Từ văn phòng chật chội, Tencent 'làm mưa, làm gió' ở Trung Quốc nhờ bàn tay này

Tencent từ một công ty do một nhóm nhỏ thành lập đã trở thành một thương hiệu cực mạnh ở Trung Quốc và đang vươn tầm ra thế giới.

Với trụ sở đặt tại Thâm Quyến (Quảng Đông, Trung Quốc) cách không xa Hong Kong (Trung Quốc), Tencent đã thực sự đi vào cuộc sống hàng ngày của người dân ở quốc gia có số dân khổng lồ này. Hơn 2/3 người dân Trung Quốc sử dụng 2 ứng dụng nhắn tin là WeChat và QQ từ nhắn tin, mua sắm, tán tỉnh, hẹn hò, xem video, chơi trò chơi, đặt đồ ăn hay tìm taxi. Theo nhà đầu tư mạo hiểm Mary Meeker, người dùng Trung Quốc dành 1,7 tỷ giờ mỗi ngày cho ứng dụng của Tencent nhiều hơn thời gian họ dành cho các ứng dụng khác.

Từ một văn phòng chật chội

Cách đây 19 năm, Ma Huateng hay còn được gọi là "Pony Ma" thành lập Tencent tại một văn phòng chật chội ở Thâm Quyến cùng 4 người bạn trong đó có 3 bạn cùng lớp. Sản phẩm đầu tiên là ứng dụng tin nhắn QQ. Không như tỷ phú Jack Ma, Pony Ma ít tiếp xúc ở nước ngoài, biết tiếng Anh sơ đẳng, hiếm khi xuất hiện trước công chúng.

Nếu như Pony Ma là nhà lãnh đạo và sáng lập Tencent thì Martin Lau 44 tuổi là chiến lược gia và quản lý hoạt động của Tencent. Lau cũng là người đưa ra các câu hỏi trong các cuộc họp hàng quý của Tencent với các nhà đầu tư và các nhà phân tích.

tu van phong chat choi tencent lam mua lam gio o tq nho ban tay nay
Pony Ma - Chủ tịch Tencent và là người sáng lập thương hiệu này

Sean Liu - nhà quản lý đầu tư gốc Trung Quốc của công ty đầu tư toàn cầu Vy Capital tại Sanfrancisco cho hay:: "Tôi thực sự nghĩ rằng, hầu hết mọi người ở Thung lũng Silicon không biết ai là Martin Lau. Điều này cũng như không ai biết đến Sheryl Sandberg, nếu họ quan tâm đến Facebook".

Lau từng sống ở Hong Kong từ khi còn nhỏ và mơ sẽ chế tạo tên lửa. Cha mẹ của ông khuyên rằng nếu là một kỹ sư có thể sống sót trong mọi tình huống vì kỹ năng của kỹ sư luôn được cần đến. Chính vì vậy, ông quyết định học về kỹ thuật điện tại đại học Michigan.

Nhờ sự cố gắng và nỗ lực, Lau đã tốt nghiệp Đai học Michigan và hoàn thành khóa thạc sỹ kỹ thuật tại đại học Stanford và lấy bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh tại đại học Northwestern.

Mặc dù Martin Lau học Đại học tại Mỹ, nói tiếng Anh lưu loát nhưng lại ít được phương Tây biết đến. Nhưng bây giờ Martin Lau đang làm việc tại một thương hiệu thách thức ghê gớm nhất trong lĩnh vực kinh doanh.

Lau lần đầu tiên gặp lãnh đạo Tencent hồi năm 2003 khi công ty này vừa tròn 5 tuổi. Thời điểm đó, Lau vẫn là nhân viên tại ngân hàng Goldman Sachs. Sau đó, Tencent phát triển nhanh chóng với đội ngũ 1.000 nhân viên.

Trong năm 2003, Tencent thu về 735 triệu nhân dân tệ doanh thu nhờ bán quảng cáo, nâng cấp dịch vụ và đầu tư thêm các trò chơi. Đó cũng là thời điểm Tencent lên kế hoạch trở thành công ty đại chúng. Trong quá trình chuẩn bị cho việc lần đầu chào bán cổ phiếu ra công chúng, Lau và đồng nghiệp đã cho thấy sự thông thạo ở lĩnh vực này.

Đội ngũ quản lý của Tencent ấn tượng với Lau. Trong khi, Pony Ma và các nhà đồng sáng lập Tencent thành thạo khoa học máy tính nhưng ít kinh nghiệm quốc tế và biết rằng cần người để xây dựng doanh nghiệp bền vững.

Tháng 6/2004, Tencent lần đầu tiên chào bán cổ phiếu ra công chúng và thu về 1,4 tỷ đô la Hong Kong. Cho đến năm 2013, cổ phiếu của Tencent đã tăng 130 lần và đến năm 2014 tăng 170 lần so với thời điểm lầu đầu tiên IPO.

