VNDirect lên tiếng về các tin đồn liên quan đến trái phiếu Trungnam Group

Các thành viên thuộc Trungnam Group đã huy động khoảng 26.100 tỷ đồng từ kênh trái phiếu từ tháng 5/2021-10/2022. VNDirect cho biết, 10.250 tỷ đồng trái phiếu của CTCP Điện gió Trung Nam Dăk Lăk thuộc Trungnam Group là thương vụ tư vấn phát hành trái phiếu lớn nhất năm 2021 của công ty chứng khoán này.

Cổ phiếu VND của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect là một trong những cổ phiếu có mức giảm mạnh nhất trên thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây với mức giảm 23% trong 7 phiên giao dịch tính từ ngày 18/10 với nhiều phiên giảm sâu và chưa có dấu hiệu ngừng giảm đến ngày 26/10.

Trước tình hình trên, công ty chứng khoán này vừa phát đi thông báo lên tiếng trước những tin đồn khiến nhà đầu tư liên tục rút vốn khỏi các sản phẩm trái phiếu VBond - trái phiếu Doanh nghiệp được VNDirect lựa chọn và phân phối. 

Trong suốt mấy ngày qua, thị trường chứng khoán được thử sức chịu đựng khi niềm tin vào trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và trong giai đoạn tâm lý bi quan, tiêu cực nhà đầu tư luôn có rủi ro trở thành nạn nhân của những thông tin thất thiệt đặc biệt với động cơ làm giá, thao túng thị trường.

VNDirect cho rằng, những gì đang diễn ra ở thị trường chứng khoán Việt Nam, là biểu hiện của một quá trình phát triển nóng khá cục bộ trong một số lĩnh vực. Tuy nhiên, xét về kinh tế vĩ mô, các hoạt động đầu tư FDI, các chỉ số về sản xuất công nghiệp và dịch vụ vẫn ở mức lạc quan so vói khu vực.

"Rất nhiều chuyên gia nước ngoài đã gọi điện hỏi chúng tôi rằng, việc gì đang xảy ra ở Việt Nam và chúng tôi không hiểu sao nền kinh tế về vĩ mô vẫn tiềm năng mà thị trường lai xuống thấp nhất so với khu vực như vậy", thông cáo của VNDirect viết.

Cổ phiếu VND vẫn chưa dứt mạch giảm mạnh đến cuối ngày 26/10. (Nguồn: Tradingview/Wichart). 

"Trong bối cảnh thị trường chung hiện nay, có rất nhiều đối tượng lợi dụng để tung các tin đồn thất thiệt, bịa đặt, xuyên tạc liên quan đến nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Kể cả đối với VNDirect. Những tin đồn vô căn cứ đó đã khiến cho cổ phiếu của VNDirect và nhiều doanh nghiệp tốt khác trên thị trường chứng khoán bị bán tháo do nhà đầu tư không đủ thông tin có thể hành xử phù hợp, dẫn đến gây tổn thất nghiêm trọng đến an toàn hoạt động của thị trường tài chính, chứng khoán và các định chế tài chính trung gian.

Với vai trò là định chế trung gian, VNDirect đồng hành cùng sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong những năm gần đây và luôn lựa chọn một định hướng phù hợp dựa trên cơ hội và thách thức của thị trường trong từng thời kỳ .

Trong đó, VNDirect tham gia tích cực trong việc tư vấn phát hành Trái phiếu do các Ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước, NHTM Cổ phần, trong đó có BIDV và Vietinbank… với số lượng giao dịch khá lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tư vấn của VNDirect.

Đối với hoạt động tư vấn phát hành cho các doanh nghiệp (phi ngân hàng), tổng giá trị tư vấn phát hành năm 2021 của VNDirect là 23.530 tỷ, năm 2022 là 6.868 tỷ. Trong đó, giao dịch tư vấn và bảo lãnh phát hành lớn nhất năm 2021 là thương vụ tư vấn phát hành trái phiếu cho CTCP Điện gió Trung Nam Dăk Lăk với quy mô 10.250 tỷ, trong đó có hơn 8.600 tỷ được đầu tư bởi các NHTM lớn.

Năm 2022, ý thức được rủi ro của sự phát triển nóng của thị trường, VNDirect đã điều chỉnh chiến lược một cách cẩn trọng để thích nghi với điều kiện thị trường. Với vốn chủ sở hữu gần 14.500 tỷ, quy mô tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành của  VNDirect  hoàn toàn nằm trong các chỉ tiêu đảm bảo an toàn tài chính theo chuẩn mực quốc tế và pháp luật Việt Nam", thông cáo VNDirect nêu.

VNDirect đánh giá trái phiếu doanh nghiệp là một công cụ đầu tư tài chính rất phổ biến trên thị trường vốn, và điều kiện phát hành TPDN đầu tiên phải là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp có mô hình kinh doanh bền vững và khả năng sinh dòng tiền đều đặn.

"Đối với những bài viết của các đối tượng xưng danh chuyên gia, đưa ra các thông tin thất thiệt về VNDirect, chúng tôi không loại trừ việc những đối tượng này có thể có những động cơ có tính phá hoại, trục lợi nhằm khiến cho nhà đầu tư hoang mang, bán tháo cổ phiếu và gây đổ vỡ niềm tin trong khi thị trường chứng khoán đang rất cần tất cả chúng ta chung tay bảo vệ.

Sự đổ vỡ niềm tin lúc này, không chỉ ảnh hưởng tới một cá nhân, tổ chức, mà nó còn là an ninh kinh tế, khi các cố gắng của Chính phủ đang xử lý các vụ việc nghiêm minh giúp mọi người tham gia thị trường phải thượng tôn pháp luật", VNDriect đánh giá.

Hiện nay, VNDriect đang phối hợp và làm việc với cơ quan Nhà nước, cơ quan công an có thẩm quyền để truy tìm và xử lý các đối tượng tung tin đồn thất thiệt, cũng như xử lý các đối tượng có hành vi thao túng thi trường chứng khoán để Các cơ quan này xử lý nghiêm nghiêm theo quy định của pháp luật.

"VNDirect xin gửi thông cáo báo chí này tới các cơ quan báo chí và cũng mong muốn cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vào cuộc để xử lý các đối tượng tung tin đồn thất thiệt hoặc các đối tượng có hành vi thao túng thị trường chứng khoán nhằm giúp khôi phục lại niềm tin cho nhà đầu tư, đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam",  phía công ty chứng khoán chia sẻ.

Trước đó, VNDirect đã tổ chức buổi họp với các nhà đầu tư và Trung Nam Group để bàn về phương án thanh toán cho nhà đầu tư trái phiếu sau khi sự kiện trái phiếu thuộc nhóm Vạn Thịnh Phát diễn ra. Không chỉ riêng Trung Nam Group, nhiều doanh nghiệp lớn khác cũng đã phải làm việc với nhà đầu tư để giải đáp các thắc mắc của các nhà đầu tư như Bitexco, BB Group, Hưng Thịnh Land,...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.