Ngày 16/8, Tổng cục Phòng chống thiên tai tổ chức Hội thảo Ứng dụng khoa học công nghệ vào phòng chống thiên tai nhằm lấy ý kiến của các đơn vị chuyên môn và các chuyên gia về công tác dự báo, ứng phó với bão lũ.
Theo Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhiều năm qua, Chính phủ đã đảm bảo cung cấp khoảng 1,5% tổng chi ngân sách Nhà nước cho khoa học công nghệ, nhưng kết quả nghiên cứu ứng dụng trong công tác phòng chống thiên tai chưa thể hỗ trợ tích cực và hiệu quả.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội thảo Ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai. (Ảnh: Mỹ Hà).
Theo báo cáo, Việt Nam đang là một trong 5 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Các hiện tượng thời tiết dị thường cộng hưởng với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu ngày càng nguy hiểm và khó lường, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, sản xuất của người dân.
Đến naynào. Những hệ thống cảnh báo đơn thiên tai như lũ quét, sạt lở đất cũng chưa được đầu tư đúng mức về khoa học và công nghệ.
Bộ trưởng Cường lấy vụ về việc hàn khẩu đê sông Hồng hay nâng cao trình đỉnh đê sông Bùi năm 2018, quy trình làm vẫn rất thủ công bằng cách sử dụng các bao tải cát, trong khi các nước châu Âu đã có hệ thống đê di động và lắp ghép từ hơn 50 năm trước.
"Để thích ứng với thiên tai, chúng ta cần có các nhóm giải pháp và phải gắn với việc ứng dụng khoa học công nghệ và đây là giải pháp lý tưởng nhất ở thời điểm này", Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.
Trong tháng 7, mưa lũ lớn gây ảnh hưởng nặng nề tới các khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ. (Ảnh minh họa: Tuấn Anh).
Tại hội thảo, Tổng cục Phòng chống thiên tai cùng các đơn vị chuyên môn, cố vấn, chuyên gia đã có báo cáo về các giải pháp công nghệ liên quan đến việc ứng phó với thiên tai ở một số khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão lũ như: Vùng núi Bắc Bộ, miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, các giải pháp chủ yếu tập trung vào hệ thống cảnh báo sớm, lũ quét, lũ bùn, chống xói lở và ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý đê điều.
Tuy nhiên, góp ý về những báo cáo này, TS Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam cho rằng các đơn vị chuyên môn nên thay đổi tư duy để tìm cách phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, thay vì đề cao tính "phòng chống".
TS Trường cũng cho rằng, muốn phòng tránh thiên tai chủ động thì công tác dự báo phải được đặt lên hàng đầu. Bởi lẽ, biến đổi khí hậu đã làm gia tăng các hiện tượng cực đoan. Sự gia tăng này gắn liền với sự gia tăng biên độ dao động của các quá trình thời tiết, khí hậu và gần như phá vỡ tính quy luật của các hiện tượng.
Do đó, theo TS Trường, để phòng tránh thiên tai, các bộ, ngành, địa phương cần tận dụng và nâng cao chất lượng các bản tin dự báo để triển khai phương án phòng tránh kịp thời khi có thiên tai xảy ra. Mặt khác, các địa phương cũng phải tiến hành quy hoạch, xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, môi trường đáp ứng phòng tránh các loại thiên tai phù hợp cho từng miền, từng khu vực một cách hợp lý.
"Phòng tránh thiên tai rất cam go, khốc liệt nhưng đáng lo hơn cả nếu thiên tai cộng với nhân tai. Đó mới là thảm họa thực sự, hậu quả khó lường", TS Tô Văn Trường nói.
Tại Hội thảo, Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cũng đưa ra lý giải cho những khó khăn trong công tác phòng chống thiên tai. Theo ông, Việt Nam ở vị trí nằm trên bờ Biển Đông, trong khu vực Thái Bình Dương - nơi được coi là rốn bão của thế giới.
Trong giai đoạn 2016-2018, có 51 cơn áp thấp, áp thấp nhiệt đới và bão hình thành trên khu vực này. 2,1 triệu lượt thuyền 9,5 triệu lượt người trong 3 năm vừa qua phải sơ tán, cho thấy vị trí địa lý của nước ta hoàn toàn bất lợi trước những diễn biến phức tạp của thiên tai. Mật độ dân số cao cùng với sự phát triển của nhiều loại hình kinh tế cũng gây tác động không nhỏ tới tác động của biến đổi khí hậu ở nước ta.