Vì sao gọi là Thăng Long Tứ trấn?

Thăng Long Tứ trấn gồm bốn ngôi đền có truyền thuyết lâu đời không những xác định địa giới Thăng Long mà còn tạo nên ý nghĩa và tầm vóc của mảnh đất kinh kì. Đây là một trong số những danh thắng không thể không ghé qua nếu có dịp về thủ đô.

Thăng Long Tứ trấn bao gồm bốn ngôi đền: Đền Bạch Mã trấn phía Đông, đền Voi Phục trấn phía Tây, đền Kim Liên trấn phía Nam và đền Quán Thánh trấn phía Bắc.

Mỗi ngôi đền thờ một vị thần có nguồn gốc và ý nghĩa khác nhau: thần Long Đỗ thờ ở đền Bạch Mã, thần Cao Sơn thờ ở đình Kim Liên, thần Linh Lang thờ ở đền Voi Phục và thần Trấn Vũ thờ ở đền Quán Thánh.

Theo dân gian, người khai sáng Thăng Long - vua Lý Thái Tổ - vốn là một võ tướng, có lẽ vì vậy mà cả bốn vị thần trấn giữ Thăng Long đều là võ thần chứ không phải văn thần.

Trấn Đông - Đền Bạch Mã

Đền Bạch Mã xưa thuộc huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là số nhà 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền thờ Long Đỗ, vị thần bảo hộ của kinh thành Thăng Long xưa, trấn giữ hướng Đông. Ngài là vị thần thiêng, được chúng dân thời xưa ở Thăng Long rất tôn sùng, kính phục. Trong đền Bạch Mã thờ một ngựa trắng là biểu tượng thiêng liêng của đền. Lễ hội đền Bạch Mã được tổ chức vào ngày 12 và 13 tháng 2 Âm lịch hàng năm.

danh thang tam linh mien bac thang long tu tran
Đền Bạch Mã (Ảnh minh họa: gody)

Trấn Tây - Đền Voi Phục

Đền Voi Phục còn có tên là Thủ Lệ hay Linh Lang do thờ Linh Lang Đại Vương. Đền nằm phía Tây kinh thành Thăng Long cũ, tọa lạc bên hồ Thủ Lệ, nay thuộc phường Cầu Giấy, quận Ba Đình, Hà Nội.

danh thang tam linh mien bac thang long tu tran
Đền Voi Phục (Ảnh minh họa: mapio)

Truyền thuyết ghi lại rằng thần vốn là một thiên sứ đầu thai làm con nàng phi thứ bảy của vua Lý Thái Tông, được vua cha yêu quí đặt lên là Linh Lang. Hoàng tử nhỏ vươn mình trở thành một dũng sĩ cưỡi voi xung trận, diệt tan quân xâm lược. Sau chiến thắng bỗng nhiên hoàng tử lâm bệnh, vua cha đến thăm, chàng cho biết mình không phải là người trần rồi biến thành con giao long trườn xuống hồ Dâm Đàm (tên cũ của Hồ Tây) và biến mất. Vua cho lập đền thờ, phong là "Thượng đẳng thần".

Lễ hội đền Voi Phục được tổ chức hàng nawmb vào ngày mùng 9 đến 11 tháng 2 Âm lịch.

Trấn Nam - Đền Kim Liên

Đền Kim Liên còn gọi là đền Cao Sơn, đình Kim Liên, trước đây thuộc địa phận phường Kim Hoa, nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.

Đền thờ thần Cao Sơn, người đã có công giúp Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh và sau này lại giúp vua Lê Tương Dực dẹp loạn, khôi phục nhà Lê. Chính vì thế mà vua Lê cho xây đền dựng bia để hương khói thờ phụng.

danh thang tam linh mien bac thang long tu tran
Đền Voi Phục (Ảnh minh họa: mapio)

Hậu cung là nơi thờ thần Cao Sơn Đại Vương và hai nữ thần phối hưởng: Thủy Tinh đệ Tam - Tôn nữ Động Hồ Trưng Vương (công chúa con gái vua Lê) và Huệ Minh phu nhân. Di sản quí báu của đền đặc biệt còn có tấm bia đá đồ sộ mang tên "Cao Sơn Đại vương Thần từ Bi minh".

Lễ hội đền Kim Liên tổ chức vào ngày 16 tháng 3 Âm lịch hàng năm.

Trấn Bắc - Đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh còn gọi là đền Trấn Vũ, đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ - thần cai quản phương Bắc, giúp dân trừ tà ma, yêu quái, trừ rùa thành tinh (đời Hùng Vương thứ 14), trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ, trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa, diệt Hồ Li Tinh trên sông Hồng đời vua Lý Thánh Tông... Đến thời nhà Lê, các vua cũng thường đến đây để cầu mưa mỗi khi hạn hán.

danh thang tam linh mien bac thang long tu tran
Đền Quán Thánh (Ảnh minh họa: Kiến thức)

Theo tư liệu cũ, ngôi đền được xây dựng vào những năm đầu khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Năm 1823, vua Minh Mạng lên ngôi đổi tên thành Trấn Vũ quán. Đến đời vua Thiệu Trị năm 1842 đổi tên là đền Quán Thánh như hiện nay.

Lễ hội đền Quán Thánh hàng năm được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch.

Bốn ngôi đền Bạch Mã, Voi Phục, Kim Liên, Quán Thánh xác định địa giới Thăng Long, tạo nên ý nghĩa và tầm vóc của mảnh đất kinh kì. Việc thờ bốn vị thần bảo vệ thành Thăng Long từ bốn phía là nét độc đáo của văn hóa tâm linh Thăng Long.

Không chỉ thế, Tứ trân là những di tích lịch sử, văn hóa, kiến truc, điêu khắc độc đáo gắn với huyền thoại dân gian, lịch sử Thăng Long và đất nước Việt Nam. Vì thế cả bốn ngôi đền đều là những địa điểm mà người dân Hà Nội thường đến dâng lễ cũng như vãn cảnh đặc biệt vào các dịp lễ lạt trong năm. Đây cũng là cách thể hiện lòng thành kính với những vị thần ngày đêm canh giữ, bảo vệ để người dân kinh kì có cuộc sống ấm no, an lành.

XEM THÊM

danh thang tam linh mien bac thang long tu tran Bỏ túi 6 địa chỉ cầu duyên dân FA không thể không 'thử vận may'

Chùa Hà, Am Mị Châu, Chùa Duyên Ninh,... là những nơi nhiều nam thanh, nữ tú hay đến để cầu tình duyên, hạnh phúc.

danh thang tam linh mien bac thang long tu tran 6 địa chỉ cầu tài lộc nổi tiếng linh thiêng không nên bỏ lỡ ở miền Bắc

Đi lễ đền chùa không chỉ để cầu bình an, sức khỏe mà rất nhiều người trong giới làm ăn còn cầu cho công thành ...

danh thang tam linh mien bac thang long tu tran 5 ngôi chùa được cho là 'cầu được ước thấy' ở Hà Nội

Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến là nơi hội tụ nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng ...

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.