Hôm nay, phiên toà xét xử BS Hoàng Công Lương và 2 bị cáo trong vụ án xảy ra tại BV đa khoa tỉnh Hoà Bình bước sang ngày thứ 11.
Cuối giờ chiều qua, sau phần trình bày quan điểm của luật sư đại diện BV và một số bị hại, chủ tọa thông báo phiên toà sẽ tạm ngưng phần tranh tụng, chuyển sang xét hỏi do xuất hiện một số chứng cứ mới.
Mới nhất, LS Nguyễn Chiến (bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương) đã giao nộp cho HĐXX tập tài liệu bằng tiếng Anh để làm rõ việc xét nghiệm AAMI (gồm 25 chỉ số lý hoá) sau sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống RO có cần thiết hay không.
Trong suốt những ngày qua, nội dung này vẫn còn nhiều tranh cãi, khi bản luận tội của VKS cáo buộc, BS Hoàng Công Lương được giao phụ trách chuyên môn tại đơn nguyên thận nhân tạo, buộc phải biết cần thực hiện xét nghiệm AAMI trước khi ra y lệnh vận hành máy lọc thận.LS Nguyễn Chiến chỉ ra nhiều vi phạm tố tụng trong vụ án
Tuy nhiên, các luật sư bào chữa cho bị cáo đang chứng minh đây là xét nghiệm không cần thiết, độc lập với xét nghiệm tồn dư hoá chất, được khuyến cáo thực hiện định kỳ 6 tháng đến 1 năm. Thông thường, thời gian để có kết quả AAMI cần 10-14 ngày, nếu ngưng máy chạy thận, vi khuẩn sẽ xuất hiện trở lại hệ thống RO.
Để làm rõ nội dung này, ngay từ ngày xét xử đầu tiên, các luật sư đã đề nghị được mời chuyên gia trong lĩnh vực chạy thận nhân tạo đến toà. Yêu cầu này đã từng được chấp thuận vào cuối ngày xét xử thứ 2, tuy nhiên đến phiên toà sáng 17/5, HĐXX lại tuyên bố không chấp nhận tư cách tham gia tố tụng của BS Bùi Nghĩa Thịnh.
Đến nay, duy nhất có công văn 4243 của Bộ Y tế trả lời cơ quan CSĐT có nhắc đến xét nghiệm AAMI, nhưng hôm qua, LS Trần Hồng Phúc đã chỉ ra, phần câu hỏi đã được Bộ Y tế “biên tập” và phần trả lời cũng chưa khẳng định xét nghiệm AAMI có cần thiết hay không.
Toà đã yêu cầu triệu tập đại diện Bộ Y tế, có thể trong sáng nay sẽ tiếp tục có mặt tại toà để làm rõ nội dung này.
Tuy nhiên sau xét hỏi, phần đáng quan tâm và được mong đợi hơn cả trong phiên toà hôm nay là phần đối đáp của đại diện VKS Bùi Thị Thu Hằng với các luật sư bào chữa cho bị cáo Lương.
LS bào chữa cho BS Hoàng Công Lương: 'Có dấu hiệu xóa dấu vết hiện trường sau sự cố'
Luật sư Trần Hồng Phúc cho rằng cần làm rõ việc sau khi sự cố xảy ra, tại sao lại phải tiệt trùng đường nước ... |
Kết thúc phiên xét xử sáng nay.
Luật sư đề nghị khởi tố ông Đỗ Anh Tuấn
LS Huế: Hành vi chuyển nhượng hợp đồng trái Pháp Luật của ông Đỗ Anh Tuấn là hành vi “ôm con bỏ trợ” đề nghị HĐXX cho khỏi tố ông Tuấn về hành vi “Cố ý làm trái”.
LS Nguyễn Hoàng Trung đại diện 9 nạn nhân: Đối với các gia đình bị hại họ không biết các Công ty như Thiên Sơn, Trâm Anh là ai. Họ chỉ biết đưa thân nhân vào trong BV. Khi xảy ra sự cố, BV phải có trách nhiệm bồi thường, do đó chúng tôi không đồng ý với quan điểm của VKS là Thiên Sơn phải liên đới bồi thường.
Trong biên bản làm việc lần cuối cùng ngày 30/10/2017, có nội dung, các hóa đơn, chứng từ của các gia đình nạn nhân chứ hợp pháp, do vậy BV chưa thể chi trả tiền mai tháng phí.
Yêu cầu phía BV tạm ứng bồi thường cho bà con để bà con trong quá tham gia tố tụng. Sau này có phán quyết cuối cùng số tiền tạm ứng sẽ được trừ đi. Để thể hiện thiện chí như đã nói.
