Tuyệt chiêu chế ngự những nổi loạn và khủng hoảng của trẻ 2-5 tuổi

Thật ra trẻ không hư hơn, chỉ vì bố mẹ không hiểu tâm lý và chưa biết cách “chế ngự” những khủng hoảng của trẻ.

Người ta thường dùng từ “khủng hoảng tuổi lên 2, lên 3, lên 4” để chỉ tình trạng thay đổi về tâm sinh lý cũng như hành vi của trẻ. Ít ai nhắc đến khủng hoảng tuổi lên 1, bởi trong giai đoạn 0-2 tuổi, trẻ chưa “nổi loạn” và khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu như giai đoạn 2-5 tuổi.

Khi con lên 2, nhiều bố mẹ ngỡ ngàng trước sự thay đổi chóng mặt của con. Con ương bướng hơn, nghịch ngợm hơn, dễ nổi cáu và không còn nghe lời bố mẹ như trước. Thật ra con không “hư” hơn, chỉ vì bố mẹ không hiểu tâm lý của con và chưa biết cách “chế ngự” những khủng hoảng này.

tuyet chieu che ngu nhung noi loan va khung hoang cua tre 2 5 tuoi
Con khủng hoảng 1, bố mẹ khủng hoảng 10.

Tâm lý chung của trẻ 2-5 tuổi

Ở độ tuổi 2 – 3 tuổi, trẻ bắt đầu biết dùng nhiều câu phức hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng hiểu tất cả những điều người lớn nói hay những khái niệm trừu tượng. Chúng vẫn chỉ biết nghĩ theo nghĩa đen và cần được giải thích cụ thể. Nhiều trẻ bắt đầu có suy nghĩ logic và bắt đầu hiểu trình tự các chuỗi sự kiện.

Những đứa trẻ này đang học cách dùng từ ngữ để nói lên những ý muốn của chúng. Chúng biết rằng lời nói của bố mẹ ảnh hưởng rất lớn tới chúng, do đó chúng bắt đầu nhận ra rằng từ ngữ mà chúng sử dụng cũng có thể thay đổi tình thế. Chúng tự tạo những từ ngữ có ý nghĩa hơn, mạnh mẽ hơn. Ví dụ khi chúng phản ứng gay gắt, hét lên, cáu giận, chúng cũng nhận ra thái độ của bố mẹ thay đổi theo đó. Chỉ cần bố mẹ “sơ sảy”, sẽ bị chúng nắm điểm yếu và chỉ đạo bố mẹ.

tuyet chieu che ngu nhung noi loan va khung hoang cua tre 2 5 tuoi
“Không” và “tại sao” là 2 từ thông dụng nhất của các bé ở lứa tuổi này..

“Không” và “tại sao” là 2 từ thông dụng nhất của các bé ở lứa tuổi này. Chúng nói “không” với mục đích muốn tuyên bố không gian riêng của mình. “Tại sao” được các bé sử dụng với mong muốn hiểu nhiều hơn về thế giới xung quanh”. Đôi khi “tại sao” cũng là từ để chúng thắc mắc: “Tại sao bố mẹ lại có quyền chỉ đạo con”.

Các bé từ 2-5 tuổi rất thích tham gia vào các quyết định, bởi chúng sẽ có cảm giác có một chút quyền lực và tự chủ. Có thể chúng nghĩ rằng chúng có thể chiếm những vị trí khác nhau từ người mẹ, hoặc là chúng nghĩ “mình đã lớn rồi đó, mình có thể nói bất cứ điều gì mình muốn chứ”.

Trẻ ở độ tuổi này cũng thích bắt chước, nhất là bắt chước bố mẹ. Nếu bố mẹ nói những lời tích cực với trẻ, trẻ sẽ học theo. Ngược lại nếu bố mẹ thường xuyên dùng từ ngữ thô tục hoặc hay gằn giọng, quát lớn, trẻ cũng bị ảnh hưởng theo như vậy.

tuyet chieu che ngu nhung noi loan va khung hoang cua tre 2 5 tuoi
“Tại sao bố mẹ lại có quyền chỉ đạo con” là câu hỏi chúng nghĩ nhiều trong đầu nhất.

