chiếc máy bay gặp sự cố tại sân bay Buôn Mê Thuột. (Ảnh: Tây Nguyên/Tri thức trực tuyến). |
Liên quan đến vụ chuyến bay Vietjet gặp sự cố ở sân bay Buôn Ma Thuột, theo tờ Tiền phong, đến 10h ngày 30/11, lực lượng chức năng đã tìm thấy 1 chiếc lốp.
Cụ thể, theo nguồn tin trên, chiếc lốp bị văng ra được tìm thấy trong một đám cỏ. Lực lượng chức năng vẫn đang tìm kiếm chiếc lốp còn lại.
Đáng chú ý là nguồn tin của Tiền phong cho biết, khi tiếp đất, máy bay Vietjet vẫn đủ lốp.
Tuy nhiên, đến khi chạy đà, cặp lốp trước bị bung ra khiến đầu máy bay gục xuống.
Tại hiện trường, càng trước của máy bay đã tiếp xúc với đường băng và tạo nên các rãnh sâu với chiều dài tổng cộng khoảng trăm mét.
Được biết, hiện máy bay Vietjet gặp sự cố đã được kéo ra khỏi đường băng. Các vị trí đường băng hư hỏng cũng đã được vá lại và dự kiến tới trưa nay, sân bay Buôn Ma Thuột mở cửa trở lại.
Theo đại diện Cục Hàng không Việt Nam, hiện chưa chốt được thời gian sân bay trên ngừng phong tỏa. Các bên liên quan vấn đang khắc phục sự cố.
Trả lời tờ Thanh niên, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết phía Airbus cũng sẽ phối hợp điều tra nguyên nhân.
Hành khách hoảng loạn sau sự cố. (Ảnh: Tri thức trực tuyến). |
Trong một diễn biến khác liên quan, trao đổi với Tri thức trực tuyến, một hành khách trên chuyến bay Vietjet gặp sự cố cho hay chuyến bay khởi hành lúc 19h35 ngày 29/11 nhưng hoãn tới 2 lần (hơn 22h cùng ngày hành khách mới lên máy bay).
Theo hành hành trên, khi máy bay gặp sự cố, hàng trăm hành khách đã hoản loạn la hét.
Sau khi tiếp viên thông báo bỏ hành lý, mọi người chen chúc đến của thoát hiểm để ra ngoài.
"Máy bay tiếp đất trong tình trạng mất cân bằng", một hành khách nói với Tri thức trực tuyến.
Cũng trao đổi với Tri thức trực tuyến, bác sĩ của bệnh viện đa khoa Thiên Hạnh (Buôn Ma Thuột) cho biết khoảng 23h40, đơn vị này tiếp nhận 6 bệnh nhân.
Bác sĩ này cũng cho hay, các bệnh nhân tỉnh táo khi nhập viện nhưng "rối loạn tâm lý, hoảng hốt".
Hiện cơ quan chức năng vẫn đang xử lý vụ máy bay Vietjet gặp sự cố.
"Sinh sau đẻ muộn", Airbus nhanh chóng thành "đối thủ" của BoeingMặc dù "sinh sau đẻ muộn", như Airbus đã nhanh chóng thành "đối thủ" với Boeing trong "cuộc chiến trên bầu trời". Cụ thể, Boeing thanh lập năm 1916. Đây là biểu tượng về hàng không vũ trụ và quốc phòng của Mỹ. Trong khi đó, Airbus ra đời sau thỏa thuận được ký vào tháng 7/1967 giữa chính phủ Pháp, Đức và Anh. Thỏa thuận này nhằm đẩy nhanh sự hợp tác của 3 nước trong lĩnh vực hàng không. Tại thời điểm này, các tập đoàn của Mỹ trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay như là Boeing, McDonnell Douglas, và Lockheed đang phát triển mạnh mẽ, có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Một nhà phân tích trong ngành hàng không thuộc tập đoàn tư vấn Teal Group trả lời tờ Business Insider rằng việc quyết định thỏa thuận, thành lập Airbus là hết sức cần thiết để đủ sức đối chọi với các "ông lớn" nêu trên của Mỹ. Năm 1969, chính phủ Pháp và Đức đã đồng ý sản xuất và bán loại máy bay A300B. Sự phát triển của Airbus và việc đưa máy bay A300 thành loại thương mại gặp nhiều thách thức về vấn đề động cơ. Năm 1970, Airbus đã bán lô máy bay A300 đầu tiên. Sau đó, Airbus đã đưa A300B đi bán khắp thế giới. Năm 1978, Airbus đã phát hành mẫu máy bay thứ 2 là A310 và sau đó là các mẫu như A320. Chiếc A340 của hãng này cũng thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1991. Được biết, A321 là thành viên lớn nhất trong gia đình máy bay A320 (gồm máy bay A318, A319, A320 và A321). Máy bay này được thiết kế 220 chỗ ngồi, giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải và tiếng ồn tới mức thấp nhất. |
Vụ chuyến bay Vietjet gặp sự cố khi hạ cánh: Chưa tìm thấy 2 lốp trước, sân bay Buôn Ma Thuột ngưng hoạt động
Sau khi chuyến bay Vietjet gặp sự cố khi hạ cánh, sân bay Buôn Ma Thuột đã tạm thời dừng khai thác. Hai lốp trước ... |
Vụ chuyến bay Vietjet gặp sự cố khi hạ cánh: Máy bay mới tiếp nhận 2 tuần trước
Liên quan đến vụ máy bay Vietjet gặp sự cố 2 bánh, hãng này cho biết chuyến bay được khai thác bằng máy bay VN-A653 ... |