Đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống: Xu thế tất yếu phải làm

Công nghệ trí tuệ nhân tạo được cho là đang len lỏi vào cuộc sống hàng ngày khi mang nhiều tiện ích cho cộng đồng. Điều này cũng đặt ra mục tiêu lâu dài nếu muốn triển khai có hiệu quả và chiều sâu.

Trí tuệ nhân tạo đang được sử dụng hàng ngày tại Việt Nam

Đây được cho là điều dễ thấy nhất hiện nay, khi mà công nghệ trí tuệ nhân tạo đang hiện diện và được nhiều người sử dụng thường xuyên. Thông qua camera trí tuệ nhân tạo, hàng triệu người đã và đang xài để có những hình ảnh đẹp hơn khi chụp ảnh.

day-manh-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-vao-cuoc-song-xu-the-tat-yeu-phai-lam-1

Trí tuệ nhân tạo đang được ứng dụng nhiều trên điện thoại. (Ảnh: Minh Định).

Thị trường điện thoại nhiều camera nhờ trí tuệ nhân tạo cũng phát triển thêm và dần cải tiến vì nhu cầu đa dạng người dùng. Bức tranh dần được phổ biến khi mà người người nay đã biết đến trí tuệ nhân tạo nhiều hơn so với trước.

Nếu điện thoại không có camera trí tuệ nhân tạo sẽ khó hình dung người dùng sẽ chụp ảnh sẽ như thế nào khi mà điều này có thể đồng nghĩa với việc thương hiệu tự cách mình ra khỏi thế giới thông minh.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo thúc đẩy hệ sinh thái thông minh hơn

Không chỉ ứng dụng đại trà vào camera điện thoại, công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng đang từng bước thay đổi chất lượng sống cộng đồng cho những gì phát triển táo bạo hơn.

Nhờ trí tuệ nhân tạo, các ứng dụng trợ giúp cá nhân trên điện thoại như hoàn thiện hơn cả về ngôn ngữ lẫn độ thông minh. Điều này có thể dễ dàng hình dung với người dùng như Siri trên iPhone, Bibby trên Samsung hay Google Assistant trên Android.

Nhờ kết hợp của giải mã gene và trí tuệ nhân tạo, việc chăm sóc sức khoẻ thêm đột phá hơn với nhiều giải pháp tiên tiến. Mô hình của Genetica là một ví dụ khi đưa trí tuệ nhân tạo vào giải mã gene người để nâng cao phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả trong thời đại số.

day-manh-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-vao-cuoc-song-xu-the-tat-yeu-phai-lam-3

Ông Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ trong tham luận Nghiên cứu phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam. (Ảnh: Tuyết Linh).

Trí tuệ nhân tạo trong Y tế còn được dùng để chuẩn đoán hình ảnh, hỗ trợ phát hiện ung thư sớm khi cải tiến nhiều lần so với chụp X-quang thông thường.

Trong lĩnh vực thông tin số, lần đầu tiên, việc phân tích dữ liệu báo giấy và video trên các nền tảng thông tin nhờ trí tuệ nhân tạo đã được Reputa AI tối ưu để từ đó có thể bổ sung nội dung cho phù hợp với người đọc. Một giải pháp hoàn toàn tin cậy được phát triển từ Viettel.

Trong lĩnh vực an ninh, nhờ ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, cảnh sát có thể đánh giá khả năng phạm tội của nghi phạm thông qua nhiều thông số liên quan.

Bên cạnh có, công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng giúp nhiều vào nhận diện đối tượng để phục vụ điều tra khi cần thiết. Giải pháp AI Camera hiện cũng đã dần phổ dụng tại Việt Nam, như hệ thống i-VMS của VanTech là một ví dụ.

Giải pháp nào cho TP HCM khi đưa trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống?

Theo PGS.TS Vũ Hải Quân - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM, không chỉ Việt Nam, mà các nước đều đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống với con số hàng tỉ USD.

day-manh-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-vao-cuoc-song-xu-the-tat-yeu-phai-lam-4

PGS.TS Vũ Hải Quân: Đẩy mạnh ứng dụng AI sẽ góp tác động nhiều mặt tích cực về Kinh tế Xã hội TP HCM. (Ảnh: Tuyết Linh).

Tại Việt Nam và cụ thể là TP HCM, mục tiêu hình thành hệ sinh thái Trí tuệ Nhân tạo đang được đẩy mạnh để tiến đến phát triển đô thị thông minh, trong đó tăng cường tập trung ươm mầm tiềm năng trí tuệ nhân tạo quốc gia, tác động lên các dây chuyền kinh tế xã hội.

Đề xuất cho hướng phát triển AI thời gian tới, PGS.TS. Thoại Nam - Trường Đại học Bách khoa TP HCM cho rằng Thành phố cần có sự chuẩn bị tốt để tận dụng những cơ hội mà công nghệ trí tuệ nhân tạo mang lại.

"Thành phố cũng không thể thành công nếu chỉ xây dựng một hệ sinh thái phát triển AI của chính mình. Vấn đề hợp tác cùng các thành phố khác trong và ngoài nước trong việc phát triển hệ sinh thái AI là cần thiết. Đồng thời, TP HCM phải có chính sách thu hút đầu tư từ các tập đoàn hàng đầu thế giới về AI như Google, Amazon, Facebook, Microsoft...", ông Nam cho biết thêm.

Được biết trong giai đoạn đầu, nhiều đơn vị tại TP HCM cũng đã từng bước ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào phục vụ cộng đồng, góp phần mở rộng trong tương lai với chiều sâu cùng độ hiệu quả.

Theo Sở Giao thông Vận tải, hiện trong giai đoạn ngắn hạn, đơn vị này sẽ đưa AI vào công tác quản lý điều hành giao thông, bên cạnh từng bước dùng công cụ này để tăng cường giám sát, phát hiện tự động các hành vi vi phạm giao thông trên đường.

Trong khi đó, Sở Công thương TP HCM hiện đang trong giai đoạn xây dựng nền tảng dữ liệu lớn (big data) cho việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo và giải quyết nhanh thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó, đơn vị này cũng đang từng bước đưa trí tuệ nhân tạo vào tối ưu quy trình tự động về hàng hóa, mạng lưới phân phối, logistics... để chủ động tình hình nhằm có phương án dự báo, điều phối phù hợp.

Cùng với thế mạnh và tiềm lực đã có, TP HCM cũng cần có những chính sách hiệu quả và chiều sâu nhằm đẩy mạnh và tối ưu khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo đại trà. Điều này cũng được xem là cách để tăng cường đưa trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống, từng bước hiện thực hóa mô hình thành phố thông minh trong vai trò đầu tàu của cả nước.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.