5 ngôi chùa cổ, linh thiêng ai cũng nên ghé thăm vào ngày rằm tháng Giêng

Không chỉ vào ngày rằm tháng Giêng mà những ngày bình thường bạn cũng nên thường xuyên những ngôi chùa cổ, linh thiêng này để cầu bình an, may mắn, tài lộc nhé.
 
5 ngoi chua co linh thieng ai cung nen ghe tham vao ngay ram thang gieng
Vào ngày rằm tháng Giêng, mọi người thường đến đây để cầu bình an, may mắn, sức khỏe cho cả gia đình.

1. Chùa Trấn Quốc

Địa chỉ: Thanh Niên, Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội.

Với lịch sử hơn 1.500 năm tuổi, Trấn Quốc được coi là ngôi chùa lâu đời bậc nhất tại kinh thành Thăng Long vào thời thời Lý và thời Trần. Sau nhiều lần đổi tên, tên chùa Trấn Quốc hiện nay được mọi người quen gọi từ đời vua Lê Hy Tông.

Quần thể chùa gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện tạo thành hình chữ Công. Kiến trúc chùa uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan bình yên, thanh nhã bên cạnh hồ nước mênh mông.

Nơi đây còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật, Bồ tát có gia trị nghệ thuật. Đáng nói nhất là tượng Thích Ca nhập Niết bàn đẹp nhất ở Việt Nam. Ngày nay, chùa Trấn Quốc không chỉ là nơi tiếp đón hàng nghìn Phật tử hành lễ mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội.

Vào ngày rằm tháng Giêng, mọi người thường đến đây để cầu bình an, may mắn, sức khỏe cho cả gia đình. Khi dâng lễ tại chùa, chúng ta có thể đặt lễ mặn ở ban Đức Ông trước. Còn tại tam Bảo thì lễ chay như hoa quả, trầu cau, đèn, nến, bánh kẹo…

5 ngoi chua co linh thieng ai cung nen ghe tham vao ngay ram thang gieng
Đến chùa lễ bái đầu năm để tinh thần được an lạc, thân tâm thanh tịnh. Đặc biệt là để cầu bình an, sức khỏe cho mọi người.

2. Chùa Vạn Niên

Địa chỉ: sát Hồ Tây, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Chùa Vạn Niên ban đầu có tên có tên là Vạn Tuệ, được xây dựng vào năm Thuận Thiên thứ 2 (1011) sau khi vua Lý Công Uẩn rời đô ra Thăng Long. Đây cũng được coi là ngôi chùa linh thiêng, chứa đựng nhiều điều bí ẩn được sử sách ghi lại.

Chùa Vạn Niên bao gồm nhiều kiến trúc nghệ thuật bằng gỗ, với các hoa văn họa tiết trang trí đậm chất Phương Đông. Các nếp nhà xây dựng theo bố cục mặt bằng gồm tam quan, chùa chính điện Mẫu (thờ chúa Liễu Hạnh), nhà Tăng, nhà phụ. Quanh chùa có nhiều cây cổ thụ quý, trên nóc chùa là ba chữ triện đắp nối “Vạn Niên Tự”.

Đến chùa lễ bái đầu năm để tinh thần được an lạc, thân tâm thanh tịnh. Đặc biệt là để cầu bình an, sức khỏe cho mọi người. Bạn cũng có thể làm lễ cúng phóng sinh tại chùa ngày rằm tháng Giêng để tích thêm nhiều công đức cho bản thân.

5 ngoi chua co linh thieng ai cung nen ghe tham vao ngay ram thang gieng
Tuy chỉ là một ngôi chùa diện thích hẹp nhưng năm nào chùa Phúc Khánh cũng thu hút hàng chục nghìn người đổ về đây chiêm bái, cúng lễ, dâng sao giải hạn và cầu siêu.

3. Chùa Phúc Khánh

Địa chỉ: phố Tây Sơn, gần Ngã Tư Sở, Hà Nội.

Tuy chỉ là một ngôi chùa diện thích hẹp nhưng năm nào chùa Phúc Khánh cũng thu hút hàng chục nghìn người đổ về đây chiêm bái, cúng lễ, dâng sao giải hạn và cầu siêu. Trong đó vào ngày rằm tháng Giêng được coi là thời điểm đông nhất. Mỗi ngày chùa Phúc Khánh có thể tiếp đón tới hàng nghìn Phật tử đổ về.

Trong khóa lễ, người dân thường đứng kín từ trong chùa tràn ra đến ngoài phố Tây Sơn, lan sang cả Ngã Tư Sở, nhiều người còn chấp nhận đứng xa cả cây số để vái vọng.

Nhiều người tin rằng, việc dâng sao giải hạn, dâng sớ cầu an ở chùa Phúc Khánh đầu năm sẽ giúp họ tránh được đại hạn và mọi điều xui xẻo trong năm mới cũng như đem lại sự may mắn, thuận lợi cho công việc và cuộc sống.

5 ngoi chua co linh thieng ai cung nen ghe tham vao ngay ram thang gieng
Nhiều Phật tử cho biết, dù bận công việc đến mấy thì năm nào cả gia đình họ cũng phải đi lễ tháng Giêng tại chùa Quán Sứ.

4. Chùa Quán Sứ

Địa chỉ: 73 Quán Sứ, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Chùa Quán Sứ được xây dựng bởi Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ. Năm 1942 chùa được xây lại theo kiến trúc như hiện nay. Chùa Quán Sứ hiện là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Chùa có quy mô lớn, tam quan kiểu 3 tầng mái, chính giữa là lầu chuông. Giữa sân rộng lát gạch qua tam quan là một tòa chính điện cao, hình vuông, có hành lang bao quanh. Đằng say là dãy nhà dùng để làm giảng đường, nhà khách và thư viện.

Vào ngày rằm tháng Giêng dòng người đổ về chùa Quán Sứ lễ Phật, cầu may rất đông. Nhiều Phật tử cho biết, dù bận công việc đến mấy thì năm nào cả gia đình họ cũng phải đi lễ tháng Giêng tại đây. Họ tin rằng, những lời thỉnh nguyện và những cánh sớ họ dâng lên các vị Phật tại chùa đã được linh nghiệm nên cuộc sống của mọi người vượt qua nhiều khó khăn, đại hạn.

5 ngoi chua co linh thieng ai cung nen ghe tham vao ngay ram thang gieng
Chùa Kim Liên luôn được rất nhiều người chọn làm địa điểm du xuân tâm linh để cầu may mắn và hạnh phúc dịp đầu năm mới.

5. Chùa Kim Liên

Địa chỉ: Nghi Tàm, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.

Chùa được xây vào năm 1443 từ thời Lý – Trần. Mang ý nghĩa “bông sen nở trên mặt hồ Tây”, chùa Kim Liên được coi là một trong mười di tích kiến trúc cổ đẹp nhất Việt Nam.

Vì không có diện tích lớn và không nằm trong khu vực nội thành nên trong chùa không khí khá yến tĩnh và thoáng mát. Vì vậy nơi đây luôn được rất nhiều người chọn làm địa điểm du xuân tâm linh để cầu may mắn và hạnh phúc dịp đầu năm mới.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.