Bao bì “Tinh chất tái tạo da” mà phóng viên lưu giữ ghi công dụng là: “Điều trị tận gốc các loại mụn,…; điều trị các loại nám do nắng, do mỹ phẩm,…; điều trị thâm, sẹo, rỗ…; điều trị da nhờn thành da trung tính; điều trị viêm da, da bị dị ứng,…; điều trị da nhiễm chì, độc corticoid,…”.
Với cách ghi công dụng như trên, có thể khiến người tiêu dùng liên tưởng đây là 1 loại thuốc chữa “bá bệnh”. Nhưng nếu là thuốc thì sản phẩm này sản xuất vào ngày 21/3/2018 mà lại không ghi số đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu. Trong khi đây là quy định bắt buộc theo Thông tư 06/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về ghi nhãn thuốc.
Các sản phẩm nhãn hiệu Sắc Mộc Lan |
Còn trong trường hợp sản phẩm này là mỹ phẩm thì theo Cục Quản lý dược, đặc tính của mỹ phẩm là tạo nên các ảnh hưởng hoặc hiệu quả không vĩnh viễn. Các sản phẩm điều chỉnh vĩnh viễn, phục hồi hoặc làm thay đổi chức năng cơ thể bằng cơ chế miễn dịch, trao đổi chất hoặc cơ chế dược lý không được phân loại là mỹ phẩm.
Và những từ như “trị”, “điều trị” không được chấp nhận trong việc công bố tính năng cũng như đặt tên cho mỹ phẩm. Do đó, ghi những từ ngữ này là không phù hợp với tính năng, công dụng của mỹ phẩm.
Bên cạnh đó, Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế có quy định nhãn mỹ phẩm bắt buộc phải ghi: Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (ghi đầy đủ bằng tiếng Việt theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư).
Trong khi, trên nhãn sản phẩm “Tinh chất tái tạo da” ghi “Sản xuất tại: Cơ Sở Kinh Doanh Sắc Mộc Lan. Địa chỉ: 119/43, khu phố Tân Lập, phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương” còn quét mã vạch lại thể hiện thông tin: “Hộ kinh doanh mỹ phẩm Sắc Mộc Lan, địa chỉ 297/28/14 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.HCM”. Và trên Website, Facebook bán hàng lại ghi tên Công ty TNHH Sắc Mộc Lan.
Có thể nói, cho dù là thuốc hay mỹ phẩm thì các sản phẩm mà chúng tôi đang lưu giữ cũng đều có dấu hiệu phạm luật. Căn cứ Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ, khi sản phẩm thuốc hoặc mỹ phẩm vi phạm Nghị định này thì ngoài việc bị phạt tiền còn có thể bị buộc tiêu hủy sản phẩm.
Bên cạnh đó, không rõ nhà sản xuất dựa vào nghiên cứu khoa học nào mà cho rằng công dụng của sản phẩm này có thể điều trị rất nhiều chứng bệnh về da? Hay doanh nghiệp Sắc Mộc Lan chỉ “chém gió” để đánh lừa người tiêu dùng?
Trong diễn biến khác, khi phóng viên đến trụ sở chính của công ty TNHH Sắc Mộc Lan để xác minh thông tin vào ngày 11/6/2018. Thì sau đó, vào ngày 21/6/2018 trên các Website bán hàng và mạng xã hội đồng loạt xuất hiện các thông báo về việc thay đổi bao bì sản phẩm của Công ty TNHH Sắc Mộc Lan.
Điều này đã khiến dư luận đặt ra nghi vấn, có phải doanh nghiệp này đã chủ động “lột xác” để né tránh sai phạm. Nếu đúng là như vậy thì trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở đâu trong việc đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật?
Đây là các câu hỏi cần có lời giải đáp từ phía cơ quan chức năng.
Báo Đời sống & Tiêu dùng tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Xuất hiện nhiều thực phẩm bổ trợ sức khỏe sản xuất không phép Gần đây nhiều sản phẩm là thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ trợ sức khỏe đang được sản xuất và bán tràn lan trên ... |
Mỹ phẩm, thực phẩm giả sẽ hết đường sống? Tình trạng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả bán tràn lan trên thị trường đã báo động từ lâu, nay giới sản xuất kinh ... |
Tổng kiểm tra thị trường dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng Các cơ quan liên quan sẽ tổng kiểm tra trên cả nước việc kinh doanh hàng giả, kém chất lượng thuộc nhóm dược phẩm, mỹ ... |
Hà Nội liên tục thu giữ thực phẩm chức năng, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc Lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện khoảng 5.000 sản phẩm là thực phẩm chức năng và mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. |