Tập trung cái gì làm tốt

Khi nhận được lời đề nghị lần thứ hai về làm việc tại Tencent, Lau đã chấp nhận vì ở đây sẽ phát huy kỹ năng về kỹ thuật của mình. Pony Ma bổ nhiệm Lau làm Giám đốc chiến lược và phụ trách quan hệ với các nhà đầu tư và sáp nhập, mua lại - hai lĩnh vực hầu như không được biết đến nhiều ở Trung Quốc thời điểm đó.

tu van phong chat choi tencent lam mua lam gio o tq nho ban tay nay
Martin Lau - người đã góp phần quan trọng vào sự thành công của Tencent

Lau đã áp dụng các tiêu chuẩn của công ty Mỹ vào Tencent như đặt mục tiêu doanh thu, kế hoạch phát triển 5 năm tiếp theo. Năm 2006, Pony Ma đưa Lau làm Chủ tịch Tencent và phụ trách các hoạt động hàng ngày. Dù năm đó, công ty có doanh thu tăng gấp đôi nhưng Pony Ma hiểu công ty cần sự quản lý chuyên nghiệp hơn.

Một đêm khuya cuối năm 2010, lập trình viên Allen Zhang đã gửi một tin nhắn đề xuất về việc lập một mạng xã hội được thiết kế riêng cho điện thoại thông minh. Sau đó, WeChat đã ra đời.

Dịch vụ này được phát hành năm 2011 và doanh thu không ngừng tăng cùng với doanh số bán điện thoại thông minh. WeChat đạt 100 triệu người dùng năm 2012 và đến năm 2013 đã có số lượng người dùng gấp 3 năm 2012.

WeChat hiện có 937,8 triệu người dùng, hơn 1/3 trong số đó dành 4 tiếng mỗi ngày cho dịch vụ này. Các dịch vụ của Tencent có mặt khắp nơi ở Trung Quốc. Nhiều công ty mới thành lập rất khó để từ chối về đề nghị hợp tác hay khoản đầu tư từ công ty.

Vào năm 2013, Tencent đã không còn tham gia vào phát triển công cụ tìm kiếm, sau đó đầu tư 448 triệu USD vào mảng tìm kiếm trực tuyến Sogou của công ty Sohu. Sau đó, Tencent đầu tư 214 triệu USD vào JD - một Website bán hàng Online, nắm 15% cổ phẩn.

Zhang Lei - Nhà sáng lập và Hillhouse Capital Group và một nhà đầu tư ở JD và Tencent. cho rằng, Tencent chỉ tập trùng vào những gì mà công ty làm tốt nhất, ủy thác các ngành khác cho đối tác.

Andy Mok - Người sáng lập và chủ tich Red Pagoda Resources LLC, cho biết: "Nếu bạn không nhận tiền của họ (Tencent) và họ đầu tư vào một đối thủ cạnh tranh, công ty có thể chết".

Vươn ra thế giới

Hiện nay, Pony Ma đang tập trung phát triển sản phẩm và công nghệ, chủ trì các cuộc họp hàng tuần - những cuộc họp này kéo dài 10 tiếng hoặc lâu hơn. Còn Lau đã tìm kiếm các giáo dịch M&A quốc tế. Vấn đề là Tencent đang gần bão hòa ở Trung Quốc và phải tìm kiếm thị trường khác nếu muốn giữ tốc độ tăng trưởng nóng.

Năm 2014, Tencent quan tâm đến thương vụ mua lại dịch vụ nhắn tin Whatsapp. Nếu như thương vụ này thành công thì sẽ là cú sốc lớn trên thị trường vì Tencent chính thức vươn ra toàn cầu. Nhưng khi thương vụ gần đến hồi kết thì Ma phải phẫu thuật nên việc tới thung lũng Silicon để đàm phán với Jan Koum - người sáng lập WhatsApp bị hoãn lại. Sau đó Mark Zuckerberg đã mua lại WhatsApp với giá 19 tỷ USD gấp đôi số tiền mà Tencent dự kiến chi ra để mua trước đó.

Hồi năm ngoái, Tencent đã mua lại Supercell - thương hiệu đứng đằng sau các game như Clash of Clans, Hay Day, Boom Beach, Clash Royale với số tiền 8,6 tỷ USD.

Mùa xuân năm nay, Tencent đã công bố kế hoạch mở cửa các phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo ở Thâm Quyến và Seattle. Gần đây, Tencent cũng mua lại 5% cổ phần tại Tesla Inc trị giá 1,78 tỷ USD. Trong một số cuộc họp với Elom Musk ở California, Tencent cũng tỏ ra quan tâm đến tương lai của các phương tiện giao thông.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.