Từ Attapeu: 'Chúng tôi bỏ cơm để chạy cơn đại hồng thủy'

Đang ăn tối, hàng nghìn dân làng ở Attapeu (Lào) hốt hoảng trèo lên mái nhà, đu bám thân cây hoặc chèo thuyền đến đồi cao sống sót giữa "đại hồng thủy".
'Mẹ tôi bám cây lồ ô sống sót, nhưng giờ vẫn chưa tìm thấy cha' "Đập thủy điện vỡ, lũ ầm ầm đổ về cuốn trôi cha mẹ tôi. Mẹ tôi bám cây lồ ô nên sống sót nhưng giờ vẫn chưa tìm thấy cha", một người dân ở vùng rốn rũ Attapeu (Lào) kể với Zing.vn.

Bốn ngày sau vụ vỡ đập phụ thuộc thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy ở tỉnh Attapeu (Lào), nhiều bản làng của huyện Sanamxay vẫn ngập trong bùn nhão đất đỏ.

Dù lũ đang rút, hàng nghìn người dân vẫn tá túc ở các trường học hoặc dựng lều bạt sống tạm ven đường.

Đêm chạy lũ kinh hoàng

Tại những khu trại sơ tán trên khắp tỉnh Attapeu, nhiều người sống sót vẫn còn bàng hoàng khi kể lại trận "đại hồng thủy" kinh hoàng từ trên núi cao ầm ầm đổ về nhấn chìm bản làng giữa đêm tối.

Vợ chồng ông Sổm Chăm, Trưởng bản Thà Hỉn, vẫn chưa thể tin vợ chồng mình sống sót.

tu attapeu chung toi bo com de chay con dai hong thuy

Ông Sổm Chăm, Trưởng bản Thà Hỉn (huyện huyện Sanamxay), kể lại vụ chạy trốn trận "đại hồng thủy" do sự cố vỡ đập thủy điện. (Ảnh: M.Hoàng)

Đó là 20h đêm 23/7. Ông Sổm Chăm cùng cả nhà đang ăn tối thì nghe nhiều tiếng nổ lớn như bom dội.

Trong tích tắc, nước lũ từ trên núi ầm ầm đổ về, nước dâng nhanh cuốn phăng vật dụng sinh hoạt và vật nuôi.

"Tôi chỉ kịp kéo chiếc thuyền gỗ để mẹ và các con gấp rút rời làng chạy lũ. Còn hai vợ chồng mình trèo lên mái nhà chống chọi với lũ dữ, mưa lớn xối xả suốt một ngày đêm.

Khi lực lượng cứu hộ đến nơi thì vợ tôi đã kiệt sức", trưởng bản Thà Hỉn thuật lại. Nhưng nước xiết cũng đã cuốn mất bà ngoại, hai mẹ con em gái và cậu ruột của ông, đến giờ vẫn chưa có tin tức về họ.

Trong khi đó, nhiều người dân ở huyện Sanamxay cho rằng họ không được cảnh báo trước về thảm họa.

Giữa đêm tối, "bom nước" ồ ạt từ trên núi ập về khiến cư dân trở tay không kịp.

Người nào may mắn thì chạy trốn lũ dữ bằng máy cày, thuyền độc mộc, số còn lại hốt hoảng trèo lên mái nhà, đu bám thân cây cao...

Lom khom cùng chồng căng lều bạt trên chiếc máy cày ở tạm ven đường, bà Me Cun (60 tuổi, ở bản Khộc Còng) kể lại dân làng đang ăn tối thì nghe loa phát thanh yêu cầu sơ tán tránh lũ.

tu attapeu chung toi bo com de chay con dai hong thuy

Dân bản Khộc Còng, huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu (Lào), chạy trốn trên núi sống sót trở về sau sự cố vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy . (Ảnh: Minh Hoàng)

"Hai vợ chồng chỉ kịp lấy ít quần áo, lương thực cùng một số dân làng vội vàng lái máy cày chạy trốn.

Sống ở đây hàng chục năm, lần đầu tiên trong đời tôi mới thấy trận lũ khủng khiếp như vậy", bà Cun nói.

