Vì sao Việt Nam hấp dẫn với giới đầu tư nước ngoài?

Theo The Economist, Việt Nam tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài nhờ thành công trong chống dịch Covid-19, nhịp đập kinh tế ổn định và Chính phủ có các chính sách khuyến khích đầu tư kịp thời.

Hồi đầu tháng 2/2020, khi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra – khởi phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) có dấu hiệu trở nên phức tạp, Việt Nam đã quyết định đóng cửa biên giới.

Việt Nam phản ứng nhanh trong việc ngăn chặn đà lây lan của Covid-19 với chiến thuật xét nghiệm, truy vết ca nhiễm và cách li triệt để. Vì đại dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam bị tổn thương nhất định, nhưng đang nhanh chóng lấy lại đà hồi phục nhanh hơn hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tiềm năng tăng trưởng dương trong năm nay.

Việt Nam cũng là điểm đến được yêu thích với hoạt động đầu tư nước ngoài FDI, đặc biệt là ngành dệt may. Thời gian gần đây, Việt Nam đã góp mặt vào các mắt xích chính trong chuỗi cung ứng công nghệ.

Vì sao Việt Nam hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài? - Ảnh 1.

Giữa đại dịch Covid-19, nhịp đập kinh tế ổn định cũng giúp Việt Nam tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. (Ảnh: Getty)

Việt Nam không chỉ nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các công ty đa quốc gia, quốc gia này còn có sức hút với các nhà đầu tư tại thị trường cận biên. Quốc gia đã thừa hưởng được nhiều lợi ích lớn từ tốc độ tăng trưởng mạnh của ngành thương mại toàn cầu trong vài chục năm trở lại đây. Và hiện tại đang tiếp tục tận dụng thời cơ từ sự sụp đổ của toàn cầu hóa.

Trong bối cảnh toàn cầu bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nền kinh tế ổn định giúp Việt Nam tăng thêm sức hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài. Nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch lên hoạt động kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã giữ giá trị đồng Việt Nam khá ổn định so với đồng đô la, đồng thời thắt chặt tín dụng ngân hàng.

Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ 1/8 cũng giúp tăng sức hấp dẫn của quốc gia này với thế giới.

Trong khi đó, đầu tư FDI tiếp tục mở rộng. Trong năm 2020, Việt Nam nhận nhiều khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc đại lục, Hong Kong và Singapore. Với doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam là nơi lí tưởng để đầu tư khi việc sản xuất đã trở nên quá tốn kém ở Trung Quốc. Việt Nam cũng là nơi ẩn náu cho các công ty nước ngoài trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa đi đến hồi kết.

Chiến lược kinh tế của Việt Nam được so sánh là khá giống như Trung Quốc đã từng làm như thu hút nhiều FDI, xuất khẩu tăng, mở rộng chuỗi giá trị từ dệt may đến công nghệ.

Việt Nam còn sở hữu nhiều ưu điểm khác như: nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tốc độ đô thị hóa nhanh, cải thiện cơ sở hạ tầng tốt và tầng lớp trung lưu đang mở rộng.

Về mặt hạn chế, Việt Nam áp đặt giới hạn sở hữu nước ngoài đối với một số công ty. Đây là lí do chính khiến quốc gia này vẫn được xếp vào nhóm thị trường cận biên, không phải thị trường mới nổi. Ở thị trường cận biên, những nhà đầu tư nước ngoài muốn mua cổ phiếu đã đạt đến giới hạn sở hữu buộc sẽ phải mua từ một người nước ngoài khác. Những giao dịch ngoại hối này có thể mất vài tuần để được sắp xếp và phê duyệt.

Bản chất định hướng thương mại của mô hình kinh tế Việt Nam sẽ khiến nước này phải chịu những ảnh hưởng nhất định từ các nền kinh tế khác, điển hình như Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, vẫn đang đối mặt với số ca nhiễm Covid-19 tăng cao mỗi ngày.

#StandUpVietnam là chương trình đặc biệt đồng hành cùng các doanh nghiệp trong nước chia sẻ và truyền cảm hứng vượt qua những khó khăn từ đại dịch COVID-19.

#StandUpVietnam mong muốn được đón nhận những chia sẻ kinh nghiệm, hiến kế chính sách, giải pháp thúc đẩy kinh doanh, cách thức quản trị trong khủng hoảng… từ chính những doanh nhân đang chèo lái DN vượt qua thử thách lớn này.

Các thông tin từ quí DN sẽ được các cơ quan báo chí tham gia #StandUpVietnam biên tập, đăng tải hoàn toàn miễn phí trong chương trình nếu nội dung được đánh giá là hữu ích, thiết thực, tích cực.

Các thông tin vui lòng gửi về địa chỉ email info@vietnambiz.vn và info@vietnammoi.vn kèm đầu mối liên lạc để #StandUpVietnam có điều kiện tương tác, hỗ trợ và kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (4/5 - 10/5): Đề xuất làm cao tốc Phủ Lý - Nam Định, sẽ mở rộng Vành đai 2 Hà Nội
Đề xuất làm cao Phủ Lý - Nam Định; hơn 17.000 tỷ đồng mở rộng gần 4 km vành đai 2 Hà Nội; lên kế hoạch làm vành đai 4 đoạn qua Bình Dương; phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2050... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.