Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Nhu cầu nhà ở xã hội tại vùng Đông Nam Bộ lớn nhất cả nước

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đánh giá, nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội tại vùng Đông Nam Bộ là lớn nhất cả nước. Do đó cần đưa các chỉ tiêu về phát triển nhà ở, trong đó có chỉ tiêu bắt buộc về phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của các tỉnh trong vùng.

Ngày 23/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 7/10 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã trình bày tham luận về “Phát triển đô thị vùng Đông Nam Bộ”.

Trong đó, về chính sách phát triển nhà ở, công trình xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đánh giá, nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội tại vùng Đông Nam Bộ là lớn nhất cả nước. Do đó cần đưa các chỉ tiêu về phát triển nhà ở, trong đó có chỉ tiêu bắt buộc về phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của các tỉnh trong vùng.

Theo Bộ trưởng, cần quy định quy hoạch, bố trí theo hướng khi lập, phê duyệt quy hoạch khu công nghiệp phải bố trí quỹ đất để làm nhà lưu trú, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng phục vụ người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đó. Coi nhà ở công nhân là một hạ tầng thiết yếu của các khu công nghiệp. 

Điều này đòi hỏi các địa phương phải bố trí nguồn lực và triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ Trưởng cho rằng, cần đổi mới phương thức, mô hình quản lý và phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp;

Nâng cấp, cải tạo, xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội hiện đại tại đô thị và mạng lưới cung cấp dịch vụ hạ tầng xã hội;

Thực hiện lồng ghép các mục tiêu và định hướng phát triển hệ thống công trình dịch vụ hạ tầng xã hội và nguồn lực thực hiện vào quá trình lập và phê duyệt chương trình phát triển đô thị;

Tiếp tục có chính sách khuyến khích, ưu đãi đặc biệt về thuế đối với các dự án cung cấp dịch vụ xã hội đô thị ở các khu kinh tế, các vùng công nghiệp lớn.

chọn
Toàn cảnh đường kết nối di sản văn hoá du lịch và phát triển kinh tế dọc sông Hồng sắp mở qua huyện Văn Giang, Hưng Yên
Tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch và phát triển kinh tế dọc sông Hồng có tổng chiều dài gần 56 km, trong đó có một phần đi qua huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.