Vì sao trẻ 'khủng hoảng tuổi lên 3'?

Phần lớn trẻ em trong giai đoạn khủng hoảng thường rất khó để giáo dục. Trẻ dường như trượt ra ngoài hệ thống tác động của giáo dục học.
vi sao tre khung hoang tuoi len 3 Gắn bó mẹ - con: Đặc điểm quan trọng của những năm đầu đời
vi sao tre khung hoang tuoi len 3 Bám mẹ là bản năng gốc ở mọi loài, thế nhưng người ta lại coi nó là 'cái tội'

Bạn đã từng nghe tới cụm từ “khủng hoảng tuổi lên 3”? Bạn đã từng đau đầu khi không biết giải quyết thế nào với những thay đổi thất thường của con theo từng lứa tuổi? Bạn đã từng thắc mắc về các dấu hiệu đặc trưng của con trong mỗi giai đoạn, độ tuổi khác nhau?

Bài viết dưới đây của tác giả Nguyễn Minh Thành, hiện là Nghiên cứu sinh Thạc sỹ ngành Tâm lý học giáo dục và Phát triển tại Trung Quốc có sử dụng một số kiến thức/kinh nghiệm cá nhân cùng các lý thuyết được trích dẫn từ một số Học thuyết Tâm lý học để mang tới cho phụ huynh và giáo viên một cái nhìn sâu hơn về khái niệm: Các giai đoạn khủng hoảng của trẻ.

vi sao tre khung hoang tuoi len 3
Anh Nguyễn Minh Thành, hiện là Nghiên cứu sinh Thạc sỹ ngành Tâm lý học giáo dục và Phát triển tại Trung Quốc. (Ảnh: NVCC)

Các giai đoạn khủng hoảng/ nhạy cảm của trẻ

Vygotsky là nhà Tâm lý học Văn hoá – Xã hội lỗi lạc người Nga, có những đóng góp to lớn cho Tâm lý học thế giới. Trong cuốn sách Tâm lý học lứa tuổi do ông chủ biên (1932 – 1934) Vygotsky đã nghiên cứu và đề cập tới một phạm trù trong việc phân chia các giai đoạn theo tuổi phát triển của trẻ em được gọi là “Các giai đoạn khủng hoảng/nhạy cảm”.

Dựa trên sự nghiên cứu một số công trình phân chia giai đoạn tuổi của trẻ em của các tác giả như: Gretrixon, Blonxki, A.Gezel, A.Buzeman, Jean Piaget....Ông đã đưa ra một số lý thuyết đáng chú ý như sau:

- Các đặc điểm của giai đoạn: Khủng hoảng tuổi

Ranh giới để phân chia mở đầu và kết thúc khủng hoảng với các lứa tuổi kế cận hầu như không xác định được. Khủng hoảng xuất hiện không rõ – rất khó để xác định thời điểm nó bắt đầu và kết thúc. Tính chất căng thẳng của khủng hoảng thường diễn ra vào giữa giai đoạn lứa tuổi này.

Phần lớn trẻ em trong giai đoạn khủng hoảng thường rất khó để giáo dục. Trẻ dường như trượt ra ngoài hệ thống tác động của giáo dục học. Trong giai đoạn khủng hoảng ta thường thấy thành tích học tập của trẻ giảm sút, khả năng tập trung kém, ít duy trì được sự hứng thú lâu dài. Cuộc sống nội tâm có sự bất ổn, có những mâu thuẫn xuất hiện với thế giới xung quanh.

vi sao tre khung hoang tuoi len 3
Phần lớn trẻ em trong giai đoạn khủng hoảng thường rất khó để giáo dục. (Ảnh: Báo mới)

Trẻ bộc lộ tính chất “ âm tính” của sự phát triển. Đặc điểm của giai đoạn này khác với đặc điểm ở các lứa tuổi ổn định khác đó là: Hoạt động của trẻ hướng tới “Bản năng chết” tức là thực hiện các công việc có tính chất “phá hoại” hơn là “xây dựng”. Trẻ không xuất hiện những hứng thú mới, những dự định mới, dạng hoạt động mới...trong đời sống nội tâm của mình. Sự phát triển dường như là tắt dần đi và tạm dừng lại ở giai đoạn này.

