Vụ hàng trăm giáo viên bị chấm dứt hợp đồng ở Đắk Lắk: Nhiều người đi phụ hồ để kiếm sống

Sau khi bị buộc thôi việc tại trường, nhiều giáo viên đi làm phụ hồ, hàn xì...để nuôi sống bản thân và gia đình.
cac giao vien bi cham dut hop dong tai huyen krong pak chat vat di lam thue de kiem song
Những giáo viên có nguy cơ thất nghiệp đến huyện Krông Pắk yêu cầu làm rõ vụ việc.

Ngày 14/8, ông Y Suôn Byă, Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) cho biết huyện đã phê duyệt đề án giải quyết các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng đối với các giáo viên dôi dư. Đề án này đã được các cơ quan của tỉnh thẩm định nên huyện đang tiến hành thực hiện.

Theo ông Y Suôn Byă, hiện tại sẽ chấm dứt hợp đồng đối với các giáo viên có tham gia thi tuyển đợt vừa qua nhưng không trúng tuyển. Sau đó sẽ chấm dứt hợp đồng lao động đối với số lượng giáo viên không có vị trí việc làm.

Liên quan đến vụ việc nhiều giáo viên tại huyện Krông Pắk bị buộc thôi việc. Hiện nay, nhiều người chật vật để tìm việc làm kiếm sống. Những việc như phụ quán cà phê, phụ hồ, hàn xì, làm thuê… cũng không xa lạ với những giáo viên nơi đây.

Thầy Dư Xuân Sơn, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk) cho biết, vào năm 2010 thầy được ký hợp đồng giảng dạy môn Tin học.

Tuy nhiên, đến đầu năm học 2017, thầy dạy được 3 tháng nhưng do nhà trường không chi trả lương nên thầy về kiếm công việc khác để chi trả cuộc sống. Sau đó, thầy hay tin huyện sẽ chấm dứt hợp đồng với mình trong thời gian tới nên xuống TP HCM làm nghề phụ hồ nuôi sống bản thân.

Tương tự, thầy Nguyễn Ánh Dương, giáo viên hợp đồng Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk), sau khi nghỉ việc tại trường thầy làm phụ hồ, hàn xì để nuôi sống bản thân và gia đình.

Theo thầy Dương, vào năm 2008 thầy tốt nghiệp ngành Hóa học của Trường Đại học Quy Nhơn. Sau đó thầy xin về dạy hợp đồng tại Trường Trung cấp KT-CN Tây Nguyên (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk – nay là trường Đại học Buôn Ma Thuột).

Đến cuối năm 2012, khi hay tin huyện Krông Pắk tuyển nhiều giáo viên nên thầy xin về dạy tại trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai để sống gần gia đình. Tuy nhiên, đến tháng 1/2017 nhà trường thông báo thầy phải nghỉ dạy do không có khả năng chi trả lương.

Theo thầy Dương, từ đó đến nay thầy không nhận được quyết định hay văn bản nào về việc này nên rất khó khăn trong quá trình xin việc ở các trường khác.

Cụ thể, vào khoảng tháng 4/2017 trường cũ thiếu giáo viên nên có gọi thầy về dạy. Tuy nhiên sau khi kiểm tra hồ sơ, giấy tờ thì phát hiện bảo hiểm của thầy vẫn do Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai đóng nên không nhận thầy về giảng dạy. Sau đó, thầy Dương có nhờ các cơ quan chức năng tác động để nhà trường thanh lý hợp đồng nhưng vẫn không được nên thầy không thể xin tại các trường khác.

cac giao vien bi cham dut hop dong tai huyen krong pak chat vat di lam thue de kiem song
Thầy Dương sau khi nghỉ việc phải hàn xì để kiếm sống. (Ảnh: Trang Anh).

Cũng theo thầy Dương, trong thời gian “khủng hoảng” trên, thầy mất việc nên kinh tế gia đình bị ảnh hưởng, hai vợ chồng thầy cũng thường xuyên cãi vã dẫn đến ly hôn.

“Sau khi nghỉ dạy ở trường tôi đi làm phụ hồ, làm thợ hàn xì nên có tháng chỉ được 800.000 đồng. Do nhà có 3 con nhỏ, thu nhập thấp khiến kinh tế gia đình tôi lâm vào cảnh khó khăn. Những ngày gần đây mưa gió, không làm được việc gì nên tôi phải chạy vạy vay mượn khắp nơi để trang trải cuộc sống trong thời gian khó khăn này”, thầy Dương chia sẻ.

Thầy Dương còn cho hay, vào tháng 6/2017 thầy có đề nghị Liên đoàn lao động hỗ trợ hòa giải nhưng sự việc vẫn không có tiến triển. Đến tháng 3/2018, thầy đã đại diện cho nhóm 5 giáo viên bị buộc thôi việc khởi kiện trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai ra tòa. Tuy nhiên, hơn 10 lần được Tòa án nhân dân huyện Krông Pắk mời lên làm việc, nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Lữ Đình Tính, Chánh án TAND huyện Krông Pắk cho biết, tòa đã nhận được đơn khởi kiện Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai của nhóm 5 giáo viên. Hiện tại, tòa đã thụ lý hồ sơ và xem xét giải quyết theo quy định.

Vừa qua, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có báo cáo về việc Thực hiện kết luận Thanh tra Chính phủ về phương án chấm dứt hợp đồng giáo viên dôi dư. Cụ thể, đối với nhóm giáo viên hợp đồng có vị trí xét tuyển sẽ tổ chức rà soát, phân loại hợp đồng và chi trả trợ cấp giáo viên đúng quy định (hoàn thành trong tháng 8/2018).

Còn đối với nhóm giáo viên hợp đồng không có vị trí xét tuyển trên cơ sở cân đối ngân sách của huyện, chủ động xây dựng phương án hỗ trợ cho giáo viên để chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định hiện hành (thời gian tiến hành chi trả các khoản trợ cấp, hỗ trợ hoàn thành trong tháng 10/2018).

cac giao vien bi cham dut hop dong tai huyen krong pak chat vat di lam thue de kiem song 3 phương án thi vào lớp 10 năm 2019 ở Hà Nội: Lo phát sinh học thêm, mong sớm có đề minh họa

Việc Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra 3 phương án thi vào lớp 10 THPT năm 2019, trong đó có thể thi tổ hợp khiến ...

cac giao vien bi cham dut hop dong tai huyen krong pak chat vat di lam thue de kiem song Cô giáo bị đánh thủng màng nhĩ gửi đơn yêu cầu xử lý hình sự phụ huynh

Cô giáo bị phụ huynh xông vào cơ sở mầm non đánh thủng màng nhĩ đã có đơn yêu cầu xử lý hình sự gửi ...

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.