Vì sao gọi là Thăng Long Tứ quán?

Thăng Long Tứ quán là bốn quán của Đạo giáo ở đất Thăng Long xưa gồm Trấn Vũ quán, Huyền Thiên quán, Đồng Thiên quán và Đế Thích quán. 

Quán là nơi tu hành của những người theo Đạo giáo. Ở Thăng Long xưa có bốn Đạo quán lớn, bao gồm:

- Trấn Vũ quán, nay gọi là đền Quán Thánh (phố Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội)

- Huyền Thiên quán, nay gọi là chùa Huyền Thiên (phố Hàng Khoai, Hoàn Kiếm, Hà Nội)

- Đồng Thiên quán, nay là chùa Kim Cổ (Đường Thành, Hoàn Kiếm, Hà Nội)

- Đế Thích quán, nay là chùa Vua (phố Thịnh Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Những Đạo quán này đều xây dựng từ thời kì phát triển của Đạo giáo ở Việt Nam nhưng cũng chỉ đến hết đời Mạc. Từ thời Lê Trung Hưng, Đạo giáo suy thoái, các Đạo quán bị Phật giáo hóa và trở thành chùa. Bên cạnh tượng các thánh của Đạo giáo còn có thêm tượng Phật.

Trấn Vũ quán - Quán Thánh

Ngôi đền này có hai tên gọi khác nhau: đền Quán Thánh hoặc Trấn Vũ quán, nhân dân chấp nhận cả hai tên gọi này.

Trấn Vũ quán được xây dựng vào thời kì Đạo giáo hưng thịnh ở Việt Nam, từ khi Đạo giáo suy thoái mới đổi tên thành đền Quán Thánh như ngày nay. Đây được coi là một trong số ít những nơi còn thờ Đạo giáo ở nước ta, vẫn giữ được những đặc điểm, bản chất Đạo giáo. Điều này được thể hiện nhiều nhất qua việc ngôi đền thờ pho tượng thần Trấn Vũ rất lớn, đó là một vị thần có vị trí rất cao trong Đạo giáo.

danh thang tam linh mien bac thang long tu quan
(Ảnh minh họa: Vietnam Tourism)

Huyền Thiên quán

Huyền Thiên quán hay còn gọi là chùa Huyền Thiên, tọa lạc ở số 54 phố Hàng Khoai, Hà Nội. Quán Huyền Thiên, tên chữ là "Huyền Thiên cổ quán" thường được gọi là chùa Huyền Thiên hay đền Huyền Thiên.

Huyền Thiên cổ quán có bố cục kiểu "Nội công ngoại quốc", chùa có kiến trúc theo kiểu vọng lâu hai tầng, tám mái, đây cũng là nơi đặt pho tượng Thần Huyền Thiên.

Bên cạnh ý nghĩa của một di sản kiến trúc tôn giáo, giá trị tiềm ẩn trong quán Huyền Thiên còn là các văn bia cổ, hàng loạt pho tượng Phật, tượng Thánh, tượng Mẫu và các Lão giáo cùng nhiều hiện vật phong phú khác.

danh thang tam linh mien bac thang long tu quan
(Ảnh minh họa: Vietnam Landmarks)

Đồng Thiên quán - Chùa Kim Cổ

Chùa Kim Cổ hiện nay ở số nhà 73 phố Đường Thành, Hà Nội. Kim Cổ là tên gọi theo địa danh của thôn.

Sử sách đã ghi lại phường Kim Cổ còn có tên là Cổ Vũ. Đây là một phường nổi tiếng của kinh thành Thăng Long. Thế kỉ XI, vua Lý Thánh Tông đã xây dựng cung điện tại phường Kim Cổ dành cho Nguyên phi Ỷ Lan. Thời gian Nguyên phi ở đây, bà đã cho dựng quán Đồng Thiên trong khu vực cung điện.

Những ghi chép cho thấy nội dung di tích chùa Kim Cổ hiện bao gồm việc thờ Phật và nơi tưởng niệm nhân vật lịch sử Nguyên phi Ỷ Lan có nguồn gốc từ gần 1000 năm về trước. Bà còn được tôn vinh là Phật Bà Quan Âm.

Với gần 1000 năm tồn tại, trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử, chùa Kim Cổ vẫn bảo lưu được bộ di vật văn hóa quí gồm 8 pho tượng Phật mang phong cách nghệ thuật thế kỉ XIX. Chùa Kim Cổ là một di tích có giá trị trong kho tàng di sản văn hóa nước nhà.

danh thang tam linh mien bac thang long tu quan
(Ảnh minh họa: Common Wikipedia)

Đế Thích quán - Chùa Vua

Đế Thích quán hay còn gọi là chùa Vua được xây dựng từ đầu thời Lê Sơ (thế kỉ 15), tên chữ Hưng Khánh Tự, dó có điện thờ Thiên Đế nên gọi là Đế Thích Quán. Hiện chùa nằm ở số 33 phố Thịnh Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chùa Vua là một di tích bao gồm chùa Hưng Khánh và điện Thiên Đế. Trong các sách "Lĩnh ngoại đại đáp" của Chu Khứ Phi thời Tống và "An Nam chí lược" của Lê Trắc thời Trần cho biết: vua nhà Lý cùng các bề tôi thường đi lễ chùa, đền Đế Thích vào ngày 30 tháng Chạp. Về sau vua Lê cũng thường đến cầu khấn ở đây nên gọi là chùa Vua.

Sử sách viết: "Vì thấy Đế Thích là bậc cao cờ nên một ông hoàng thời Lê đem lòng hâm mộ, lập một đền thờ ở làng Thịnh Yên, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương". Từ đó về sau, Đế Thích quán đã trở thành trung tâm đấu cờ tướng hàng đầu của đất Thăng Long.

danh thang tam linh mien bac thang long tu quan
(Ảnh minh họa: Văn hiến)

Không chỉ nối tiếng là kì miếu của đất Thăng Long, nơi đây hiện còn giữ được 14 pho tượng bằng gỗ hoàng đàn. Nổi bật nhất là tượng của thần Đế Thích cao 1,6m.

Hàng năm, dân làng Thịnh Yên mở hội cờ người vào các ngày 6, 7, 8 và 9 tháng Giêng Âm lịch thu hút hàng trăm danh thủ trong nước và quốc tế về thi đấu.

XEM THÊM

danh thang tam linh mien bac thang long tu quan 6 địa chỉ cầu tài lộc nổi tiếng linh thiêng không nên bỏ lỡ ở miền Bắc

Đi lễ đền chùa không chỉ để cầu bình an, sức khỏe mà rất nhiều người trong giới làm ăn còn cầu cho công thành ...

danh thang tam linh mien bac thang long tu quan Bỏ túi 6 địa chỉ cầu duyên dân FA không thể không 'thử vận may'

Chùa Hà, Am Mị Châu, Chùa Duyên Ninh,... là những nơi nhiều nam thanh, nữ tú hay đến để cầu tình duyên, hạnh phúc.

danh thang tam linh mien bac thang long tu quan 5 ngôi chùa được cho là 'cầu được ước thấy' ở Hà Nội

Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến là nơi hội tụ nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng ...

danh thang tam linh mien bac thang long tu quan 5 ngôi chùa cổ, linh thiêng ai cũng nên ghé thăm vào ngày rằm tháng Giêng

Không chỉ vào ngày rằm tháng Giêng mà những ngày bình thường bạn cũng nên thường xuyên những ngôi chùa cổ, linh thiêng này để ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.