5 ngôi chùa được cho là 'cầu được ước thấy' ở Hà Nội

Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến là nơi hội tụ nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng của dân tộc. Theo số liệu thống kê sơ bộ, Hà Nội có đến hàng trăm địa điểm tâm linh nằm xen kẽ trong các tuyến phố tấp nập. Dưới đây là 5 ngôi chùa cực kì linh thiêng, cầu được ước thấy ở Hà Nội.

Chùa Quán Sứ

Địa chỉ: Số 73 phố Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Được xây dựng từ thời vua Lê Thế Tông, chùa Quán Sứ ngày nay đã hơn 500 năm tuổi. Từng là trụ sở trung tâm cả Tổng hội Phật giáo Bắc Kì, nay là trung tâm Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngôi chùa này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của Phật giáo nước nhà. Tiêu biểu nhất có thể kể tới sự thống nhất của Phật giáo Việt Nam và sự hòa nhập giữa Phật giáo trong nước với Phật giáo thế giới.

5 ngoi chua duoc cho la cau duoc uoc thay o ha noi
(Ảnh minh họa: vov)
5 ngoi chua duoc cho la cau duoc uoc thay o ha noi
(Ảnh minh họa: hanoitv)

Hiện nay chùa Quán Sứ không chỉ là không gian tâm linh linh thiêng, thanh tịnh mà còn là trụ sở của Trung tâm Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hàng năm có tới hàng nghìn tăng ni phật tử và khách thập phương đến thăm chùa không chỉ vào các dịp lễ tết, mùng một ngày rằm mà cả những khi muốn nương náu tâm hồn nơi cửa Phật.

Tam quan chùa có ba tầng mái, ở giữa là lầu chuông. Đi qua một sân gạch nhỏ, bước lên 11 bậc thềm là tới chánh điện. Điện Phật được bài trí trang nghiêm, các pho tượng đều khá lớn và thếp vàng lộng lẫy. Phía trong cùng, thờ ba vị Tam Thế Phật trên bậc cao nhất. Bậc kế tiếp thờ tượng Phật A-di-đà ở giữa, hai bên có tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Bậc dưới đó, ở giữa thờ Phật Thích-ca, hai bên là A-nan-đà và Ca-diếp. Bậc thấp nhất, ở ngoài cùng có tòa Cửu Long đứng giữa tượng Quan Âm và Địa Tạng. Gian bên phải chánh điện thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) với hai thị giả, gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình.

Chùa Quán Sứ là một trong những danh lam cổ tự bậc nhất Việt Nam. Các phật tử và khách tập phương thường đến chùa để cầu chúc sức khỏe, bình an, may mắn, vạn sự hanh thông cho bản thân và gia đình.

Chùa Trấn Quốc

Địa chỉ: Đường Thanh Niên, quận Tây Hồ, Hà Nội (nằm trong khuôn viên Hồ Tây)

Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Nam của Hồ Tây, là một trong những danh thắng bậc nhất ở kinh thành Thăng Long đời nhà Lê, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội.

Trải qua hơn 1500 năm với nhiều lần trùng tu, di dời, ngôi chùa giờ đây không chỉ nổi tiếng bởi sự lâu đời, mà còn bởi kiến trúc được sắp xếp trình tự và tuần thủ những yêu cầu nghiêm ngặt của kiến trúc Phật giáo. Kết hợp với cảnh quan thanh nhã, hài hòa của hồ Tây thơ mộng, chùa Trấn Quốc đã được xếp vào 1 trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới do Dailymail bình chọn năm 2016.

5 ngoi chua duoc cho la cau duoc uoc thay o ha noi
(Ảnh minh họa: guidevietnam)
5 ngoi chua duoc cho la cau duoc uoc thay o ha noi
(Ảnh minh họa: Kinh tế đô thị)

Điều đặc biệt ở chùa Trấn Quốc là Bảo tháp lục độ đài sen có 11 tầng và cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp cũng có đài sen 9 tầng cũng bằng đá quý.

Đây cũng là một địa điểm mà mỗi dịp lễ tết, ngày rằm mùng một phật tử thập phương đến để cầu bình an, hạnh phúc.

Chùa Phúc Khánh

Địa chỉ: Số 382 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Chùa Phúc khánh có tiếng là thiêng liêng đối với người dân Hà Nội. Được xây dựng dưới thời Hậu Lê nhưng do chịu nhiều tổn thất từ các cuộc chiến tranh, nên chùa bị phá hủy và được phục dựng lại để tưởng nhớ lại những ngày tháng gian khổ đã được nhà chùa giúp đỡ của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Chùa Phúc Khánh còn có tên gọi khác là chùa Sở hay chùa Thịnh Quang. Đây là một ngôi chùa lâu đời ở Hà Nội. Nằm ở khu vực có mật độ dân cư đông đúc, chật chội nhưng chùa vẫn thu hút rất nhiều phật tử và du khách đến lễ bái.

