Vì sao 'ông trùm' Dũng 'mặt sắt' phi thân trốn nã lại được ung dung tại ngoại?

Hà Tuấn Dũng, hay còn gọi là Dũng “mặt sắt” - một tên tội phạm nguy hiểm với vai trò là kẻ cầm đầu trong đường dây buôn lậu hơn 500 xe ô tô. Dũng từng trốn nã cho đến khi các thuộc hạ của hắn hầu tòa vẫn chưa từng xuất đầu lộ diện. Thời gian gần đây, nhiều người vô cùng ngạc nhiên thấy sự xuất hiện của Dũng ở nhiều nơi như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội…

Phá án vụ buôn lậu siêu xe lòi ra “ông trùm” Dũng “mặt sắt”

Trở lại vụ án, cuối tháng 4-2016, TAND tỉnh Quảng Ninh đã mở phiên tòa xét xử 22 bị cáo trong vụ án buôn lậu ô tô cũ qua biên giới do Hà Tuấn Dũng (tức Dũng “mặt sắt”) cầm đầu. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã làm rõ hành trình liều lĩnh của các bị cáo khi tổ chức vận chuyển trót lọt 575 siêu xe qua đường ống cống!

Hà Tuấn Dũng SN 1974, nguyên là Giám đốc Cty Tuấn Đông. Một thời gian sau khi hoạt động, Dũng “mặt sắt” đã dựng một “đàn em” là Bùi Tiến Quảng lên làm giám đốc, còn “ông trùm” này đứng đằng sau để chỉ đạo.

Theo kết quả điều tra cũng như lời khai của các bị cáo tại phiên tòa, trong số 22 bị cáo phải hầu tòa thì có 13 người là nhân viên Cty Tuấn Đông đồng thời cũng là tay chân, đám “ong ve” dưới trướng của Dũng “mặt sắt”.

7 bị can thuộc Cty Cổ phần xuất nhập khẩu quốc tế Tân Đại Dương. Riêng Dũng “mặt sắt” cùng ba bị can khác thuộc Cty Cổ phần NC là Hoàng Đào Xuân Nghĩa, Hồ Quang Đoàn, Nguyễn Thành Chung tạm thời bị đình chỉ điều tra vì đang bỏ trốn. Tất cả các bị cáo đều bị truy tố tội “Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” theo Khoản 3, Điều 154 Bộ Luật hình sự.

vi sao ong trum dung mat sat phi than tron na lai duoc ung dung tai ngoai
Dàn siêu xe trong vụ án buôn lậu của Dũng “mặt sắt”.

Liên quan đến vụ án này còn có 2 công chức gồm Bùi Quang Anh (SN 1984 trú tại Thanh Sơn, Uông Bí, Quảng Ninh) và Triệu Hoài Anh (SN 1974 trú tại Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội). Quang Anh và Hoài Anh nguyên là cán bộ thuộc Chi Cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh (Hải Hà, Quảng Ninh).

Biết rõ pháp luật nghiêm cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất (TNTX) xe ôtô đã qua sử dụng song Quang Anh và Hoài Anh vẫn có hành vi giúp sức cho nhiều doanh nghiệp xuất lậu ôtô qua biên giới.

Qua 4 ngày xét xử, gần như 22 bị cáo khi bị thẩm vấn về hành vi “vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới” đều nhanh chóng cúi đầu nhận tội. Bị cáo Bùi Thị Phương (vợ Dũng “mặt sắt”) cũng đã thừa nhận bản thân được chồng là Hà Tuấn Dũng giao việc quản lý tài chính của Cty Tuấn Đông. Khi hành vi vận chuyển ô tô trái phép qua biên giới bị bại lộ, Phương đã chỉ đạo cất giấu, tiêu hủy các giấy tờ có liên quan đến việc mua bán hàng trăm siêu xe.

Qua lời khai của các bị cáo tại phiên tòa, Dũng “mặt sắt” đã chỉ đạo Bùi Tiến Quảng (Giám đốc Cty Tuấn Đông) cùng đàn em vận chuyển hàng trăm siêu xe đã qua sử dụng nhằm thu lời bất chính.

Cơ quan điều tra đã làm rõ Cty Tuấn Đông đã thực hiện trót lọt việc vận chuyển 138 xe ôtô (chủ yếu thuộc dòng siêu xe và siêu sang như Audi, Lexus, Mercedes, Porsche, Land Rover...). Trong số đó, chỉ riêng 25 xe ôtô bị cơ quan điều tra thu giữ trong cuộc đột kích vào đêm ngày 5 rạng ngày 6-5-2013 đã được định giá lên tới 17 tỷ đồng.

vi sao ong trum dung mat sat phi than tron na lai duoc ung dung tai ngoai
Các bị cáo tại phiên tòa vắng mặt "ông trùm" Dũng "mặt sắt".

