Theo đó, đại diện VKSND TP Hà Nội thực hành quyền công tố tại phiên tòa đề nghị HĐXX sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Bùi Văn Khen (nguyên Giám đốc Công ty Cho thuê tài chính TNHH Một thành viên, BIDV) từ 6 năm tù đến 7 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả”, theo Điều 165-BLHS năm 1999.
Cũng với tội danh quy định tại Điều 165 – BLHS năm 1999, Nguyễn Việt Hưng (nguyên Trưởng phòng Khách hàng cá nhân BIDV, Chi nhánh Chương Dương) cũng bị đại diện VKS đề nghị áp dụng từ 4 năm tù đến 5 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự, đại diện cơ quan truy tố xác định các bị cáo phải bồi thường cho Công ty Cho thuê tài chính, thuộc BIDV số tiền 11,3 tỷ đồng nhưng được đối trừ số tiền mà các bị cáo đã khắc phục và CQĐT thu hồi từ các cá nhân khác. Do đó, số còn lại buộc các bị cáo phải bồi thường là hơn 6,5 tỷ đồng (tiền gốc) và hơn 9,6 tỷ đồng (tiền lãi).
Ngoài ra, đại diện VKSND TP Hà Nội còn đề nghị HĐXX sơ thẩm kiến nghị CQĐT tiến hành điều tra, làm rõ sai phạm của một số cá nhân, tại BIDV - Chi nhánh Lào Cai để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Bị cáo Bùi Văn Khen (bên phải) cùng đồng phạm tại phiên tòa
Đưa ra các quan điểm nêu trên, đại diện VKS nhìn nhận, quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo Khen, bị cáo Hưng thừa nhận có ký hợp đồng cho thuê tài chính, biên bản hợp tác đầu tư dự án nhưng đều cho rằng không trái với nghị định quy định về hoạt động của doanh nghiệp cho thuê tài chính và các văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Vậy nhưng quá trình thẩm vấn công khai tại tòa có đủ cơ sở xác định rõ hành vi cố ý làm trái của các bị cáo thông qua việc mua bán và cho thuê các thiết bị thi công, thiết bị phục vụ dự án công trình thủy điện Nậm Giê. Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và uy tín của cơ quan tổ chức, đồng thời gây thiệt hại tài sản cho doanh nghiệp được pháp luật bảo vệ.
Cá thể hóavai trò của từng bị cáo trong vụ án, VKS xác định, bị cáo Khen giữ vai trò chính trong vụ án do đã quyết định và trực tiếp ký Hợp đồng số 01 ngày 12-7-2007. Và trong hợp đồng đó có nhiều nội dung trái với nghị định của Chính phủ. Còn bị cáo Hưng giữ vai trò giúp sức tích cực cho bị cáo Khen.
Bào chữa cho bị cáo Khen, luật sư Hoàng Huy Được trích dẫn lời khai của giám định viên trong hồ sơ vụ án cho thấy Công ty Xi măng Lào Cai không có 31 tỷ đồng vốn tự có nhưng ngân hàng vẫn chấp thuận cho vay tiền với điều kiện công ty tài chính đồng tài trợ.
Bào chữa cho thân chủ, luật sư Hoàng Huy Được nêu nghi vấn có tiêu cực trong thẩm định hồ sơ vay vốn
Bào chữa cho cựu Giám đốc Công ty Cho thuê tài chính BIDV, luật sư Được cho rằng BIDV Chi nhánh Lào Cai đã “phù phép” cho Công ty Xi măng Lào Cai có nguồn vốn tự có 31,7 tỷ đồng.
Cụ thể là năm 2007, Hội đồng tín dụng của BIDV Lào Cai đã gửi cho Công ty Cho thuê tài chính các báo cáo thẩm định dự án xác định Công ty Xi măng Lào Cai có vốn tự có 31,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế doanh nghiệp này không có số vốn tự có nói trên.
Theo vị luật sư bào chữa cho bị cáo Khen, xác minh tại Sở Tài chính Lào Cai cho thấy, từ năm 2007 đến năm 2011, tổng cộng Công ty Xi măng Lào Cai lỗ gần 37 tỷ đồng. Ngoài ra, lời khai của các nguyên lãnh đạo doanh nghiệp cũng cho thấy Công ty Xi măng Lào Cai không có vốn đối ứng khi đầu tư dự án.
Quá trình tranh luận, luật sư Hoàng Huy Được cũng đặt ra nghi vấn có tiêu cực trong việc thẩm định hồ sơ vay vốn khống nên mới dẫn tới việc Công ty Cho thuê tài chính BIDV tin tưởng để cho Công ty Xi măng Lào Cai được thuê tài chính trị giá hàng chục tỷ đồng.
Trước đó, cáo trạng truy tố 2 cựu cán bộ ngân hàng thể hiện, Bùi Văn Khen và Nguyễn Việt Hưng đã có hành vi cho Công ty Xi măng Lào Cai thuê máy móc, thiết bị phục vụ dự án xây dựng thủy điện trái Nghị định số 16/2001/NĐ-CP của Chính phủ. Hành vi của các bị cáo khiến Công ty Cho thuê tài chính BIDV bị thiệt tổng số tiền hơn 11,3 tỷ đồng (tiền gốc) và 9,6 tỷ đồng (tiền lãi).
Vụ án đường dây đánh bạc ngàn tỉ: Nhà mạng được hưởng từ 15,5 - 16,3%
Bộ Công an chính thức thông tin ban đầu về vụ án “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ ... |