Ứng dụng Grab đang gây tranh cãi lớn ở Việt Nam (Ảnh minh họa) |
Bộ này cho biết cuối tháng 10 năm ngoái, Sở Giao thông Vận tải Khánh Hòa có văn bản đề nghị xử lý và dừng thí điểm dịch vụ Công ty TNHH Grab Taxi trên địa bàn tỉnh với lý do doanh nghiệp này có "nhiều lỗi vi phạm".
Đối chiếu theo các quy định hiện hành và tình hình thực tế, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng kiến nghị kể trên hoàn toàn xác đáng nên đã yêu cần Grab Taxi không thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ trong hỗ trợ và quản lý kết nối hoạt động vạn tải hành khách theo hợp đồng (xe GrabCar) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Ngoài ra, Bộ này cũng đề nghị UBND Khánh Hòa chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với Sở giao thông vận tải TP HCM để giám sát hoạt động của các phương tiện này trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Đồng thời xử lý theo quy định hiện hành các vi phạm đối với lái xe, đơn vị vận tải, đơn vị cung cấp phần mềm, giao dịch điện tử, quảng cáo, thuế… đối với loại hình vận tải này.
Cùng với Khánh Hòa, Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu Grab không được triển khai thực hiện loại hình dịch vụ vận tải dùng ứng dụng công nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Cũng theo yêu cầu của cơ quan này, Công ty Grab cần nghiêm túc chấp hành đúng quy định của pháp luật hiện hành;
Đồng thời không được làm việc trực tiếp với lái xe taxi để cung cấp dịch vụ ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải khi chưa có sự đồng ý của đơn vị kinh doanh vận tải và Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai…
Trước đó, ngày 22/6, Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu GrabTaxi không triển khai ứng dụng công nghệ kết nối vận tải trên địa bàn các tỉnh gồm Ninh Thuận, Đồng Tháp, Gia Lai.
Đồng thời, không được làm việc trực tiếp với lái xe taxi khi chưa được sự đồng ý của đơn vị kinh doanh vận tải và sở giao thông vận tải địa phương.
Theo yêu cầu của cơ quan này, các Sở Giao thông Vận tải tỉnh nêu trên phối hợp với công an tỉnh và cơ quan chức năng làm việc với các đơn vị vận tải taxi, hiệp hội vận tải trên địa bàn để làm rõ việc ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động vận tải hành khách đảm bảo đúng các điều kiện nêu trên.
Căn cứ vào tình hình thực tế hoạt động vận tải và an toàn giao thông trên địa bàn để tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo việc ứng dụng khoa học công nghệ trong vận tải trên địa bàn.
Bộ Giao thông Vận tải cho rằng GrabTaxi chỉ được phép hoạt động tại 5 tỉnh thành là Hà Nội, TP HCM, Khánh Hòa, Đà Nẵng và Quảng Ninh theo đề án thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng được Chính phủ phê duyệt.
Bộ Giao thông chưa có chủ trương mở rộng dịch vụ Grab ra nhiều tỉnh, thành khác.
Bộ khẳng định, luôn ủng hộ việc ứng dụng khoa học công nghệ nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, việc ứng dụng chỉ được áp dụng với các đơn vị vận tải đã được cấp giấy phép kinh doanh và phương tiện đã được cấp phù hiệu vận tải.
Đồng thời, các đơn vị phải chấp hành các điều kiện kinh doanh vận tải, cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Tuy nhiên, một tuần sau đó, Grab có văn bản phản pháo lại yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải khi cho rằng GrabTaxi hoạt động trên toàn quốc là hoàn toàn hợp pháp theo quy định của Chính phủ về thương mại điện tử.
Hậu World Cup 2018: Dân cá độ ‘trúng mánh’ đi mua ô tô cũ hạng sang giá rẻ
Kỳ World Cup 2018 đã chính thức khép lại cũng chính là lúc các cửa hàng cầm đồ, mua bán xe cũ thanh lý các ... |
Loay hoay tìm cách 'buộc' Grab trong luật Việt Nam
Theo Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể, dù Uber, Grab vào Việt Nam hoạt động là thí điểm nhưng qua thời gian loại hình ... |
Taxi truyền thống: 'Grab là taxi, phải đóng bảo hiểm, đóng thuế'
"Grab là taxi" hay đơn vị cung cấp phần mềm vẫn còn đang tranh cãi trong khi Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định ... |