Hành trình thành “trùm” buôn lậu của Dũng “mặt sắt”

Dũng “mặt sắt” từng là đàn em dưới trướng của ông trùm Phương “Ninh hột”, khởi nghiệp bằng nghề buôn bán mủ cao su. Dũng “mặt sắt” đã sử dụng nhiều thủ đoạn để đoạt được ngôi vị đứng đầu giang hồ vùng biên Móng Cái (Quảng Ninh) sau khi Phương “Ninh hột” bị sa cơ.

Thấy lĩnh vực TNTX là miếng mồi béo bở, Dũng lập tức nhúng chân. Dũng “mặt sắt” đã thu nạp Vinh “trắng”, Phó giám đốc Cty TNHH Hồng Công – là một Cty chuyên về lĩnh vực TNTX. Cũng theo kế sách của Vinh “trắng”, để tránh những “thị phi” trong giới giang hồ thì Dũng không lộ mặt thực hiện các phi vụ mà rút vào hậu trường chỉ đạo đàn em của mình.

Từ tháng 5-2012, Dũng “mặt sắt” chuyển nhượng 80% vốn góp của Cty Tuấn Đông cho Bùi Tiến Quảng (SN 1983, trú tại Trà Cổ, TP Móng Cái). Kể từ đó, Quảng lên làm giám đốc Cty Tuấn Đông.

Tuy nhiên, mọi hoạt động của Cty này là do Dũng “mặt sắt” chỉ đạo điều hành. Chính Dũng “mặt sắt” là người đã đứng ra “bao biên” để Cty Tuấn Đông thực hiện các phi vụ vận chuyển ôtô từ nước ngoài về Quảng Ninh rồi đưa sang Trung Quốc trái phép dưới chiêu bài TNTX. Bùi Thị Phương (vợ Dũng “mặt sắt”) là “tay hòm chìa khóa”, cung cấp tài chính và quản lý thu chi cho hoạt động của Cty Tuấn Đông.

Để hợp thức hóa việc TNTX cho xe ôtô cũ, Dũng hướng dẫn cho Quảng trao đổi với đối tượng người Trung Quốc có tên là A Dắt để làm thủ tục ký khống các hợp đồng mua và hợp đồng bán ôtô chưa qua sử dụng với các khách hàng (không rõ tên và địa chỉ), để vận chuyển ôtô từ Hồng Kông về cảng Cái Lân (Quảng Ninh), sau đó vận chuyển sang Trung Quốc qua khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh.

vi sao ong trum dung mat sat phi than tron na lai duoc ung dung tai ngoai
"Ông trùm" Dũng “mặt sắt” trốn nã sao dễ dàng được tại ngoại?

Vừa qua, sau khi nhận được thông tin bạn đọc cung cấp về việc “ông trùm” Dũng “mặt sắt” xuất hiện ở nhiều nơi như Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng… Nhóm PV báo PL&XH đã đi tìm hiểu thông tin, tại TP Móng Cái, nhiều người dân xác nhận việc đã thấy sự xuất hiện trở lại của Dũng “mặt sắt” từ gần 2 tháng nay.

Ông Đặng Đình Vang, Viện trưởng VKSND TP Móng Cái cũng xác nhận với PV: Cái này thẩm quyền không phải của cấp TP, nhưng đúng là đối tượng Dũng được tại ngoại và đang đợi TAND tỉnh Quảng Ninh mở phiên tòa xét xử.

Khi được hỏi: Dư luận lo ngại với một tội phạm từng bị truy nã toàn quốc như Dũng “mặt sắt”, chỉ một thời gian sau khi về trình diện lại được tại ngoại. Nếu Dũng “mặt sắt” tiếp tục tranh thủ chỉ đạo đàn em hoặc tham gia những phi vụ buôn lậu khác thì hậu quả sẽ ra sao? Ông Đặng Đình Vang dứt khoát: “Cái này là do các ông ở trên Trung ương chứ ở đây thì chả có quyền gì”.

Theo luật sư Nguyễn Thanh Hoàng, Đoàn luật sư TP Hà Nội, khi một đối tượng tội phạm đang bị giam giữ có thể được thay đổi biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên, nếu được tại ngoại thì vẫn buộc phải áp dụng biện pháp ngăn chặn không được đi khỏi nơi cư trú. “Nếu đối tượng muốn đi khỏi nơi cư trú ở cấp phường thì phải xin phép và được phép của cơ quan đang áp dụng biện pháp ngăn chặn đối tượng” – luật sư Hoàng giải thích.

vi sao ong trum dung mat sat phi than tron na lai duoc ung dung tai ngoai Giả mạo văn bản Bộ Tài chính bán ô tô của Dũng 'mặt sắt'

Bộ Tài chính và Cục quản lý Công sản bị giả mạo các văn bản với nội dung đấu giá ô tô vi phạm của ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.