Khủng hoảng lứa tuổi vừa mang tính tiêu cực – vừa mang tính tích cực. Là động lực để thúc đẩy sự phát triển của trẻ, là cơ hội cho Giáo dục để “lợi dụng” một số đặc điểm nhạy cảm của trẻ với từng loại kiến thức trong các giai đoạn cụ thể.

Với một số đặc điểm mà Vygotsky nêu ra trùng khớp với những “nỗi đau đầu” mà phụ huynh và giáo viên thường gặp phải khi trẻ bước vào các giai đoạn khủng hoảng.

Vygotsky và các cộng sự đưa ra một số mốc khủng hoảng lứa tuổi như sau:

1. Khủng hoảng sơ sinh (2 tháng – 1 tuổi )

Trong giai đoạn này ngay từ đầu sự phát triển thể lực của đứa bé suy giảm trong những ngày đầu tiên sau khi sinh. Sự thay đổi môi trường sống đòi hỏi ở đứa bé khả năng thích nghi cao. Giai đoạn này là một sự chứng thực và khẳng định mạnh mẽ về sự phát triển và tạo sinh cái mới. Đứa bé xuất hiện những cấu trúc mang tính mới hoàn toàn, phát triển những kỹ năng mang tính mới lạ - đây cũng chính là những khó khăn và thách thức mà đứa bé gặp phải trong giai đoạn này.

2. Khủng hoảng 1 tuổi (1 – 3 tuổi) - khủng hoảng tuổi ấu thơ

vi sao tre khung hoang tuoi len 3
Trẻ 1-3 tuổi bị khủng hoảng niềm tin. Giai đoạn này trẻ rất cần sự ôm ấp, yêu thương, vỗ về của mẹ. (Ảnh: Awesome Memories Photography)

Cần phải nhắc lại nội dung về lý thuyết gắn bó của John Bowlby. Trong giai đoạn này các đặc điểm của đứa trẻ trong mối quan hệ Mẹ - Con được coi là đặc điểm chính. Đứa trẻ tạo lập sự tin tưởng vào thế giới thông qua việc xây dựng mối quan hệ với người Mẹ.

Sự ôm ấp, yêu thương, vỗ về của người Mẹ giúp trẻ xây dựng niềm tin vào thế giới xung quanh và tạo lập sự tự tin của bản thân mình với thế giới. Ngược lại sự thờ ơ, xa lánh, thiếu dẫn dắt hoặc sự gắn bó một cách thái quá của người Mẹ với Con gây nên ở nội tâm trẻ một sự thiếu tin tưởng hoặc bất an đối với thế giới bên ngoài. Sự khủng hoảng ở giai đoạn này chính là: Khủng hoảng niềm tin trong việc xây dựng mối quan hệ với thế giới quan thông qua hình ảnh người Mẹ.

3. Khủng hoảng tuổi lên 3 (3 – 6 tuổi)

Giai đoạn này được nhiều tác giả gọi là: Giai đoạn chống đối hay Giai đoạn ngang bướng.

Giai đoạn này đặc trưng bởi sự thay đổi mạnh mẽ và bất ngờ trong nhân cách và nội tâm của đứa trẻ trong một thời gian ngắn. Trẻ thể hiện tính ngang ngạnh, khó dạy bảo, thất thường và tự tiện. Một số quy tắc đã được Phụ huynh và Giáo viên thiết lập cho trẻ ở giai đoạn trước đều bị phá huỷ ở Khủng hoảng tuổi lên 3.

Trong giai đoạn này, trẻ có sự thay đổi sâu sắc trong nhận thức về bản thân mình, bắt đầu thoát ra khỏi sự ràng buộc chặt chẽ của mối quan hệ Mẹ - Con. Đứa trẻ bắt đầu biết sử dụng những từ ngữ như: Con muốn, cho Con, của Con, của Bạn, của Mẹ...diễn tả sự “tự thức”, nhận ra mình trong đám đông và các mối quan hệ.