Đề nghị HĐXX yêu cầu BV xuất trình giấy tờ liên quan, để đơn vị bảo hiểm tham gia quá trình tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
LS Đinh Hương, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho Công ty Thiên Sơn: Toàn bộ Bệnh nhân chạy thận ở BV được chi trả của bảo hiểm. Giá cao hay thấp phụ thuộc vào hợp đồng kinh doanh giữa Công ty và BV. Không phải Công ty đến để thu tiền của bệnh nhân mà làm việc với bệnh viện, BV và Công ty cũng không thu tiền trực tiếp của bệnh nhân.
BV quản lý toàn bộ máy móc do Cty Thiên Sơn, Cty đã hoàn thiện biên bản bàn giao năm 2010. Thời điểm đó, BV đã lập hội đồng nghiệm thu. Tôi cho rằng tài sản, cụ thể là hệ thống RO 2 là tài sản của mình phải là BV.
Việc xảy ra sự cố, là sự việc vô cùng đau lòng, không biết đúng sai ra sao nhưng Cty đã đến trao đổi với BV để chia sẻ nỗi đau với gia đình các nạn nhân.
Tuy nhiên theo tôi được chứng kiến từ đầu, ngay những các biên bản làm việc với gia đình nạn nhân, tiền hỗ trợ, phúng viếng 10 triệu đồng là do ông Trương Quý Dương đề xuất chứ không phải là lãnh đạo mới.
Việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, cho rằng Công ty phải có trách nhiệm mong lên đới. Vì BV đã tự ý cho hệ thống đang sửa chữa và sử dụng.
Không có văn bảo nào là hành vi bán thầu.
Công ty Thiên Sơn không cùng gây ra hậu quả với BVĐ tỉnh Hòa Bình. Trách nhiệm bồi thường là bị đơn, là BVĐK Hòa Bình, Cty Thiên Sơn đang thực hiện hợp đồng, chứ không phải Cty đưa nguồn nước không đảm bảo để chạy thận.
Đề nghị HĐXX xem xét trách nhiệm BYT trong quy trình lọc máu, chạy thận, 30 họ không có quy trình. Nhưng sau khi xảy ra sự việc, thì họ đã đưa ra được, vậy 30 năm trước họ đâu?
Đề nghị không khởi tố đối với GĐ Cty Thiên Sơn.
VKS: Trách nhiệm dân sự thuộc về phía BV và công ty Thiên Sơn. Tại tòa Công ty và BV thừa nhận có việc ký hợp đồng.
Đề nghị HĐXX cân nhắc về mức bồi thường hợp lý cho gia đình các nạn nhân.
Bị cáo Sơn và Lương cùng truy tố 1 tội danh. Nhưng khi cá thể hóa cần xem xét chức năng và vị trí của các bị cáo, nên VKS đã xem xét các hình thức tăng nặng, giảm nhẹ đối với các bị cáo, nên mức hình phạt khác nhau.
LS bảo vệ quyền lợi BV: Nếu nói BV là đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm trong vụ việc thì chúng tôi không đồng ý, cơ quan điều tra cũng xác định công ty Thiên Sơn liên quan đến cả vấn đề dân sự và hình sự.
Trong suốt quá trình xảy ra sự cố, họ luôn nỗ lực, chia sẻ với gia đình nạn nhân. Điều này cũng đã được gia đình các nạn nhân thừa nhận.
Việc bồi thường chậm lại là do ban lãnh đạo mới lên, nhiều việc phải xử lý trong lúc xảy ra sự cố.
Trong luật khám chữa bênh, những trường hợp liên quan đến chuyên môn của BV thì BV phải bồi thường. Và BV chưa bao giờ từ chối trách nhiệm, nhưng trong này lỗi của Công ty Thiên Sơn gây ra, BV không có chức năng sửa chữa máy lọc nước RO. Cơ quan chức năng gây cũng xác định lỗi ở đây là do máy lọc nước RO, không phải lỗi của BV trong quá trình điều trị.
Tôi chưa thấy bất cứ một lãnh đạo BV nào đòi hỏi gia đình nạn nhân phải đưa ra hóa đơn. Những gì không xuất trình được hóa đơn chúng tôi vẫn chia sẻ.
Vi phạm đấu thầu của công ty đã được chỉ ra rất rõ ràng, hậu quả chuyển thầu trái pháp luật này là vi phạm chính. Nhưng tại sao VKS không xử lý hình sự đối với công ty Thiên Sơn mà chỉ cho chịu trách nhiệm liên đới bồi thường.
