Vụ dùng tiền lẻ qua trạm BOT Cai Lậy: Các tài xế có sai?

Luật sư Giang Hồng Thanh cho biết, Chủ đầu tư BOT Cai Lậy lập danh sách 19 phương tiện gửi công an tỉnh Tiền Giang điều tra xử lý về hành vi gây mất trật tự, an ninh khu vực là không đúng.

Vừa qua, một số lái xe đã dùng tiền lẻ mệnh giá 200, 500, 1.000 đồng để trả phí khi đi qua trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang) nhằm phản đối việc đặt trạm thu phí trên quốc lộ 1.

Theo một số lái xe cho biết, tuyến đường dự án đầu tư là đường tránh thị xã Cai Lậy 12km với kinh phí khoảng 1.000 tỷ đồng và phần gia cường mặt được quốc lộ 1 dài 26,4km đầu tư 340 tỷ. Như vậy, cần phải đặt trạm thu phí trong tuyến đường đầu tư mới là 1.000 tỷ đồng này.

Tuy nhiên, chủ đầu tư lại đặt trạm thu phí ngay quốc lộ 1, con đường huyết mạch đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đó là điều bất hợp lý, khiến nhiều anh em lái xe bức xúc và dùng tiền lẻ đi qua trạm thu phí.

Sau khi một số lái xe dùng tiền lẻ đi qua trạm thu phí khiến các xe lưu thông qua trạm gặp nhiều khó khăn, ùn ứ giao thông nên trạm thu phí Cai Lậy đã xả trạm nhiều lần.

Cùng với đó, Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang (đơn vị quản lý, vận hành trạm thu phí Cai Lậy) đã có văn bản gửi Công an tỉnh Tiền Giang và ghi lại danh sách 19 xe ô tô kèm biển số xe đã có hành vi trả tiền lẻ mệnh giá 200, 500, 1.000 đồng khi đi qua trạm thu phí.

Nhà đầu tư đã trích xuất dữ liệu từ các camera tại trạm, cung cấp thông tin số đăng ký phương tiện có hoạt động chống đối bằng cách đưa tiền mệnh giá nhỏ hay gây khó khăn công tác thu phí gửi đến ngành công an điều tra, xử lý các hành vi liên quan vi phạm pháp luật.

vu tram bot cai lay luat su noi ve viec chu dau tu bot lap danh sach den cac xe dung tien le
Một tài tài xế xe container đưa tiền lẻ tại trạm thu phí chiều 14/8 (Ảnh: Thanh Tú).

Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng luật sư Giang Thanh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội).

Luật sư Thanh cho biết, đầu tiên có thể khẳng định rằng, việc sử dụng tiền lẻ, tiền mệnh giá nhỏ như 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng… không phải là hành vi bị cấm bởi theo Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010.

Theo luật này, chỉ có những hành vi sau mới bị cấm: Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả; Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật; Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành; Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Cho đến thời điểm hiện nay, các loại tiền mệnh giá nhỏ trên chưa bị Nhà nước thu hồi nên vẫn có giá trị lưu thông trên thị trường. Như vậy, người dân hoàn toàn có quyền sử dụng các loại tiền đó để mua bán, trao đổi, thanh toán.

Tuy nhiên, việc cản trở giao thông thì lại có thể bị xử lý hình sự về tội "Cản trở giao thông đường bộ" theo Điều 203 Bộ luật hình sự hoặc tội "Gây rối trật tự công cộng" theo Điều 245 Bộ luật này, nếu đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.

vu tram bot cai lay luat su noi ve viec chu dau tu bot lap danh sach den cac xe dung tien le
Luật sư Giang Hồng Thanh, Văn phòng Luật sư Giang Thanh (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) (Ảnh NVCC)

Đối với tội "Cản trở giao thông đường bộ" theo Điều 203 Bộ luật hình sự, người nào thực hiện một trong những hành vi như đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ hoặc di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ; phá hoại hệ thống thoát nước thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; căng dây ngang đường… gây hậu quả nghiêm trọng (Làm chết một người; Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ bảy mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng…) thì mới bị xử lý về tội danh này.

Còn đối với tội "Gây rối trật tự công cộng" theo Điều 245, người nào có hành vi gây náo động, gây mất trật tự ở những nơi công cộng như ngoài đường phố, khu dân cư, công viên…, hành vi này gây nên sự xáo trộn, hoang mang cho những người xung quanh gây hậu quả nghiêm trọng (Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ; Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân; Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên; Chết người; Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên…) thì bị xử lý hình sự.

Qua theo dõi thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, Luật sư Thanh cho rằng, việc nhiều lái xe thanh toán tiền mệnh giá nhỏ cho trạm thu phí BOT Cai Lậy có vẻ như là không bình thường, nhưng không phải là hành vi vi phạm pháp luật vì việc làm của họ không bị pháp luật cấm.

“Chủ đầu tư BOT Cai Lậy lập danh sách 19 phương tiện gửi công an tỉnh Tiền Giang điều tra xử lý về hành vi gây mất trật tự, an ninh khu vực là không đúng, thậm chí còn có thể thổi bùng sự bức xúc của dư luận, của người dân”, Luật sư Thanh phân tích.

Đại diện văn phòng Luật sư Giang Thanh cho hay, chủ đầu tư BOT Cai Lậy cũng như cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng cần phải nhìn nhận lại rằng, tại sao BOT Cai Lậy lại bị phản ứng dữ dội, mạnh mẽ như vậy, trong khi người dân vẫn chấp hành quy định thu phí tại đa số các trạm BOT khác? Nếu câu hỏi này được giải đáp một cách thẳng thắn, nghiêm túc, chắc chắn tình trạng xảy ra tại BOT Cai Lậy sẽ không còn lý do để xuất hiện.

vu tram bot cai lay luat su noi ve viec chu dau tu bot lap danh sach den cac xe dung tien le Sở GTVT Tiền Giang làm việc với Công an tỉnh về tình hình an ninh ở trạm Cai Lậy

Đại diện Sở GTVT tỉnh Tiền Giang cho biết, đơn vị này đã làm việc với Công an tỉnh Tiền Giang và có phương án ...

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.