Xây dựng đường vành đai 3 TP HCM: Khó khăn nhất là giải phóng mặt bằng

Về vấn đề tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng, tiến độ phải đồng bộ. Đây là vấn đề khó khăn nhất, nhưng các địa phương đã vào cuộc, triển khai công tác chuẩn bị. Sau khi Quốc hội thông qua, sẽ bắt tay ngay vào triển khai.

Xem thêm: Thông tin mới nhất về dự án Vành đai 3 TP HCM

Xây dựng đường vành đai 3: TP HCM thể hiện vai trò "nhạc trưởng" như thế nào?

Phát biểu tại tọa đàm trực tuyến "Kết nối giao thông vành đai liên vùng – động lực cho phát triển bứt phá" do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức sáng 4/5, TS. Nguyễn Sĩ Dũng nêu vấn đề: Đường vành đai 3 đi qua 4 địa phương là TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An và TP HCM được giao làm cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện dự án. Vậy TP HCM thể hiện vai trò "nhạc trưởng" của mình như thế nào?

Trả lời câu hỏi này, Giám đốc Sở GTVT TP HCM Trần Quang Lâm: Đối với vành đai 3, kể từ tháng 11/2021, Chính phủ đã chính thức giao nhiệm vụ cho TPHCM là cơ quan chủ trì chuẩn bị dự án, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Trong một thời gian ngắn, TP HCM đã phối hợp với các tỉnh, đặc biệt Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đã có các cuộc họp liên tục, cùng với sự tham gia, phối hợp hỗ trợ của Bộ KH&ĐT, Bộ GTVT, các bộ ngành đã nghiên cứu các hình thức đầu tư và từ đó báo cáo với Chính phủ vào tháng 1/2022 chấp thuận phương thức triển khai theo hình thức đầu tư công.

Triển khai việc này, TP HCM với cơ quan chuẩn bị dự án, đã phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố. Đồng thời thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, đã thành lập Tổ công tác bao gồm lãnh đạo các tỉnh, thành phố cũng như lãnh đạo các bộ để tham gia chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Với vai trò "nhạc trưởng", trong tờ trình Chính phủ đã trình Quốc hội, TP HCM sẽ là cơ quan đầu mối, sẽ điều hành tổng thể trong quá trình triển khai thực hiện dự án, trong đó có vấn đề cơ chế, chính sách, các yếu tố kỹ thuật bảo đảm tính kết nối, đồng bộ thống nhất về hệ thống tiêu chuẩn, bảo đảm tuyến đường khi triển khai xây dựng cũng như quá trình khai thác đưa vào hoạt động, bảo đảm yếu tố kỹ thuật theo đúng thiết kế phê duyệt.

Bồi thường, giải phóng mặt bằng phải đồng bộ

Về vấn đề tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng, tiến độ phải đồng bộ. Đây là vấn đề khó khăn nhất, nhưng các địa phương đã vào cuộc, triển khai công tác chuẩn bị. Sau khi Quốc hội thông qua, sẽ bắt tay ngay vào triển khai.

TP HCM và các tỉnh đã thống nhất chủ trương tách bồi thường, giải phóng mặt bằng thành các dự án riêng để thể hiện quyết tâm triển khai bằng được. Theo tiến độ, giải phóng mặt bằng dự kiến cuối năm nay sẽ bắt đầu và cuối năm sau sẽ khởi công.

TP HCM đã thống nhất cao với các tỉnh, sau khi xem xét đánh giá năng lực, khả năng nguồn vốn, đã tham mưu, báo cáo Chính phủ, là các tỉnh, thành phố sẽ đóng góp ngân sách khoảng 50% để tham gia vào dự án.

Với vai trò đầu mối, TP HCM thường xuyên trao đổi, thống nhất cao với các tỉnh những chính sách, đề xuất, kiến nghị cũng như cách làm. Sắp tới sẽ xây dựng quy chế phối hợp để triển khai dự án, giải quyết các vấn đề về kỹ thuật cũng như ứng dụng công nghệ, vật liệu, cơ chế về chuyên gia tham gia hỗ trợ, bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng dự án.

Đồng thời sẽ định kỳ tổng hợp báo cáo Chính phủ, UBTVQH, Quốc hội để kịp thời có những chỉ đạo giải quyết, tạo thuận lợi nhất bảo đảm dự án hoàn thành đúng tiến độ mà TP HCM và các tỉnh cam kết.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.