Vì sao doanh nghiệp Nhật Bản chưa mặn mà với các thương vụ cổ phần hóa tại Việt Nam?

Tại Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam diễn ra chiều 21/12, Tổng Giám đốc Ngân hàng Mizuho cho biết lý do các nhà đầu tư Nhật Bản chưa tích cực trong việc mua lại cổ phần từ các thương vụ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.

Tại Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam diễn ra chiều nay (21/12), Tổng Giám đốc Ngân hàng Mizuho đã tổng hợp các ý kiến của các nhà đầu tư, doanh nghiệp Nhật Bản cho biết lý do chưa tích cực trong việc mua lại các thương vụ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.

Nhà đầu tư Nhật Bản chỉ ra lý do chưa tích cực trong việc mua lại các thương vụ M&A tại Việt Nam - Ảnh 1.

Toàn cảnh hội nghị đối thoại với doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam diễn ra chiều nay. (Ảnh chụp màn hình: VGP).

Theo đại diện Ngân hàng Mizuho, quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam đã diễn ra sôi nổi trong những năm qua.

Đơn cử năm 2016, Hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airline - Mã: HVN) và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - PVN) đã bán cổ phần cho các doanh nghiệp Nhật Bản. 

Hay các giao dịch lớn của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - Mã: VNM) và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - Mã: SAB) cũng đã bán lại cho các đối tác nhà đầu tư nước ngoài nhưng trong số đó không có các nhà đầu tư Nhật Bản. Xu hướng này kể từ năm 2018 đang cho thấy sự chững lại, đại diện phía Ngân hàng Mizuho chia sẻ.

Đại diện Ngân hàng Mizuho đã tổng hợp các ý kiến của các nhà đầu tư Nhật Bản cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến xu hướng này đang chậm lại là tính minh bạch trong việc xây dựng giá không đảm bảo trong quá trình cổ phần hóa.

Nhà đầu tư Nhật Bản chỉ ra lý do chưa tích cực trong việc mua lại các thương vụ M&A tại Việt Nam - Ảnh 2.

Công ty Petrolimex Sài Gòn - một công ty con của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex. (Ảnh: Minh Hằng).

Bên cạnh đó, nhà đầu tư Nhật Bản chưa có đủ thời gian để thực hiện "due diligence" kĩ lưỡng (hoạt động thẩm tra một doanh nghiệp trước khi ký hợp đồng). 

Đồng thời các tài liệu mà phía Việt Nam công bố chỉ là tiếng Việt, kèm với những thông tin về tài chính, tài sản chưa đầy đủ.

Phía ngân hàng Nhật Bản đề xuất, Việt Nam nên xây dựng các cơ chế, quy trình M&A phù hợp với chuẩn mực quốc tế, từ đó tạo các điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản hơn. Bao gồm xây dựng cơ chế mua bán cổ phiếu tính minh bạch cao hơn, có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư sau khi mua được cổ phần,...

Tổng Giám đốc Ngân hàng Mizuho cũng nói thêm, việc các doanh nghiệp Nhật Bản trong mắt Việt Nam khá khó tính là có nguyên do, bởi Nhật Bản muốn đầu tư vào Việt Nam trong dài hạn, muốn trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam nên cần kĩ lưỡng trong việc ra quyết định đầu tư.

Panasonic đang di dời các công ty đầu tư về Việt Nam

Cũng tại hội nghị, ông Marukawa Yoichi, Tổng giám đốc Panasonic Vietnam cho biết công ty đang đẩy mạnh chuyển hướng các công ty đầu tư của Panasonic tại Trung Quốc về Việt Nam.

Nhà đầu tư Nhật Bản chỉ ra lý do chưa tích cực trong việc mua lại các thương vụ M&A tại Việt Nam - Ảnh 3.

Ông cho biết, trong bối cảnh dịch chuyển này, ngoài việc việc xây dựng các nhà máy, công ty còn mong muốn chuyển đổi các nhà máy sản xuất chế tạo tại Việt Nam có khả năng xuất khẩu ra bên ngoài. Đây là điều cần thiết để có thể tận dụng được cơ hội thị trường.

Do đó, ông Yoichi đề xuất các thủ tục hành chính của Việt Nam cần sớm được được cải cách, nhất là các thủ tục hoàn thuế VAT cho lĩnh vực chế tạo cần được đẩy mạnh.

Trước đó, đại diện Panasonic đã trả lời với Báo Đầu tư rằng công ty sẽ tận dụng các nhà máy hiện tại ở Việt Nam để phục vụ cho kế hoạch mở rộng sản xuất. Đây là một trong những kế hoạch tái cấu trúc trong dây chuyền sản xuất của công ty.

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.