Chúng bắt đầu tự nghĩ ra những lời giải thích dễ thương giúp chúng hiểu vấn đề hơn. Ví dụ như nói về mùa đông và nỗi buồn của chúng thì chúng giải thích “khi tuyết tan là mùa đông đang khóc đấy”.

Ở độ tuổi 3-5 tuổi, trẻ đã bắt đầu hiểu được những giải thích về nguyên nhân và kết quả một cách đơn giản. Ví dụ : “Thuốc sẽ giúp con thấy khoẻ hơn”, “nếu con ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, con sẽ lớn phổng phao và thông minh hơn”.

Nguyên tắc cần nhớ để đối mặt với những khủng hoảng của con

Hãy quan tâm tới các bé nhiều nhất có thể. Thậm chí những cử chỉ quan tâm thoáng qua cũng sẽ giúp nhu cầu giao tiếp của bé nhiều lên. Nếu bé nói “chơi với con đi” nhưng bạn lại đang bận, thế thì hãy giải thích cho bé tại sao như “hôm nay làm việc mẹ mệt quá, cho mẹ nghỉ mấy phút nữa thôi, rồi mẹ chơi với con. Khi đó bé sẽ hiểu bạn đang mệt, và không nhõng nhẽo nữa.

tuyet chieu che ngu nhung noi loan va khung hoang cua tre 2 5 tuoi
Hãy quan tâm đến con nhiều hơn, dành thời gian trò chuyện, chơi với con.

Hãy cẩn thận với giọng điệu khi bạn nói. Các bé rất nhạy cảm với ngữ điệu và ngôn ngữ cơ thể của bố mẹ.

Hãy để ý tâm trạng của bé, vì điều này sẽ giúp bé biểu hiện cảm xúc của bé thành từ ngữ. Nếu bé không được chơi lượt kế tiếp, hãy hỏi bé rằng “con muốn chơi với trái banh tiếp đúng không?” hoặc là “con có buồn không?”.

Hãy cố gắng giúp bé tìm ra và giải quyết vấn đề. Ví dụ như bạn có thể hỏi bé “bộ phim làm con sợ hả?” và nếu như bé không trả lời bạn có thể hỏi tiếp rằng “khuôn mặt diễn viên làm con sợ hả ?”.

Hãy giúp các bé phát triển nhận thức về cảm xúc. Thậm chí nếu đó là hành vi sai trái, hãy nói chuyện thẳng thắn với bé. Hầu hết các bé đều có thể hiểu câu “thỉnh thoảng mẹ cũng rất bực bội”.

tuyet chieu che ngu nhung noi loan va khung hoang cua tre 2 5 tuoi
Tâm lý trẻ thay đổi thất thường, đang vui có thể khóc và cáu giận.

Hãy đưa ra những lựa chọn. Từ đó các bé sẽ học được cách có trách nhiệm với lựa chọn do mình đưa ra. Ví dụ bạn có thể hỏi bé “con muốn ăn cháo hay bánh mì cho bữa sáng”.

Nếu thấy bé buồn vì phải chia sẻ đồ chơi, bạn có thể hỏi “con có thích sở hữu món đồ đó không? nếu thế thì con sẽ làm gì nào?”. Bằng cách nhấn mạnh và nói chuyện về nó, có thể bé sẽ không chấp nhận những bé sẽ bình tĩnh hơn.

Hãy tạo “cơ hội an toàn” cho bé để thể hiện cảm xúc của mình. Ví dụ như khi bé đang bực bội, đừng mắng bé “con đừng hét lên nữa” mà hãy nói rằng “con có thể vào phòng tắm và hét lớn hết cỡ trong 1 phút nhé”.

Và đừng giải thích quá nhiều. Những lời giải thích đơn giản và ngắn gọn sẽ hiệu quả hơn nhiều so với những cuộc thảo luận kéo dài liên miên. Nếu bé đang rất tức giận, hãy giữ bé thật gần, ôm bé vào lòng sẽ hữu hiệu hơn bất cứ lời nói nào đấy.

Thảo Ngân

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.