Lần đầu tiên Sài Gòn có Phố hàng rong hợp pháp | |
Chủ tịch quận 1 'tiết lộ' đối tượng lấn chiếm vỉa hè |
Một số người thường sử dụng cao lương mỹ vị đôi khi họ vẫn thèm một trái bắp nướng hoặc một cuốn bò bía... Ảnh Dương Vũ |
PV: Thưa ông, hiện một số quận nội thành đang tiến hành để án mở khu kinh doanh cho người bán hàng rong, dưới lăng kính Kinh tế ông có những nhận định gì?
TS Trần Du Lịch: Tôi cho rằng với một số người thường sử dụng cao lương mỹ vị đôi khi họ vẫn thèm một trái bắp nướng hoặc một cuốn bò bía... Riêng với những người thuộc tầng lớp bình dân, sinh viên, lao động… hàng rong thực sự gắn liền với nhu cầu ẩm thực của họ.
Ngay cả những nước phát triển trên thế giới hàng rong vẫn tồn tại. Người ta vẫn gặp những chiếc xe bán hot dog, tacos, burrito… nên hàng rong được xem là một nhu cầu xã hội.
Việc quy hoạch các khu tập trung cho người bán hàng rong kinh doanh phải gắn liền với việc lập lại trật tự vỉa hè. Và việc đưa người bán hàng rong vào khu vực tập trung là cách “xây dựng”. Ta đang chống, cấm các hoạt động lấn chiếm vỉa hè nên phải xây những không gian phù hợp cho từng đối tượng người dân thì việc lập lại trật tự vỉa hè mới hiệu quả.
Vậy việc tập trung người bán hàng rong sẽ đem lại những thuận lợi gì trong việc lập lại trật tự vỉa hè thưa ông?
Lâu nay chúng ta để vỉa hè lộn xộn, mất trật tự, thiếu quản lý dẫn đến việc lạm dụng, lấn chiếm. Vì vậy, việc tập trung người bán hàng rong là điều cần thiết và không chỉ tổ chức ở ngoại thành mà ngay cả nội thành cũng cần quy hoạch để có những điểm bán hàng rong phục vụ nhu cầu người dân.
Tôi nghĩ, do TP HCM thiếu không gian công cộng nên những gì cần thiết người ta đều đẩy lên vỉa hè. Trong khi đó, chức năng chính của vỉa hè là để đi bộ. Do đó tôi ủng hộ việc tập trung người bán hàng rong lại thành một khu kinh doanh.
Muốn lập lại trật tự vỉa hè, chúng ta phải xây dựng cơ sở hạ tầng tốt trước khi thực hiện các “chiến dịch” đòi lại vỉa hè cho người đi bộ. Có những lề đường trên 3m, ta phải quy hoạch nó để một phần sử dụng cho việc đi bộ, một phần sủ dụng vào mục đích khác.
Hiện nay, các quận ngoại thành còn khá nhiều đất trống nên cần qui hoạch trước để có không gian công cộng cho mọi thành phần và không vấp phải những khó khăn mà các quận nội thành đang gặp phải về quy hoạch, trật tự vỉa hè.
Bangkok được biết đến là thiên đường ẩm thực vỉa hè và khó có thành phố nào vượt qua được thủ đô của Thái Lan. |
Thực tế người bán hàng rong không có nhiều vốn nên khi về các khu tập trung, chính quyền địa phương cần hỗ trợ về các loại phí vậy có thể xem họ là một đối tượng kinh doanh để thu thuế tăng ngân sách địa phương? Hay đây là một cách để giúp những người nghèo có công ăn việc làm?
Phải xác định rằng, hàng rong không chỉ là văn hóa mà còn là nhu cầu xã hội nên đừng nghĩ việc mở các điểm kinh doanh tập trung người bán hàng rong lại là giúp cho người nghèo có công ăn việc làm. Điều đó chỉ đúng ở một khía cạnh nhỏ vì cần nhìn đúng vấn đề của nó - “hàng rong là nhu cầu xã hội”.
Không nên xem việc tổ chức các điểm kinh doanh bán hàng rong là nguồn thu ngân sách mà cần có những chính sách, gói hỗ trợ để nhóm người này kinh doanh tốt và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tôi nghĩ, khi đưa hàng rong tập trung lại, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nên đặt lên hàng đầu. Còn thu phí là tạo sự công bằng, họ vẫn phải trả một phí nhất định để tạo sự công bằng xã hội và để qui định phân khu tránh sự tranh giành, mất trật tự. Và các loại phí sẽ do chính quyền địa quyết định.
