim thì cứ nói thẳng là đuổi chim, còn dùng ngôn từ “phát hiện vật thể lạ” là không nên.

Giải pháp tích cực để đuổi chim là phải triệt hạ cây xanh và hồ nước, suối, vùng trồng cỏ, hoa màu, lương thực, bãi cỏ xanh ở khu vực gần sát sân bay. Đây là nguyên nhân chính thu hút chim về làm tổ và sinh sống .

Ở các nước khác việc mua sắm thiết bị an toàn bay là do doanh nghiệp sân bay phải đảm nhận nên việc tìm thiết bị, đối tác để mua rất được cân nhắc, tiết kiệm. Còn ACV đề xuất, Cục Hàng không VN đề nghị là Chính phủ phải chi từ ngân sách.

Vì thế càng không thể lấy cớ “đuổi chim” để tăng phí sân bay, để nâng giá vé gây khó khăn cho hành khách! Tôi nói nghiêm túc! Trách nhiệm quản lý Nhà nước đang thuộc vể Cục Hàng không VN và doanh nghiệp Nhà nước là ACV.

Xin cám ơn ông!

FODetect của hãng Xsight (Israel) là hệ thống phát hiện vật thể lạ tự động và toàn diện, sử dụng công nghệ cảm biến radar quang học để đưa ra cảnh báo về các mối nguy hiểm tại đường băng.

Theo quy trình hoạt động, công nghệ radar và xử lý hình ảnh công nghệ cao của hệ thống sẽ quét và phát hiện vật thể lạ, sau đó đưa ra cảnh báo về bộ phận vận hành. Khả năng xác định và kiểm tra vật thể lạ của hệ thống giúp người vận hành xác định được loại vật thể như mảnh vỡ hay các loài động vật, cũng như vị trí và kích thước của chúng, từ đó giảm các báo động giả.

Trong trường hợp vật thể lạ được xác định là mối nguy hiểm, đội vận hành có thể sử dụng vị trí GPS để xác định vật thể và đánh dấu bằng laser.

Với công nghệ này, các sân bay có thể hạn chế thời gian đóng cửa đường băng vì máy bay gặp sự cố. Sân bay Bangkok (Thái Lan), sân bay quốc tế Seattle–Tacoma (Mỹ) và phi trường Tel Aviv (Israel) là những sân bay đang sử dụng hệ thống FODetect. Theo Xsight, công nghệ này có giá khoảng 1,7 triệu USD và chi phí lắp đặt cho mỗi đường băng khoảng 5 triệu USD.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.