Nguồn tin từ Viettel cho biết ngay khi có giấy phép, công ty này đã bắt tay vào đầu tư thiết bị, xây lắp hạ tầng và dự kiến khai trương dịch vụ vào quý I/2017 trên băng tần 1800 MHz. Đây là băng tần đã được cấp phép trước đây cho 2G.
Ông Hoàng Sơn – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel - chia sẻ: “Khách hàng đã chờ đợi công nghệ 4G từ lâu”.
Vị lãnh đạo Viettel phân tích, nhu cầu sử dụng dữ liệu di động của người dùng Việt Nam đã và đang phát triển nhanh. Nếu như 5 năm trước, nhu cầu về dữ liệu di động hầu hết chỉ là đọc báo mạng, thì giờ đây khách hàng cần xem hoặc chia sẻ video HD ngay lập tức trên mạng xã hội.
Công nghệ mới như VR (thực tế ảo), game tương tác… bắt đầu xuất hiện phổ biến trong khi 3G không thể đáp ứng được cả về tốc độ lẫn dung lượng. “Người dùng cần một mạng di động công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu người dùng đang tăng rất nhanh”, ông Sơn nhận xét.
Trước đó, Viettel thử nghiệm thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ 4G tại Vũng Tàu. Vào tháng 12/2015, Viettel triển khai 157 trạm 4G.
Ở giai đoạn thử nghiệm, 4G của Viettel có tốc độ thực tế với các máy đầu cuối đạt tối đa 289Mb/s. Sau Vũng Tàu, Viettel thử nghiệm thành công 4G ở Hà Nội.
Về giá của dịch vụ 4G, ông Hoàng Sơn cho biết: “Công nghệ mới cần được phổ cập cho số đông. Nhờ đó, giá thành sẽ rẻ nhờ lợi thế quy mô. Với 4G, giá cước sẽ rẻ hơn 3G, đồng thời chúng tôi cũng sẽ tạo ra các gói cước linh hoạt để khách hàng được sử dụng với mức chi phí hợp lý nhất”.
Cách đây ít ngày, 4 nhà cung cấp lớn của Việt Nam là Viettel, VNPT, VinaPhone và Gtel chính thức được cấp phép cung cấp dịch vụ mạng 4G. Chia sẻ về công nghệ 4G tại Việt Nam, hầu hết các chuyên gia trong và ngoài nước đều cho rằng đây là thời điểm chín muồi để triển khai, không nên chậm trễ thêm.
Cận cảnh Xiaomi Mi MIX - chiếc smartphone phá bỏ mọi giới hạn thiết kế
Thiết kế đậm chất tương lai của Xiaomi Mi MIX là một bước tiến lớn cho thấy thương hiệu Trung Quốc đang dần thoát khỏi ... |