TS.BS Nhi khoa chia sẻ cách phòng bệnh viêm họng cấp, bệnh không thể coi thường

Bệnh viêm họng tưởng chừng đơn giản và dễ khỏi nhưng đây cũng là bệnh xảy ra nhiều tình trạng biến chứng thất thường.
tsbs khoa nhi chia se cach phong benh viem hong cap benh khong the coi thuong Đẩy lùi cơn ho bằng những ‘thực phẩm vàng’
tsbs khoa nhi chia se cach phong benh viem hong cap benh khong the coi thuong Cách phòng tránh những bệnh dễ mắc phải trong mùa lạnh

Họng là “ngã tư giao thông” giữa đường ăn và đường thở, là cửa ngõ của không khí, thức ăn và nước uống. Họng có các tổ chức lympho tạo thành một vòng bao quanh gọi là vòng Waldeyer, nơi sinh a các kháng thể để bảo vệ cơ thể, giống như cấu trúc của hạch bạch huyết, gọi là Amidan.

Trong thời tiết ngày nắng nóng, đêm lạnh kèm không khí ẩm thấp khiến trẻ dễ bị viêm họng cấp tính với các biểu hiện thường thấy như sốt, đau họng… Các bố mẹ có thể tham khảo thêm những chỉ dẫn của TS.BS, Giảng viên Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược Huế - Nguyễn Hữu Châu Đức để hiểu hơn về bệnh viêm họng và cách giúp con bảo vệ đường hô hấp tốt hơn trong mùa đông.

tsbs khoa nhi chia se cach phong benh viem hong cap benh khong the coi thuong
TS.BS, Giảng viên Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược Huế - Nguyễn Hữu Châu Đức.

- Chào TS.BS.Nguyễn Hữu Châu Đức, bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân chính gây viêm họng cấp là gì?

Viêm họng cấp tính là bệnh phổ biến, do virus gây nên như virus cúm, sởi… hoặc vi khuẩn như phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng. Một số nguyên nhân khác cũng có thể làm cho trẻ em viêm họng như do khói thuốc lá, do bụi bẩn, do môi trường sống của bé không trong sạch, do bị dị ứng mạn tính, hay do nhiệt độ phòng ngủ của bé không thích hợp…

Trong các loại vi khuẩn thì liên cầu trùng bê-ta tan máu nhóm A, gây viêm họng có thể dẫn đến biến chứng thấp tim, thấp khớp, viêm thận.

- Viêm họng cấp có những triệu chứng gì thưa bác sĩ?

Bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày với các triệu chứng như mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, sốt (thường khởi phát đột ngột, sốt cao 38.5 độ - 40 độ C), nuốt đau, rát họng, khàn tiếng, ho khan, chảy nước mũi nhầy, viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng đau…

Với các bé còn bú mẹ, thường kèm theo bú ít hoặc bỏ bú, há miệng khi ngủ, bứt rứt khó chịu và quấy khóc. Trẻ lớn hơn đau vùng họng, chán ăn dễ làm cha mẹ trẻ nhầm tưởng với các dấu hiệu khó chịu khi bé mọc răng.

tsbs khoa nhi chia se cach phong benh viem hong cap benh khong the coi thuong
Viêm họng cấp khiến bé khó chịu, quấy khóc.

- Cách điều trị viêm họng cấp như thế nào thưa bác sĩ?

Cần dùng thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao.

Chống đau họng bằng cách súc họng hàng ngày bằng nước muối loãng.

Dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, sau khi uống thuốc theo toa vẫn chưa đỡ, sau 24 – 48 tiếng bệnh không thuyên giảm cần nhập viện để theo dõi và điều trị.

- Viêm họng cấp nhanh khỏi nhưng có những biến chứng cần chú ý như thế nào?

Nếu bệnh kéo dài hơn 10 ngày và không được điều trị hợp lý dễ gây nên các biến chứng, nhất là vào tuần thứ hai, thứ 3 như thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp, viêm tấy quanh Amidan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm hạch mủ, nhiễm trùng huyết.

- Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên về cách phòng bệnh cho bé để giảm tối đa nguy cơ bị viêm họng cấp?

Ba mẹ cần chú ý bảo vệ sức khỏe của con hàng ngày với các thói quen sinh hoạt như:

Vệ sinh họng, răng, miệng hàng ngày như đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng.

Khi mắc bệnh răng, miệng, xoang, mũi… cần được điều trị dứt điểm tránh để mầm bệnh tồn tại và lây lan vào gây viêm họng.

Khi viêm họng có chỉ định điều trị, cần thực hiện nghiêm túc, uống thuốc theo toa, đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc khác sinh để điều trị.

Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói, bụi.

Uống nhiều nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội.

tsbs khoa nhi chia se cach phong benh viem hong cap benh khong the coi thuong
Cần có những biện pháp phòng tránh để con được khỏe mạnh.

Tránh cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng hay có thói quen ngậm kẹo, hay ăn kem.

Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Phòng ngủ cần thoáng mát, nếu có điều hòa nhiệt độ cần giữ ở mức nhiệt mát mẻ, dễ chịu, nhiệt độ lý tưởng cho trẻ là khoảng 26 – 28 độ C, nếu sử dụng quạt, nên cho trẻ nằm quạt tốc độ lớn trong thời gian ngắn giúp trẻ dễ ngủ, sau đó giảm dần cường độ, quạt phải luôn được quay để thay đổi hướng gió.

Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ còn bú mẹ, cần thực hiện tốt chế độ nuôi dưỡng tốt, dinh dưỡng cân bằng đủ dưỡng chất.

Tiêm phòng vaccin đầy đủ.

- Cảm ơn TS.BS. Nguyễn Hữu Châu Đức rất nhiều đã dành thời gian tư vấn, đưa ra lời khuyên hữu ích.

tsbs khoa nhi chia se cach phong benh viem hong cap benh khong the coi thuong Trẻ bị viêm họng có thể bệnh nặng đột ngột nếu ăn kem hay uống nước đá

Các mẹ khi cho con ăn kem, uống nước lạnh thường băn khoăn với câu hỏi, việc đó có gây ảnh hưởng đến sức khỏe ...

tsbs khoa nhi chia se cach phong benh viem hong cap benh khong the coi thuong Ngâm chanh đào để 'đối phó' với thời tiết giao mùa

Thời tiết giao mùa khiến nhiều người mắc bệnh về đường hồ hấp, điển hình là những cơn ho hay viêm họng. Đây cũng là ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.