Trẻ lên 3 thoát khỏi sự áp đặt hay ra lệnh từ phía phụ huynh và giáo viên, Con nhận ra vai trò – quyền lực của mình trong mối quan hệ với bạn bè – người lớn. Trẻ có nhu cầu to lớn và mạnh mẽ trong việc khẳng định cái tôi cá nhân, thường thể hiện bằng việc chống đối hoặc làm ngược lại ý muốn của người chăm sóc. Đồng thời, những trẻ này đã gần như đạt được sự hoàn thiện trong các hoạt động vận động thô, các cơ bắp của trẻ có sự lớn mạnh, trẻ bộc lộ nhu cầu vận động cao...thể hiện ở việc trẻ rất ưa những hoạt động chạy nhảy, không chịu ngồi im hoặc hay bị phân tán sự chú ý trong khi học tập.

vi sao tre khung hoang tuoi len 3
Giai đoạn 3-6 tuổi là giai đoạn ngang bướng, chống đối của trẻ. (Ảnh: Popsugar)

4. Khủng hoảng 7 tuổi (7 – 12 )

Hiện nay do số tuổi đi học của học sinh tiểu học bắt đầu từ 6 tuổi nên có thể điều chỉnh độ tuổi của giai đoạn này thành: Khủng hoảng 6 tuổi.

Đây là giai đoạn trẻ có sự chuyển tiếp từ Mẫu giáo sang Tiểu học, là độ tuổi đi học chính thức. Trẻ ở độ tuổi này, không còn là tuổi Mầm non nhưng cũng chưa hẳn là tuổi thiếu nhi. Trẻ vẫn giữu lại rất nhiều nét tính cách của tuổi Mẫu giáo nhưng đồng thời phải thay đổi để kịp thích nghi với đặc điểm của việc học tập chính thức trong trường Tiểu học.

Trẻ thể hiện sự mất cân bằng tâm lý, chưa có sự vững vàng về ý chí và tình cảm cùng với đó là sự thay đổi đột ngột trong hình thức học tập và giáo dục. Việc học lúc này đã trở thành bắt buộc, không còn là những hoạt động chơi ở lớp Mầm non, giờ học kéo dài, bắt đầu xuất hiện áp lực của việc kiểm tra và đánh giá ở trên lớp cùng với sự kỳ vọng từ phía gia đình. Trẻ rất dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, chán nản và có tính cách chống đối. Trẻ cũng biểu hiện sự khó tập trung do bị thay đổi giờ giấc sinh hoạt và phương pháp học tập.

Vai trò của các giai đoạn khủng hoảng

Vygotsky nhấn mạnh rằng: Các giai đoạn khủng hoảng không chỉ mang những đặc điểm tiêu cực mà còn có những điểm tích cực rất đáng chú ý.

vi sao tre khung hoang tuoi len 3
Giai đoạn khủng hoảng là lúc xuất hiện những nét tính cách mới ở trẻ em. (Ảnh: MarryBaby)

1. Giai đoạn khủng hoảng là lúc xuất hiện những nét tính cách mới ở trẻ em: Ví dụ

- Giai đoạn khủng hoảng tuổi sơ sinh thể hiện sự thích nghi của trẻ với một môi trường sống mới, trẻ có sự xuất hiện của các kỹ năng hoàn toàn mới (Bú, mút, phản xạ giác quan, vận động thô: Bò, trườn, tập đi...)

- Với khủng hoảng tuổi lên 3. Nếu sự khủng hoảng diễn ra không mạnh mẽ và chậm chạp rất có thể sẽ mang đến sự ức chế rất mạnh trong sự phát triển về mặt tính cách và ý chí trong những giai đoạn tiếp theo

- Với khủng hoảng tuổi lên 7: Trẻ đạt được những thành tự đáng kể như: Tính tự lập của trẻ tăng lên, quan hệ xã hội mở rộng

2. Việc xác định đúng các giai đoạn khủng hoảng của trẻ đồng thời cung cấp cho Phụ huynh, nhà giáo dục và người làm công tác chăm sóc trẻ những đặc điểm để xác định:

Giai đoạn chín muồi trong nhận thức, kỹ năng, nội tâm của trẻ. Đây là 1 nội dung nhận được sự quan tâm lớn của nhà tâm lý Howard Gardner, ông cho rằng các với giai đoạn chín muồi khác nhau trẻ sẽ bộc lộ những tiềm năng khác nhau ở mỗi lĩnh vực trí khôn. Giúp chúng ta góp phần xác định được độ tuổi khôn của trẻ để có những tác động giáo dục hiệu quả nhất.

Bài viết có tham khảo từ Tuyển tập Tâm lý học - NXB Đại học quốc gia Hà Nội

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.