Chính phủ Thụy Sĩ đã thông qua qui định bảo vệ động vật, dưới áp lực từ các nhóm hoạt động bảo vệ động vật. Qui định này chính thức có hiệu lực từ tháng 3 năm 2018. Theo đó, hành động "nhúng tôm hùm vào nước sôi phổ biến ở các nhà hàng sẽ bị cấm tuyệt đối".
Luật này tại Thụy Sĩ cũng yêu cầu: "Các loài giáp xác còn sống, như tôm hùm, sẽ không bao giờ được phép ướp đá hoặc bỏ vào nước đá trong quá trình vận chuyển. Động vật thủy sinh phải được để trong môi trường tự nhiên của chúng. Phải gây mê các loài giáp xác trước khi giết chúng".
Theo Đài RTS (một tổ chức phát thanh công cộng Thụy Sĩ), qui định mới sẽ chỉ cho phép chích điện hoặc dùng máy hủy não như là cách để khiến tôm hùm "bất tỉnh" trước khi luộc.
Các nhà hoạt động bảo vệ động vật ở Thụy Sĩ đã nhiều lần chỉ trích cách làm tôm phổ biến tại các nhà hàng nước này. Họ cho rằng tôm hùm và các loài giáp xác khác có hệ thần kinh phức tạp, do đó sẽ cảm nhận đau đớn nhiều hơn nếu bị luộc sống.
Giáo sư Robert Elwood đến từ Đại học Queen's Belfast ở Anh là người đã tiến hành nhiều nghiên cứu khẳng định động vật giáp xác và tôm hùm cảm nhận được sự đau đớn.
Trong một thí nghiệm, ông Elwood chích điện ốc mượn hồn và loài giáp xác này ngay lập tức chạy trốn khỏi "mái nhà" (vỏ) của mình.
Dẫn chứng thực tế về hành vi và phản ứng sinh hóa diễn ra trong cơ thể tôm hùm khi bị luộc sống cho thấy chúng biết đau là: Cơ thể chúng tiết ra hormone cortisol – hormone "stress", y hệt như chúng ta khi bị đau. Chúng không thể kêu, nhưng có giãy giụa, hoặc cố gắng tránh xa khỏi nước sôi.
Mặc dù chưa hoàn toàn bác bỏ được quan điểm đối lập cho rằng "Tôm hùm giống như các loài giáp xác khác, chúng thậm chí còn không có một bộ não thực thụ nên không cảm thấy đau", nhưng một vài quốc gia - điển hình là Thụy Sĩ, đã quyết định cấm hoàn toàn hành động luộc sống tôm hùm. Họ dựa trên một qui tắc trong đạo đức học, gọi là "Nguyên lí phòng ngừa" (Precautionary Principle).
Theo đó, khi không chắc chắn về một điều gì, chúng ta cần hành xử một cách đề phòng.
Hiện Thụy Sĩ không phải là quốc gia duy nhất có qui định bảo vệ tôm hùm khỏi các cách chế biến gây đau đớn, còn có New Zealand, và Reggio Emilia (một thành phố nhỏ miền bắc nước Ý). Tháng 6/2017, Tòa tối cao Italy đã ra lệnh cấm ướp đá tôm hùm tại nhà hàng bởi chúng có thể khiến con vật chịu đau đớn khôn xiết trước khi bị giết và lên bàn ăn phục vụ thực khách.
Cua và tôm hùm thường mất vài phút để chết nếu luộc sống, khi đó chúng quằn quại và rụng chân tay. Động vật giáp xác có thể bị giết trong vài giây bằng dao, nhưng hầu hết những người không chuyên không biết kĩ thuật phù hợp. Điện giật bằng cách sử dụng thiết bị "Crustastun" mất khoảng 10 giây. Nhưng thật không may, chi phí cho thiết bị này quá cao cho mọi người và các nhà hàng.
- Đối với cua
Đối với một con cua nâu, đóng đinh vào mặt dưới của con cua sẽ phá hủy trung tâm thần kinh chính (xem video), việc này chỉ mất vài giây. Sau đó, cua nên được lật lại để chất lỏng chảy ra.
(Nguồn: MattSlaterBiologist)
- Đối với tôm hùm
Bằng cách cắt mặt dưới của con tôm hùm dọc theo đường trung tâm từ đầu đến đuôi, tôm hùm có thể bị giết một cách nhanh chóng và nhân đạo. Không cần phải cắt sâu qua lớp vỏ vì các hệ thần kinh trung ương của chúng nằm sát bên dưới. Cua hoặc tôm hùm sau đó nên được nấu càng sớm càng tốt