Tròn một năm người bán hàng rong được tập kết
Đã tròn một năm người bán háng rong được tập kết tại chợ Phạm Văn Hai. Cũng từ đó, cảnh chen lấn, lấn chiếm, nhếch ... |
Vậy bài toán kinh tế vỉa hè cần được chính quyền địa phương giải quyết như thế nào thưa ông?
Chính quyền cần hiểu rõ việc tái bố trí cho những người kinh doanh nhỏ, siêu nhỏ buôn gánh, bán bưng đang đóng góp cho xã hội, đáp ứng nhu cầu chính đáng của một bộ phận dân cư, không chỉ vì họ nghèo khó, kiếm sống trên vỉa hè nên cần được giúp đỡ.
Chẳng hạn, một số người dân có nhu cầu và chỉ mua được trái bắp nước vài nghìn đồng chứ không thể vào địa điểm kinh doanh như nhà hàng, quán ăn mua với giá vài chục nghìn đồng. Và người bán hàng rong trên vỉa hè đang đáp ứng được một số nhu cầu của những người mua ở mức giá đó.
Bởi vậy, giải quyết buôn bán rong trên vỉa hè phải từ chính sách. Nhưng phải chắc chắn rằng vỉa hè không phải là để kinh doanh. Hay nói cách khác, chúng ta không tuyệt đối hóa và vỉa hè không thể không có bóng người nào nên vẫn tổ chức ở những nơi có vỉa hè rộng cho người dân buôn bán.
Chúng ta chống và không nhân nhượng với những nhà mặt phố lấn chiếm vỉa hè, biến vỉa hè làm nơi buôn bán, ăn nhậu... Loại bảo kê thu phí phải triệt không khoan nhượng. Thành phố nếu tạo được nhiều khoảng trống để thực hiện buôn bán rong như mô hình TP HCM đang đưa ra thì sẽ là một mô hình phát triển hướng đến dân sinh. Nhưng tất cả phải công khai, minh bạch và không có lợi ích nhóm ở đây.
Xin cảm ơn ông!
Ông Trần Thế Thuận (Chủ tịch UBND Quận 1) cho biết, UBND quận 1 sẽ thí điểm phố hàng rong trên vỉa hè tuyến đường Nguyễn Văn Chiêm, Chu Mạnh Trinh và Công viên Bách Tùng Diệp (giai đoạn 1) dành cho các hộ dân trên địa bàn quận có hoàn cảnh khó khăn đang kinh doanh trên vỉa hè. Giai đoạn 2 là triển khai ra các khu vực khác ở các phường trong quận. Dự kiến có 20 hộ được tham gia buôn bán hàng rong trên tuyến phố Nguyễn Văn Chiêm có chiều dài 40m, chiều rộng 5m vào 2 khung giờ là sáng từ 6 đến 9 giờ và trưa từ 11 đến 13 giờ. Phần vỉa hè cho người đi bộ sẽ còn khoảng 2m. Tại Công viên Bách Tùng Diệp (mặt tiền đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lý Tự Trọng) với quy mô 15 hộ kinh doanh từ 6 giờ đến 9 giờ sáng. Các hộ kinh doanh hàng rong chủ yếu là ẩm thực. Quận 1 khuyến khích đồ ăn được sơ chế tại nhà. “Quận 1 sẽ không thu tiền và miễn thuế đối với các hộ kinh doanh tại 2 khu vực này. Đồng thời tổ chức tập huấn an toàn thực phẩm, kỹ năng buôn bán và hướng dẫn phân loại rác cho các hộ dân kinh doanh tại đây”, ông Thuận cho biết thêm. |
Theo thống kê sơ bộ, Q.10 có gần 300 hộ kinh doanh hàng rong lấn chiếm vỉa hè, trong đó số hộ ở địa phương khoảng 100 hộ, còn lại từ nơi khác tới. Hiện UBND Q.10 đang giao Phòng Quản lý đô thị và Phòng Kinh tế có phương án cụ thể về sơ đồ quầy sạp, giờ giấc bán hàng, mặt hàng, bãi giữ xe, vệ sinh công cộng… để ngày 15.4 trình UBND TP. Về kế hoạch tổ chức kinh doanh hàng rong trên vỉa hè, quận 10 dự kiến tổ chức trên đường Lý Thường Kiệt và Tô Hiến Thành, do lợi thế của hai tuyến đường này là có vỉa hè rộng gần 10 m, lại nằm kế Đại học Bách Khoa nên việc tổ chức không ảnh hưởng đến người dân. |