Công nghệ thực tế ảo được ứng dụng trong kinh doanh như thế nào?

Các nhà phân tích và chiến lược gia của ngành công nghệ cho rằng, thực tế ảo sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong các lĩnh vực kinh doanh hiện tại.

Mức độ quan tâm đến thực tế ảo đang bùng nổ khi các doanh nghiệp đang dần khám phá ra những ứng dụng tuyệt vời mà công nghệ này có thể làm được, nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng.

Công nghệ thực tế ảo có thể đóng vai trò hỗ trợ lực lượng lao động và tăng trải nghiệm tương tác của khách hàng. Nó hứa hẹn sẽ làm thay đổi cách thức hoạt động của các doanh nghiệp hiện tại.

Những lĩnh vực kinh doanh nào có thể nắm bắt và ứng dụng công nghệ này vào thực tế? Theo Eric Abburzzese, nhà phân tích nghiên cứu tại ABI Research cho biết, các ngành như giáo dục, phát hành game, chăm sóc sức khỏe, công nghiệp và bán lẻ, có thể hưởng lợi từ việc công nghệ thực tế ảo ngày càng được phát triển.

Bán lẻ

Cong-nghe-thuc-te-ao-duoc-ung-dung-trong-kinh-doanh-nhu-the-nao-1

Thực tế ảo sẽ tạo ra trải nghiệm mua sắm hoàn toàn mới. (Ảnh: Forbes).

Bất kì chiếc điện thoại thông minh hay mẫu máy tính bảng nào trong tương lai cũng có thể trở thành một nền tảng thực tế ảo, tạo ra môi trường mua sắm mới cho khách hàng, dù đó là trong cửa hàng truyền thống hay trực tuyến.

Công ty ứng dụng thực tế ảo Marxent đã giúp Harley-Davidson tạo ra một ứng dụng trên iPad, cung cấp trải nghiệm mua sắm ảo cho khách hàng ngay tại nhà, từ khả năng lựa chọn các loại thân xe, ghế ngồi, đèn chiếu sáng đến các option khác của một chiếc xe đạp.

Các thương hiệu thời trang có thể cho phép mọi người sử dụng thực tế ảo để thử quần áo trước khi mua. Các nhà phát hành game có thể đưa nhân vật của họ xuất hiện ngay trong phòng khách của người chơi. Các nhà sản xuất đồ uống có thể cho phép bạn rót môt li cocktail ảo trước khi quyết định gọi món. Thậm chí, các công ty du lịch còn có thể ứng dụng thực tế ảo để tăng trải nghiệm du lịch của du khách tại mỗi địa điểm.

Các nhà bán lẻ thương mại điện tử cũng có thể sử dụng công nghệ thực tế ảo để tạo ra một cửa hàng ba chiều, gần như có thể tái tạo được trải nghiệm mua sắm tương tự như trong một cửa hàng truyền thống.

Lĩnh vực công nghiệp

Cong-nghe-thuc-te-ao-duoc-ung-dung-trong-kinh-doanh-nhu-the-nao-2

Sử dụng thực tế ảo có thể giúp cải thiện sự an toàn, giảm nhầm lẫn và giảm áp lực cho những kĩ sư hiện trường chưa có nhiều kinh nghiệm. (Ảnh: PTC).

Fieldbit – nhà phát triển các giải pháp ứng dụng thực tế ảo hàng đầu thế giới, đã tối ưu hóa các dịch vụ sửa chữa hiện trường cho các công ty tại Israel bằng cách kết hợp kính thực tế ảo và nền tảng di động.

Giải pháp này cho phép các kĩ sư hiện trưởng có thể kết nối để nhận trợ giúp từ xa theo thời gian thực với các chuyên gia hoặc với các nhà cung cấp ở bất kì đâu trên thế giới.

Thực tế ảo cho phép các chuyên gia từ xa có thể gửi các hướng dẫn tới những kĩ sư hiện trường và sử dụng kính thông minh để quan sát những thao tác sửa chữa. 

Trong trường hợp này, việc sử dụng thực tế ảo có thể giúp cải thiện sự an toàn, giảm nhầm lẫn và giảm áp lực cho những kĩ sư hiện trường chưa có nhiều kinh nghiệm.

Có thể thấy trong tương lai, thực tế ảo sẽ giúp trao quyền cho một lực lượng lao động di chuyển tự do, liên kết công nhân với các chuyên gia trên toàn cầu.

Thiết kế và mô hình

Cong-nghe-thuc-te-ao-duoc-ung-dung-trong-kinh-doanh-nhu-the-nao-3

Thực tế ảo có thể giúp cho nhà thiết kế và phát triển sản phẩm có được cái nhìn ban đầu, chính xác hơn về hình thức, cũng như chức năng của sản phẩm. (Ảnh: Medium).

Công ty ứng dụng thực tế ảo Augment đã triển khai một giải pháp đầu cuối cho Watermark Products, nhà cung cấp hàng đầu cho các sản phẩm sử dụng trên máy bay trong ngành hàng không.

