UBND TPHCM chỉ đạo “trấn áp” thực phẩm bẩn


Nhằm chặn đứng thực phẩm ngâm, tẩm hóa chất độc hại “tấn công” người tiêu dùng, UBND TP HCM đã chỉ đạo 24 quận huyện vào cuộc “tổng tấn công” thực phẩm bẩn, xử lý nghiêm những cơ sở sai phạm.
ubnd tphcm chi dao tran ap thuc pham ban
Rau muống được "tắm" qua hóa chất trước khi đưa đến các điểm tiêu thụ.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến vừa có chỉ đạo giao Chủ tịch UBND 24 quận huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật các trường hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.

Giao Sở Công thương làm việc với Ban Quản lý các chợ đầu mối tuyên truyền và kiểm soát tốt tình hình thực phẩm bẩn, độc hại vào chợ. Bên cạnh đó, cần thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thủy sản không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Trong đợt cao điểm truy quét thực phẩm bẩn vào tháng 9/2016, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an TP HCM đã đồng loạt đột kích vào “thủ phủ” sản xuất rau muống bào tại xã Bình Mỹ (huyện Củ Chi). Lực lượng chức năng đã phát hiện 3 cơ sở sơ chế rau muống dùng quy trình nhuộm rau héo úa thành xanh tươi nhìn rất bắt mắt chỉ bằng cách đơn giản là ngâm rau trong thau hóa chất được pha chế sẵn.

Làm việc với cơ quan chức năng, cả 3 hộ kinh doanh này đều khai nhận mua một loại hóa chất nhuộm màu không rõ nguồn gốc từ nhiều đầu nậu khác nhau. Hóa chất “tắm” giúp rau muống bào tươi xanh được bán với giá khá rẻ, khoảng 500.000 đồng/ lít, hay ở dạng bột với mức giá tương tự cho 1kg. 1kg có thể nhuộm màu xanh cho hàng chục tấn rau muống.

ubnd tphcm chi dao tran ap thuc pham ban
Một số loại hóa chất dùng để ngâm rau muống bào cho tươi ngon bị cảnh sát môi trường phát hiện, niêm phong.

Bước đầu, đoàn kiểm tra đã phát hiện 35 lít hóa chất được sử dụng trong ngành công nghiệp in để nhuộm màu xanh cho lượng rau muống đã bào mỏng, 3 thùng nhựa (mỗi thùng dung tích 20 lít) đựng hóa chất nhuộm xanh, 1 thùng nhựa chứa 15 lít hóa chất nhuộm màu và 1 thùng nhựa chứa 15 lít hóa chất nhuộm đã pha loãng để nhuộm xanh rau.

Cảnh sát cũng làm việc với bà Nguyễn Thị T. (người đã bán hóa chất cho các hộ làm rau muống), bước đầu bà T. khai báo đã lấy hóa chất từ chợ Kim Biên (quận 5), sau đó đem về bán lại cho các hộ dân sản xuất rau muống bào tại đây để kiếm lời. “Tôi lên chợ Kim Biên mua nhưng lúc đầu họ không bán. Sau đó có một người xe ôm hay ai đóng giả gì đó ra hỏi mua gì? Thì tôi nói mua màu để làm cho rau muống xanh, một lúc sau thì người này mang gói hóa chất khoảng 2kg lại và tôi trả tiền cho người ấy”, bà T. khai với cơ quan chức năng.

ubnd tphcm chi dao tran ap thuc pham ban
Nhiều cơ sở chế biến măng tươi bằng cách ngâm trong hóa chất độc hại đang đầu độc người tiêu dùng.

Không chỉ rau muống bào bị “tắm” hóa chất, trong đợt ra quân, PC49 phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ còn phát hiện 12 tấn măng ngâm trong hóa chất độc hại tại cơ sở sản xuất măng tại tổ 3 ấp 4, (xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn) do ông hai anh em ông Lê Thế Huấn và Lê Thế luyến làm chủ.

PC49 phát hiện cơ sở của ông Luyến đang cho công nhân ngâm hàng tấn măng chua, măng lồ ô vào nước ngâm chất tẩy đường (loại hóa chất này cũng được sử dụng trong việc để tẩy nhuộm vải sợi). Hàng trăm bao, thùng phi đựng các loại măng ngâm trong nước nằm khắp nơi, tổng cộng gần 7 tấn măng.

ubnd tphcm chi dao tran ap thuc pham ban
Loại chát tẩy dùng trong nhuộm vải mà nhiều cơ sở chế biên đang sử dụng để ngâm măng.

Theo lời khai ban đầu, chủ cơ sở đã thừa nhận có ngâm măng vào chất tẩy đường trắng để măng được tươi và có màu vàng đẹp và cơ sở này đã hoạt động được 2 năm nay.

Tại hộ gia đình của vợ chồng ông Lê Thế Huấn, cơ quan công an cũng đã phát hiện gần 5 tấn măng, trong đó công an đã lấy mẫu 20kg măng và phát hiện có sử dụng chất tẩy đường trắng. Tuy nhiên chủ cơ sở trên vẫn chưa thừa nhận hành vi của mình và được biết, cơ sở này cũng đã hoạt động được 2 năm qua.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.