Vùng Đông Nam Bộ thí điểm phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực tài chính, đất đai, tổ chức bộ máy

Theo Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị, vùng Đông Nam Bộ thực hiện thí điểm phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực tài chính, đầu tư, quy hoạch, đất đai, môi trường và tổ chức bộ máy.

Vùng Đông Nam Bộ đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số, đô thị thông minh.

Tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn

Cũng theo Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, vùng Đông Nam Bộ cần tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh phát triển liên kết vùng.

Cụ thể, tạo sự thống nhất cao ở tất cả các cấp, các ngành về yêu cầu cấp bách phải đẩy mạnh hợp tác, liên kết nội vùng, liên vùng, tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng.

Nghiên cứu xây dựng, thể chế hoá cơ chế điều phối và kết nối phát triển vùng nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động liên kết nội vùng và với đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, duyên hải Trung Bộ.

Tham gia tích cực các hoạt động hợp tác quốc tế trong khuôn khổ ASEAN và ASEAN với các đối tác, các nước trong khu vực và các định chế quốc tế khác, nhằm thu hút nguồn lực vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển của vùng.

Thí điểm một số cơ chế đột phá để xây dựng TP HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

Thực hiện thí điểm phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực tài chính, đầu tư, quy hoạch, đất đai, môi trường và tổ chức bộ máy, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên cơ sở đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt nguồn lực ngoài nhà nước nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng.

Thí điểm một số cơ chế, chính sách đột phá, vượt trội, cạnh tranh quốc tế để xây dựng TP HCM thành trung tâm tài chính quốc tế.

Dành phần thích đáng ngân sách nhà nước cùng với nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, quan trọng, trọng điểm, có sức lan toả, làm nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững. Đẩy mạnh khai thác quỹ đất hình thành từ hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông để tái đầu tư phát triển.

Phân cấp, phân quyền đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng

Phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong vùng đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng do Trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh, thành phố, đặc biệt là các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không để phát huy tính chủ động của các địa phương trong huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

Xây dựng quy hoạch vùng và địa phương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả và bền vững.

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi

Đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số, đô thị thông minh. Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, cạnh tranh vượt trội, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Hoàn thiện thể chế giải quyết tranh chấp ngoài toà án; nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian xử lý tranh chấp, thi hành án trong lĩnh vực dân sự, hành chính, đầu tư, kinh doanh, thương mại và bảo vệ người tiêu dùng.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.