Xếp hàng mua li trà sữa 50.000 đồng hết thời vì quá đắt, ông lớn ngoại mở cửa hàng nhỏ bán trà sữa take away

Những quán trà sữa hạng sang dần không còn được người dùng mặn mà. Trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 1, TP HCM), Gong Cha mở 2 cửa hàng phục vụ uống tại quán và mang đi, hoạt động đến tận 22h. Thế nhưng hơn một tháng qua, cửa hàng phục vụ mang đi đã rút giờ hoạt động xuống đến 18h.

Theo ghi nhận của phóng viên, ở cửa hàng Gong Cha take away và cả uống tại chỗ, buổi tối thường rất vắng khách. Nhân viên pha chế tại cửa hàng take away còn rảnh rỗi cùng nhau chơi game trên điện thoại.

67A9A14F-3DFA-44DE-8B60-8BAC44541038

Cảnh xếp hàng đợi lấy trà sữa bây giờ hiếm khi xuất hiện tại các thương hiệu lớn. (Ảnh: Tất Đạt).

Cũng tương tự, các một thương hiệu khác gần đây cũng chuyển hướng, đẩy mạnh nhượng quyền với chi phí rẻ, nhằm kéo khách.

Thương hiệu trà sữa hàng đầu Đài Loan R&B Tea vừa mở thêm chuỗi mới, có tên Bleu by R&B hình thức nhượng quyền. Đây là chuỗi trà sữa với mô hình "3 rẻ": chi phí đầu tư rẻ, chi phí vận hành rẻ và giá rẻ. Với mô hình này, R&B Tea tham vọng chiếm được 70% thị phần.

Ở chuỗi R&B truyền thống, giá mỗi li trà sữa rơi vào khoảng 45.000-60.000 đồng. Ở chuỗi mới này, giá nước hạ gần một nửa, khoảng 22.000-36.000 đồng mỗi li, giá cao nhất cũng chỉ 42.000 đồng.

Với một cửa hàng rộng 30 m2, đối tác nhượng quyền chỉ đầu tư khoảng 700 triệu đồng. Phía R&B thu 30 triệu đồng phí đặt cọc, mỗi năm thu thêm 30 triệu đồng tiền quản lí. Ngoài ra, nắm bắt tâm lí tiêu dùng mới, chuỗi giá rẻ này chú trọng hình thức giao hàng, hợp tác cùng các ứng dụng như Now, Grab Food, Beamin… để tiếp cận nhiều khách và tiết kiệm chi phí vận hành cho đối tác nhượng quyền.

4840824108511920128n-1572961493870680146826

R&B mong chiếm được 70% thị phần với chuỗi giá rẻ Bleu. (Ảnh: Bleu by R&B).

R&B chia sẻ tự mở một cửa hàng sẽ có sự rủi ro lớn và gây lãng phí, cách hiệu quả để thử sức trong một hoạt động kinh doanh là hợp tác. Nếu kết quả kinh doanh khả quan nhất, đối tác nhượng quyền sẽ hoàn vốn trong 3,3 năm, với tổng doanh thu hơn 330 triệu đồng.

Cũng cùng mô hình nhượng quyền "3 rẻ", chuỗi E-Coffee của ông Đặng Lê Nguyên Vũ tận dụng sức mạnh của thương hiệu cà phê Trung Nguyên bán cà phê giá rẻ kết hợp trà sữa với giá thành của mỗi li nước không quá 30.000 đồng. 

Bằng cách này, cả E-Coffee và Bleu by R&B đều đang nhận được phản hồi tích cực của người tiêu dùng, thể hiện qua các đánh giá trên hệ thống, với phần lớn sự thừa nhận về mức giá phù hợp.

Tuy nhiên, không phải thương hiệu nào nhượng quyền hay giảm giá cũng thành công.

Nằm gần ngã ba đường Đỗ Xuân Hợp và Nguyễn Duy Trinh (quận 2, TP HCM) là chi nhánh nhượng quyền của một thương hiệu trà sữa đã mở được hơn 10 cửa hàng. Phóng viên ghi nhận, mỗi ngày khách hàng đến quán rất thưa thớt. Nhân viên tại đây cũng xác nhận từ khi mở quán đến nay đã hơn 3 tháng, nhưng tình hình bán buôn không tiến triển nhiều.

F059E6BA-1303-43B9-AC02-A26566D06879

Từ thương hiệu lớn đến cửa hàng của các thương hiệu ít tiếng tăm hiện nay thương trong tình cảnh nhiều thời điểm trong ngày không hề có khách. (Ảnh: Tất Đạt).

"Làm nhân viên ở đây nhưng nói thật, tôi cũng sẽ không bỏ tiền ra mua một li trà sữa có giá khoảng 35.000 để uống thường xuyên, vì đắt quá nhưng chất lượng, hương vị không đặc biệt so với các cửa hàng lớn đang có nhiều chương trình giảm giá, mua 1 tặng 1. Các cửa hàng của Gong Cha, Too Cha nếu giảm giá 50% thì khách mua trả giá cho li trà đắt nhất 25.000-30.000 đồng", nhân viên tại quán chia sẻ.

Để kéo khách không bỏ rơi trà sữa, ngoài chuyển đổi hình thức kinh doanh, cả năm nay, nhiều thương hiệu tích cực đẩy mạnh các chương trình giảm giá, khuyến mãi. Dễ dàng tìm thấy các chương trình khuyến mãi của Toco Toco trên nhiều nền tảng như JAMJA, VinID, My Viettel… với mức ưu đãi lớn như giảm 50.000 đồng cho hóa đơn từ 100.000 đồng, giảm giá 50%…. Thương hiệu này còn tham gia hoàn tiền đến 45% trên ví điện tử Momo suốt thời gian qua.

Trên fanpage của Too Cha, gần đây khách hàng dễ dàng có được mã giảm giá, mua 1 tặng 1 khi tham gia các minigame đơn giản. 


chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.