Nhiều người mất tích sống sót trở về

Sau ba ngày trốn lũ dữ trên núi, chập choạng tối 26/7, hàng chục người dân ở bản Khộc Còng chèo thuyền trở về làng chỉ để nhìn thấy cảnh bùn nhão đất đã phủ kín nơi đây.

Ngồi trên thuyền gỗ, ai nấy đều ướt sũng và lấm lem bùn gần. Họ gần như kiệt sức sau ba ngày bị chống chọi với cái đói và lạnh trên núi.

Ông Sẳn Ti (ngụ bản Khộc Còng) cho hay bốn gia đình với khoảng 16 người bị kẹt trên núi nhiều ngày qua.

“Lũ về nhanh quá, dân làng chèo thuyền lên núi trú tránh. Nhiều ngày qua chúng tôi phải ôm nhau sưởi ấm cùng chịu cảnh đói, rét.

Lũ rút mọi người mới về nhà thì thấy thảm cảnh nhà cửa biến mất, bản làng ngập ngụa trong bùn nhão thấy đau lòng”, ông Ti kể lại.

Trong khi đó, ông Thong Lieng, người dân sống ở khu vực xảy ra sự cố vỡ đập, nói rằng lũ lớn đã cuốn trôi cha mẹ ông.

tu attapeu chung toi bo com de chay con dai hong thuy

Dân làng đau buồn bên thi thể người thân tử nạn do sự cố vỡ đập thủy điện ở Attapeu. (Ảnh: Minh Hoàng)

"Lực lượng cứu hộ từ trực thăng đã phát hiện và cứu sống mẹ tôi đang đu bám trên ngọn cây. Bà được đưa về khu lán trại tập trung. S

uốt bốn ngày qua, tôi và em trai tìm kiếm cha khắp nơi nhưng đến giờ thì chưa thấy", ông Thong Lieng nói.

Đội ngũ y tế đã được triển khai đến huyện Sanamxay túc trực để khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc cho người dân vùng lũ.

Nơi xảy ra vụ vỡ đập là tỉnh xa xôi ở phía đông nam Lào, vì vậy công tác cứu hộ gặp nhiều thách thức, họ không thể tiếp cận nhanh chóng những người bị mắc kẹt.

Ngoài ra, khả năng của Lào trong việc tiến hành chiến dịch giải cứu quy mô lớn cũng rất hạn chế.

Các diễn biến chính sự cố vỡ đập thủy điện Lào:

Sự cố xảy ra tại đập dâng D nằm trên sông Xe-Namnoy, thuộc Dự án thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy ở huyện Champasak, tỉnh Attapeu, phía đông nam Lào.

Đập dâng D sụp đổ khiến 6 bản của huyện Sanamxay (cũng tỉnh Attapeu) chìm trong biển nước.

Tính đến chiều 26/7, 27 người được cho là đã thiệt mạng và 131 người khác vẫn đang mất tích

Ông Nguyễn Bá Hùng, đại sứ Việt Nam tại Lào, cho biết có 15 hộ gia đình người Việt đang sinh sống tại khu vực ngập.

Thông tin ban đầu cho thấy họ đều an toàn. Đại sứ quán đã cử người đến hiện trường và tiến hành các biện pháp hỗ trợ cho địa phương gặp nạn.

Vì sao nhiều nước ưa chuộng thủy điện, bất chấp nguy cơ vỡ đập? Thủy điện đã đóng vai trò quan trọng từ thế kỷ 19 khi được dùng để tạo năng lượng phục vụ công nghiệp. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều quan ngại về các hệ quả mà thủy điện gây ra.
tu attapeu chung toi bo com de chay con dai hong thuy (Trực tiếp từ Lào): Cảnh tan hoang sau cơn 'đại hồng thủy'

Cơn “Đại hồng thủy” trôi qua gần 3 ngày, nhưng cảnh hoang tàn vẫn bao trùm lấy các bản thuộc huyện Sanamxay (Tỉnh Attapeu, Lào). ...

tu attapeu chung toi bo com de chay con dai hong thuy Vỡ đập thuỷ điện tại Attapeu: Nỗ lực tìm kiếm người mất tích trong điều kiện thời tiết mưa trở lại

Đến ngày 26/7, sau 3 ngày xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện Sapien, các nỗ lực tìm kiếm người mất tích vẫn đang ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.