Vụ học sinh trường Nguyễn Khuyến tự tử: Tỷ lệ tự tử đang gia tăng, làm sao để ngăn chặn?

"Mặc dù tỷ lệ tự tử ở thanh thiếu niên Việt Nam tương đối thấp so với các nước trong khu vực nhưng tình trạng này ngày càng đáng lo ngại khi tỷ lệ tự tử ở Việt Nam đang gia tăng và cần phải có hành động để giải quyết vấn đề này", nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em cho biết.
vu hoc sinh truong nguyen khuyen tu tu ty le tu tu dang gia tang lam sao de ngan chan Áp lực học tập tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến như thế nào?
vu hoc sinh truong nguyen khuyen tu tu ty le tu tu dang gia tang lam sao de ngan chan Vụ học sinh tự tử: Bố mẹ bây giờ toàn sống thay con cái, như vậy là rất nguy hiểm
vu hoc sinh truong nguyen khuyen tu tu ty le tu tu dang gia tang lam sao de ngan chan Sau khi có học sinh tự tử, trường Nguyễn Khuyến cho biết sẽ chú ý tâm lý học sinh

Trước vụ việc em học sinh Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến viết thư tuyệt mệnh gửi gia đình và nhà trường rồi tự tử vì áp lực học tập, chúng tôi có cuộc trao đổi với Ths.BS Nguyễn Trọng An, Phó GĐ Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng – RTCCD, nguyên Phó Cục trưởng Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội).

- Ông có suy nghĩ gì trước sự việc một nam sinh tự tử vì áp lực học tập?

Đây là câu chuyện rất đau lòng không chỉ của ngành Giáo dục mà hiện tượng học sinh độ tuổi vị thành niên tự tử đang đang là vấn đề báo động trong xã hội Việt Nam.

Hiện tượng này đã được UNICEF cảnh báo năm từ năm 2012 sau khi có kết quả khảo sát mẫu nhỏ (3 xã ) về tình trạng tự tử ở trẻ em và vị thành niên.

Nghiên cứu này khẳng định, mặc dù tỷ lệ tự tử ở thanh thiếu niên Việt Nam tương đối thấp so với các nước trong khu vực nhưng tình trạng này ngày càng đáng lo ngại khi tỷ lệ tự tử ở Việt Nam đang gia tăng và cần phải có hành động để giải quyết vấn đề này.

vu hoc sinh truong nguyen khuyen tu tu ty le tu tu dang gia tang lam sao de ngan chan
Ths.BS Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng – RTCCD.

- Có ý kiến cho rằng, trẻ em bây giờ một cổ 2 tròng, chịu áp lực quá lớn từ nhà trường và gia đình. Bệnh thành tích trong giáo dục khiến tâm lý của các em bất ổn. Ông có quan điểm thế nào về điều này?

Những hành động tiêu cực của các em như vậy không chỉ do nguyên nhân vì gia đình và nhà trường, mà còn có nguyên nhân từ xã hội (bạo lực và lạm dụng trẻ em, thiếu dịch vụ dự phòng, can thiệp và trợ giúp về sức khỏe tâm trí và tâm lý xã hội) và chính bản thân các em đặc biệt ở độ tuổi vị thành niên.

Thực tế, trẻ em học sinh hiện nay đang chịu áp lực quá lớn từ nhà trường và gia đình. Bệnh thành tích và sự mất công bằng trong giáo dục đã gây ra nhiều sang chấn tâm lý và đã dẫn tới nhiều học sinh bị "rối nhiễu tâm trí" (RNTT).

Theo nghiên cứu của trung tâm RTCCD chúng tôi và Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ LĐTBXH (2011) cho thấy, có khoảng từ 18-22% trẻ em tiểu học và trung học cơ sở bị RNTT. Tỷ lệ này cao hơn ở Nội thành Hà Nội (gần 29%).

Thêm vào đó, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm trí và tâm lý xã hội của nước ta còn hạn chế, thiếu các can thiệp dự phòng và trợ giúp tâm lý học đường, ngành Y tế hiện tại mới chỉ quan tâm điều trị những dạng nặng (Bệnh Tâm thần phân liệt và Động kinh).

Do vậy, số trẻ em này có nguy cơ cao trở thành bệnh nặng hơn, cảm giác bị bỏ rơi, lo âu, trầm cảm và dẫn đến nghiện chích, chém giết, tự thương, tự tử…

- Theo ông, những kì vọng của gia đình và áp lực từ nhà trường khiến trẻ em thay đổi như thế nào?

Trước kỳ vọng của gia đình và áp lực của nhà trường, có nhiều em trạng thái thần kinh vững thì vẫn có thể biến thành động lực để bật lên cao, đạt thành tích nhảy vọt. Tất nhiên, những em này thường có ý chí quyết tâm cao, được sự chia sẻ, động viên của gia đình, bạn bè, được rèn luyện và hỗ trợ kỹ năng sống từ nhà trường và cộng đồng.

Tuy nhiên, có một số em ở trạng thái thần kinh yếu (thần kinh nghệ sỹ yếu) đang trong độ tuổi vị thành niên, thay đổi tâm sinh lý, chưa được trang bị kiến thức về cuộc sống từ nhà trường và gia đình.