Sử dụng plugin của Augment, các nhà cung cấp có thể hình dung ra việc triển khai sản phẩm mới trên một quy mô thực tế thông qua màn hình máy tính bảng.

Thay vì việc phải tạo ra các nguyên mẫu đắt tiền, cùng những cuộc thử nghiệm tốn kém, khách hàng sẽ được trải nghiệm sản phẩm mới, so sánh với dòng sản phẩm cũ thông qua thực tế ảo, nhờ đó cung cấp cho nhà phát triển dữ liệu về mức độ hài lòng của mình khi trải nghiệm dịch vụ.

Thực tế ảo có thể giúp cho nhà thiết kế và phát triển sản phẩm có được cái nhìn ban đầu, chính xác hơn về hình thức, cũng như chức năng của sản phẩm, qua đó đánh giá sơ bộ được phản ứng của khách hàng khi tung sản phẩm mới ra thị trường.

Đào tạo và giáo dục

Cong-nghe-thuc-te-ao-duoc-ung-dung-trong-kinh-doanh-nhu-the-nao-4

Sử dụng thực tế ảo để đào tạo nhân viên hoặc học sinh ở bất kì cấp độ giáo dục nào cũng sẽ mang lại trải nghiệm đa giác quan, hiệu quả hơn so với các phương pháp đào tạo truyền thống. (Ảnh: Education).

Thực tế ảo đang ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng của mình với lĩnh vực đào tạo và giáo dục trong tương lai.

Thông qua sự hợp tác giữa phòng khám Cleveland và Case Western Reserve, các sinh viên y khoa tại Mỹ có thể học hỏi thông qua chương trình giải phẫu ba chiều, không chỉ quan sát bên ngoài mà còn có thể khám phá các bộ phận khác nhau trong cơ thể con người chỉ với một chiếc kính thông minh.

Sử dụng thực tế ảo để đào tạo nhân viên hoặc học sinh ở bất kì cấp độ giáo dục nào cũng sẽ mang lại trải nghiệm đa giác quan, hiệu quả hơn so với các phương pháp đào tạo truyền thống như bài giảng, thẻ nhớ hay sách giáo khoa. Kết quả là giúp học viên hiểu sâu vấn đè hơn và làm chủ được tốc độ học tập hơn.

Sửa chữa và bảo trì

Cong-nghe-thuc-te-ao-duoc-ung-dung-trong-kinh-doanh-nhu-the-nao-5

Việc ứng dụng thực tế ảo giúp những người tiêu dùng thiếu kinh nghiệm nhất cũng có thể từng bước sửa chữa, khắc phục vấn đề đơn giản trên chiếc xe hơi của mình thông qua các video 3D. (Ảnh: Business Live).

Vào năm 2015, Hyundai đã chính thức trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên trên thế giới ra mắt hướng dẫn sử dụng bằng thực tế ảo.

Theo đó, chỉ bằng cách sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, người tiêu dùng có thể có được những thông tin hướng dẫ để sửa chữa, bảo trì cũng như tìm hiểu các tính năng mới của xe.

Ứng dụng này chứa các video hướng dẫn dưới dạng 3D, thông tin sẽ xuất hiện khi người dùng sử dụng camera trên điện thoại để quét các bộ phận trên thân xe của họ, từ động cơ, ghế ngồi, bánh lái đến bảng điều khiển.

Việc ứng dụng thực tế ảo giúp những người tiêu dùng thiếu kinh nghiệm nhất cũng có thể từng bước sửa chữa, khắc phục vấn đề đơn giản trên chiếc xe hơi của mình thông qua các video 3D. Nhờ đó, sự hài lòng của khách hàng được tăng lên vì tránh được sự lãng phí thời gian cùng các chi phí liên quan tốn kém.

Ngày nay, công nghệ thực tế ảo cũng được dự đoán sẽ trở thành một động lực kinh tế cho ngành công nghệp công nghệ. Đến năm 2020, các nhà dự báo cho biết, giá trị thị trường của thực tế ảo sẽ đạt khoảng 100 tỉ USD.

Chẳng hạn kính thông minh được dự báo sẽ xuất xưởng khoảng 21 triệu chiếc vào năm 2020, với tỉ lệ tăng trưởng mỗi năm là 78%. Tổng doanh thu thị trường kính thông minh sẽ là 73% cho các thiết bị phần cứng thực tế ảo chuyên dụng, các thiết bị di động cũng như doan thu từ phần mềm và nội dung thực tế ảo chuyên dụng.

chọn
ĐHĐCĐ KSF: Hướng đến thành cổ đông chiến lược của SCG, dồn lực cho siêu dự án Wonder Tower tại Ciputra
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo KSF cho biết, trong ba năm tới sẽ tập trung hoàn thành ba dự án Golden River, Sky City và Wonder Tower. Trong ba năm tới doanh nghiệp cần tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, doanh thu dự kiến trên 50.000 tỷ đồng.