Việt Nam sẽ thay thế Trung Quốc trở thành bạn hàng lớn của Mỹ?

Chuyển biến này diễn ra trong bối cảnh lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ từ Trung Quốc đã giảm 12,5% trong năm 2019, tính đến tháng 8 vừa rồi. Nhập khẩu từ Trung Quốc cũng giảm 43,25 tỉ USD so với cùng kì năm 2018.

Trong khi đó, 9 tháng năm 2019, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng 34,8% so với cùng kì năm trước. Con số này tiếp nối đà tăng trong 8 tháng trước, và cao gấp hơn 6 lần so với mức tăng của cả năm 2018.

Kịch bản Việt Nam sẽ thay thế Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu lớn của thế giới dường như đang diễn ra, khi Việt Nam chắc chắn sẽ chen chân vào một số hoạt động kinh doanh của Trung Quốc với Hoa Kỳ.

Theo IHS Markit, trong 9 tháng đầu năm nay, nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam đã tăng 34,8% so với năm trước. Trong khi mức tăng của cả năm 2018 chỉ là 5,8%. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đại lục đã giảm 13,4% so với cùng kì trong 9 tháng đầu năm.

Trước đó, lượng hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đã tăng với mức 34%, tương đương 10,9 tỉ USD trong tháng 8. Con số này giúp thứ hạng của Việt Nam nhảy từ thứ 12 sang thứ 7 trong danh sách các bạn hàng nhập khẩu của Mỹ, theo dữ liệu từ Cục điều tra dân số Hoa Kỳ.

Chuyển biến này diễn ra trong bối cảnh lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ từ Trung Quốc đã giảm 12,5% trong năm 2019, tính đến tháng 8 vừa rồi. Nhập khẩu từ Trung Quốc cũng giảm 43,25 tỉ USD so với cùng kì năm 2018.

anh-chup-man-hinh-2019-10-07-luc-091825-15704149779921319522454

Việt Nam xếp thứ 2 sau Mexico trong nhóm các quốc gia và vùng lãnh thổ tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 8. (Đồ họa: Tất Đạt).

Michael Ryan, Phó Giám đốc dịch vụ công nghiệp so sánh của IHS Markit, suy luận: "Thuế quan là lí do chính đằng sau sự suy giảm nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc".

Bộ Công Thương cũng từng nhận định: "Yếu tố thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa còn là xuất khẩu sang thị trường Mỹ dự báo tiếp tục tăng trưởng tích cực, khi các nhà nhập khẩu Mỹ đẩy mạnh tìm kiếm hàng hóa thay thế hàng Trung Quốc, và các cơ sở sản xuất mới sau khi dịch chuyển đầu tư".

Theo báo cáo, các loại hàng xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam sang Mỹ là máy tính, thiết bị điện thoại và máy móc khác. Theo Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, các sản phẩm này là một trong những hàng nhập khẩu hàng đầu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc đại lục, Mông Cổ và Đài Loan vào năm 2018.

CNBC nhận xét rằng điều đó cho thấy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ có thể đã bù vào khoảng trống mà dòng chảy giữa Trung Quốc và Mỹ để lại.

Việt Nam thường được coi là một trong những quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong cuộc chiến thương mại, vì sự gia tăng xuất khẩu sang Mỹ. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã chứng kiến một bước nhảy vọt trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ các nhà sản xuất đang tìm cách trốn khỏi Trung Quốc để né thuế quan của Mỹ áp lên.

"Nhưng Hoa Kỳ đã không đầu tư vào Việt Nam quá lớn", ông Ryan lưu ý. Ông chỉ ra rằng các khoản đầu tư của Mỹ vào Việt Nam chỉ chiếm 2,7% tổng vốn FDI mà Việt Nam nhận được.

Một trong những lí do là Hoa Kỳ không có thỏa thuận thương mại tự do với Việt Nam hay hợp tác chính thức với ASEAN một cách sâu rộng về thương mại. Nhưng ông Ryan nhìn nhận: "Đó sẽ là một trong nhiều yếu tố thúc đẩy tốc độ và mức độ đa dạng hóa chuỗi cung ứng vào Việt Nam".

105450322-1536891935460gettyimages-540904624

Việt Nam cần đội ngũ nhân lực lành nghề lớn để đón đầu các luồng FDI. (Ảnh: Getty).

Trước cơ hội này, Việt Nam cũng phải đối mặt với sự thiếu hụt lao động lành nghề. Nguồn nhân lực trong nước khó thể hỗ trợ nhiều công ty đa quốc gia đang tìm cách di dời các bộ phận trong chuỗi cung ứng sản xuất của họ ra ngoài Trung Quốc.

"Nói đơn giản, nhu cầu đang vượt xa khả năng cung cấp nhân lực hiện tại", ông Ryan nói. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng ở Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn cho nhiều công ty quốc tế thành lập cửa hàng.

Theo ông, việc tìm kiếm các đối tác kinh doanh địa phương và đáp ứng các yêu cầu của chính phủ trong việc xin giấy phép có thể là trở ngại lớn cho các công ty nước ngoài. 

Chuyên gia đến từ IHS Markit không đánh giá cao chất lượng đường sá ở Việt Nam. Bên cạnh đó, các cảng đã bị tắc nghẽn, điều này làm tăng thêm thời gian đi lại và di chuyển hàng hóa xung quanh.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.