(Ảnh minh họa: Infonet) |
Tháng 8/2018, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đóng điện toàn tuyến và chạy thử nghiệm trong vòng từ 3-6 tháng trước khi khai thác thương mại.
Theo ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội), đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,1 km và có 12 ga.
"Từ xe buýt thường lên BRT và tàu điện trên cao là bước tiến của văn minh nhân loại.
Hà Nội chỉ có một tuyến đưa vào khai thác chưa giải quyết được nhiều nhưng đây là dấu hiệu của một phương thức vận tải văn minh.
Theo dự kiến, thời gian di chuyển bằng tàu trên cao sẽ ngắn hơn nhiều so với các phương tiện công cộng khác.
Tốc độ khai thác bình quân của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông vào khoảng 35 km/h (tốc độ thiết kế tối đa 80 km)", ông Trường cho hay.
Về tốc độ 35 km/h, ông Trường cho biết đây là tốc độ trung bình, gấp đôi tốc độ xe buýt thường (16-18 km/h).
"Tốc độ xe buýt phụ thuộc vào tình hình giao thông nhưng đường sắt trên cao thì không, tốc độ là cố định.
Hiện, BRT đang chạy tốc độ bình thường là 23 km/h nhưng cũng phụ thuộc nhiều yếu tố như việc các phương tiện đi vào làn riêng", Tổng giám đốc Metro Hà Nội thông tin.
Cũng theo vị này, tốc độ 35 km/h là tốc độ di chuyển bình quân khi khai thác bởi lẽ tàu phải dừng điểm đầu cuối, dừng đón khách ở các ga.
"Khi khai thác, tàu cần thời gian gia tốc, giảm tốc, dừng đón khách.
Ví dụ như xe buýt thông thường có thể chạy 80 km/h, tốc độ kỹ thuật là 50 km/h nhưng tốc độ khai thác còn phụ thuộc việc dừng đỗ", ông Trường thông tin thêm.
Trao đổi với chúng tôi về tốc độ tàu Cát Linh - Hà Đông, TS Phạm Sanh (chuyên gia giao thông ở TP HCM) cho biết hiện tốc độ đường sắt Bắc Nam khoảng 50-60 km/h, một số đoạn có thể chạy tối đa từ 80-90 km/h.
"Đây là metro đô thị với 13 km và 12 ga, khoảng cách giữa các ga chỉ 1 km nên phải dừng đón khách.
Chỉ có tàu cao tốc, chạy đường dài thì mới đạt 200-300 km/h. Tuy nhiên, con số 35 km/h thì hơi chậm", TS Sanh nói.
Sẽ diễn tập tử lý tình huống khẩn cấp trên tàu
Trong một diễn biến khác, theo đại diện Ban QLDA đường sắt (Bộ GTVT), trong kế hoạch vận hành thử sẽ có các nội dung liên quan đến bảo đảm an toàn khi cháy, nổ, xử lý tình huống khẩn cấp.
"Chúng tôi sẽ xây dựng thành một tài liệu an toàn, đơn vị vận hành khai thác sẽ thực hiện", vị này nói.
Còn theo ông Vũ Hồng Trường, chắc chắn sẽ có diễn tập nhiều lần về việc xử lý tình huống khẩn cấp trên tàu.
"Khi nào an toàn tuyệt đối chúng tôi mới đưa vào vận hành chính thức", ông Trường nhấn mạnh.
Được biết, theo khảo sát có tới 98% người dân được hỏi đều biết đến dự án; 95% số người được hỏi cho biết sẽ phải đi hoặc ít nhất là đi thử 1 lần,
Liên quan đến một vấn đề được nhiều người dân quan tâm là về giá vé, theo ông Trường, khảo sát của đơn vị này cho thấy nhiều người chấp nhận đi tàu trên cao với giá vé lượt cao hơn xe buýt thường từ 35 - 37%.
Tuy nhiên theo vị này thì đa số người được khảo sát muốn sử dụng vé tháng và chấp nhận cao hơn 10 - 15% so với vé tháng của xe buýt thường.
Hé lộ 'khung giá vé' tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông
Cơ quan chức năng đã có khảo sát người dân về mức giá vé tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. |
Sát hạch, cấp phép lái tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông như thế nào?
Đại điện Cục Đường sắt và một số đơn vị liên quan thông tin về dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà ... |