5 ngoi chua duoc cho la cau duoc uoc thay o ha noi
Một góc kiến trúc chùa Phúc Khánh (Ảnh minh họa: mytour)
5 ngoi chua duoc cho la cau duoc uoc thay o ha noi
Hàng nghìn người đổ về chùa Phúc Khánh nhân dịp năm mới (Ảnh minh họa: vov)

Từ lâu chùa Phúc Khánh đã trở thành nơi cúng lễ và ban may mắn cho mọi người vào các dịp lễ tết, là nơi người dân cả nước về đây để cầu an, bán khoán và làm lễ dâng sao giải hạn cho bản thân và gia đình.

Chùa thường tổ chức nhiều khóa lễ lớn và khóa lễ lớn nhất là khóa lễ đầu năm “Đại lễ cầu an cả năm cho mọi gia đình” diễn ra vào tối 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Không những thế chùa còn thu hút chư khách thập phương bởi lễ dâng sao giải hạn đầu năm thường được tổ chức vào ngày mùng 8, 15 và 18 tháng Giêng.

Chùa Hà

Địa chỉ: Phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Là một ngôi chùa rất linh thiêng có tên chữ là Thánh Đức tự, chùa có kiến trúc vô cùng cổ kính mang nhiều giá trị đối với lịch sử của dân tộc. Chùa có khuôn viên rộng với không gian thanh tịnh tuyệt đối, đối lập hẳn với mọi sự ồn áo của phố xá Hà Nội phía bên ngoài.

Chùa Hà được cho là một địa điểm nổi tiếng để cầu tình duyên "đi thì lẻ bóng, về thì có đôi". Đầu năm đi lễ tại chùa Hà không chỉ mang ý nghĩa tâm linh đối với những bạn trẻ còn đang cô đơn lẻ bóng mà còn đối với cả những cặp vợ chồng đến để cầu mong cho tình duyên lứa đôi ngày càng nồng thắm keo sơn.

5 ngoi chua duoc cho la cau duoc uoc thay o ha noi
(Ảnh minh họa: Lịch vạn sự)
5 ngoi chua duoc cho la cau duoc uoc thay o ha noi
(Ảnh minh họa:

Người ta cho rằng muốn cầu duyên thì phải dâng hương ở nhà thờ Mẫu. Bên cạnh chùa nổi tiếng về chuyện se duyên chùa Hà cũng là điểm đến của du khách để cầu một năm mới đầy tài lộc và sức khỏe.

Chùa Hương

Địa chỉ: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Quần thể Chùa Hương cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km. Tới chùa Hương, du khách không chỉ để lễ chùa, cầu bình an mà còn là để thưởng ngoạn khung cảnh nên thơ của núi non nơi đây. Hai địa điểm chính thu hút đông đảo du khách tới thăm nhất là động Hương Tích và chùa Thiên Trù. Ngoài ra, quần thể chùa Hương còn rất nhiều ngôi đền, chùa nổi tiếng như chùa động Tiên Sơn, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng,…

5 ngoi chua duoc cho la cau duoc uoc thay o ha noi
(Ảnh minh họa: Hanoi tourist)
5 ngoi chua duoc cho la cau duoc uoc thay o ha noi
(Ảnh minh họa: Du lịch bước chân văn hóa)

Hiện nay, chùa Hương đã có cáp treo cho du khách tiện tham quan đi lại. Tuy nhiên, du khách có thể chọn cho mình cách tự leo núi, hít thở bầu không khí trong lành vào sáng sớm, lần lượt ghé thăm các ngồi đền chùa rải rác trên sườn núi cũng là một cách tỏ lòng thành kính, thưởng ngoạn phong cảnh thú vị. Từ mùng 6/1 đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm là thời điểm diễn ra lễ hội Chùa Hương.

XEM THÊM

5 ngoi chua duoc cho la cau duoc uoc thay o ha noi Ba ngôi chùa đẹp ở phía Nam trở thành điểm du lịch hot

Không chỉ tới lễ bái, nhiều du khách đến các ngôi chùa có kiến trúc đẹp để vãn cảnh, tìm về không gian thư thái, ...

5 ngoi chua duoc cho la cau duoc uoc thay o ha noi Những ngôi chùa tâm tịnh, nổi tiếng tại Hà Nội mùa Vu Lan (Phần 1)

Lễ Vu Lan (15/7 âm lịch) từ lâu đã trở thành một trong những hoạt động văn hóa tâm linh không thể thiếu của người ...

5 ngoi chua duoc cho la cau duoc uoc thay o ha noi Ngôi chùa có kiến trúc đẹp nhất Việt Nam

Chùa Keo - Thái Bình là ngôi chùa cổ, thuộc hàng đẹp nhất Việt Nam, với kiến trúc hết sức độc đáo.

5 ngoi chua duoc cho la cau duoc uoc thay o ha noi Giải mã 7 ngôi chùa Phật giáo vừa được điền tên vào danh sách di sản của UNESCO

UNESCO hôm 30/6 vừa qua đã điền thêm tên 7 ngôi chùa Phật giáo vào danh sách Di sản thế giới.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.