Cha mẹ thì mải làm ăn, bỏ mặc con cái không quan tâm, các em thiếu sự chia sẻ, yêu thương. Nhiều giáo viên thỉ chỉ tập trung vào dạy chuyên môn chứ chưa quan tâm đến tâm lý, biến động của học trò…

Chính vì vậy, khi các em này không đạt được thành tích học tập, điểm số như mong muốn thì lâm vào tình trạng bế tắc, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực muốn tìm đến cái chết để giải thoát.

- Xin ông cho biết biểu hiện của trẻ bị căng thẳng, áp lực, stress?

Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần.

Biểu hiện mỗi trẻ một kiểu, ví dụ:

*Những biểu hiện về cảm xúc: Cảm thấy khó chịu, lo lắng, căng thẳng hoặc buồn bã. Trẻ có thể chán nản, thờ ơ, không chịu quan tâm đến sách vở, học tập.

*Những biểu hiện về hành vi: Trẻ thường hay cáu gắt, bực bội hoặc nóng tính; sử dụng các chất kích thích như rượu hoặc thuốc lá, rối loạn một số sinh hoạt hàng ngày như ăn uống hoặc giấc ngủ; mất tập trung trong học tập, hay quên đồ dùng học, làm bài hoặc xử lý công việc vội vàng và hấp tấp; có thể ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít.

*Những triệu chứng về thể chất: Thường xuyên đồ mồ hôi, căng đau cơ bắp hoặc hay bị chuột rút. Có trẻ bị đau đầu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa mỗi khi ngồi vào bàn học; cảm thấy chóng mặt, khó thở hoặc đau ngực, ngứa trên cơ thể; rối loạn giấc ngủ hoặc có vấn đề về tình dục.

Trường hợp stress kéo dài, trẻ có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn về mặt sức khỏe như: đau tim, tăng huyết áp, trầm cảm, bị sốc, bị đau nửa đầu, lo âu, bị hen, suy giảm hệ miễn dịch, đau dạ dày.

Nếu trẻ bị Stress thường xuyên, kéo dài mà không được giải tỏa, can thiệp thì sẽ dẫn đến rối loạn về sức khỏe tâm thần – rối nhiễu tâm trí.

- Ông có lời khuyên gì cho phụ huynh, trường học để những sự việc đáng tiếc như trường hợp nam sinh tự tử ở trường Nguyễn Khuyến không còn xảy ra?

Mong muốn bậc cha mẹ, các thầy cô giáo cần biết rằng, trong số con em, học sinh của mình có những em ở trạng thái thần kinh yếu hoặc có thể nằm trong tỷ lệ các em đã bị rối nhiễu tâm trí.

Do vậy chỉ cần bị thầy cô phê bình, bị bố mẹ trách mắng hay bị bạn bè chê bôi là sẽ cảm thấy tủi thân, bị xúc phạm, tổn thương tâm lý và hoảng loạn tinh thần nghiêm trọng. Nếu những con em, học sinh này lại thiếu chỗ dựa tinh thần, tâm lý từ thầy cô giáo hoặc cha mẹ thì sẽ nghĩ quẩn và tìm đến tự tử, hành vi này thường diễn ra bột phát và rất nhanh.

Để ngăn chặn tình trạng này, trước tiên là gia đình, là các bậc cha mẹ phải luôn luôn là người bạn gần gũi và thân thiết của con, hãy lắng nghe và chia sẻ sự yêu thương với con, chú ý phát hiện khi các em có biểu hiện bất thường để cùng giúp con tháo gỡ khó khăn và giải tỏa áp lực. Tuyệt đối không dùng bạo lực thân thể hoặc sỉ mắng trẻ.

Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với học sinh nhất tại trường học. Vì vậy, những giáo viên này cần phải quan tâm tới học sinh nhiều hơn nữa, yêu thương các em hơn để các em không còn cảm thấy lạc long.

Đồng thời kịp thời phát hiện những biểu hiện lạ ở học sinh của mình, chia sẻ và giải tỏa những vướng mắc trong lớp. Ngành giáo dục cần sớm thiết lập hệ thống tư vấn tâm lý học đường tại các nhà trường để hỗ trợ các em.

Cảm ơn ông về những chia sẻ này!

Bác sỹ Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD).

Ông được tổ chức HealthRight Quốc tế (tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe và quyền con người hoạt động tại 120 quốc gia trên thế giới) vinh danh vì đã có những cống hiến to lớn trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

vu hoc sinh truong nguyen khuyen tu tu ty le tu tu dang gia tang lam sao de ngan chan Áp lực học tập tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến như thế nào?

"Ngày đó, dù đã được chuẩn bị tâm lý, tôi không khỏi sợ trước cách học và thi cử của trường", Gia Minh, cựu học ...

vu hoc sinh truong nguyen khuyen tu tu ty le tu tu dang gia tang lam sao de ngan chan Vụ học sinh tự tử: Bố mẹ bây giờ toàn sống thay con cái, như vậy là rất nguy hiểm

Đó là quan điểm của TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội trước thông tin một học sinh ...

vu hoc sinh truong nguyen khuyen tu tu ty le tu tu dang gia tang lam sao de ngan chan Sau khi có học sinh tự tử, trường Nguyễn Khuyến cho biết sẽ chú ý tâm lý học sinh

Trưa 12-4, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến đã có cuộc họp báo liên quan đến trường hợp học sinh tự tử tại trường.

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.