LS Doan (Trợ giúp pháp lý bảo vệ cho bà Bùi Thị Gâm) trình bày: Đối với bị cáo Hoàng Công Lương, tôi cho rằng đề nghị HĐXX xem xét lại ở 1 số tình tiết sau:
Bị cáo Hoàng Công Lương có phải là người được giao nhiệm vụ phụ trách đơn nguyên thận hay không? Ở thời điểm xảy ra sự cố, bị cáo Hoàng Công Lương có phải người ra y lệnh cuối cùng để chạy thận hay không?
Về trách nhiệm dân sự tôi đề nghị BV Đa khoa Hòa Bình và những người liên quan (công ty Thiên Sơn, công ty Trâm Anh) phải chịu liên đới bồi thường những chi phí cho bà Bùi Thị Gấm tổng số tiền là hơn 111 triệu đồng.
LS Nguyễn Hoàng Trung đại diện 9 nạn nhân: Các gia đình chỉ biết trách nhiệm thuộc về bệnh viện.
Việc xuất hành hóa đơn chứng từ trong việc này không thể nào mà chấp hành được. Việc bệnh viện yêu cầu hóa đơn chứng từ như vậy thì khó thực hiện, đề nghị HĐXX xem xét.
Theo quan điểm BV không có bất cứ nào phản đối việc yêu cầu của gia đình nạn nhân với mức mai táng phí, đây có thể coi là việc chấp thuận của BV.
Cho đến giờ, mỗi gia đình nạn nhân mới nhận được 10 triệu đồng từ phía BV. Cuộc đàm phán của BV với gia đình nạn nhân thực sự là sự “ban phát”. Họ theo quá mệt mỏi cho tới tận hôm nay, họ chưa nhìn thấy ý thức của bệnh viện, phải chăng ý thức trách nhiệm này có liên quan đến những người lãnh đạo của BV.
LS yêu cầu số tiền bồi thường và người phải bồi thường là BV. Theo LS đó là điều hòa toàn hợp lý theo quy định của pháp luật.
Bị cáo Lương trong phiên tòa |
BS Lương: Sau khi bị cáo bị tạm giam, có điều tra viên Trường và VKS đưa cho bị cáo hình ảnh có quyển sổ trong việc phân công nhiệm vụ, bị cáo rất bất ngờ, vì bị cáo chỉ phụ trách về chuyên môn. Trong sổ ghi thêm rất nhiều nhiệm vụ cho bị cáo.
Một lần nữa, bị cáo khẳng định lãnh đạo BV và lãnh đạo Khoa phân công nhiệm vụ quản lý Đơn nguyên Thận nhân tạo. Thực tế bị cáo không được phân công quản lý Đơn nguyên.
Bị cáo xác nhận những người nói bổ sung và sổ sau khi sự việc là đúng.
LS Thủy hỏi bà Tới: Hiện tại BV sử dụng mấy con dấu?
Bà Tới: 1 con dấu, con dấu mới nhất.
LS: Trong 3 con dấu bà xác nhận con nào được không?
Bà Tới: Mắt thường tôi không xác nhận được.
Kết thúc phần hỏi, chuyển sang phần tranh luận
LS Thủy: Tôi muốn hỏi Phòng tổ chức cán bộ BV.
LS: Đã tìm thấy hợp đồng của Sơn chưa?
Bà Tới: Tôi không tìm thấy, không có.
LS: Có một bản hôm qua BV đưa tôi bà có xác nhận không, kèm theo hợp đồng chính?
Bà Tới: Thực ra bằng mắt thường tôi không thể biết.
LS: Tai sao hôm này bà nói là không có? Bà có cung cấp bản hợp đồng đó cho BV không?
Bà Tới: Thời gian đó tôi không làm việc tại BV, khi tôi bảo nhân viên đưa tôi thì nhân viên bảo không có.
Ls hỏi ông Vận: Hôm qua ông đưa hợp đồng cho tôi đúng không?
Ông Vận: Đúng, có.
LS: Theo ông hợp đồng thật hay giả?
Ông Vận: Tôi không thể xác định được.
LS: Ông xem 3 con dấu của BV rồi xác nhận có giống nhau không?
Ông Vận: Trên cơ sở này, bằng mắt thường tôi không thể xác định được, tôi xin nhờ LS bào chữa cho BV trả lời cho chính xác.
LS Huế giải thích: Ngay sau khi LS Thủy và Hòa có đưa ra ý kiến rằng Sơn làm việc không có hợp đồng, tôi có trao đổi với BV rằng có hay không, BV nói có.
Thật ra bằng mắt thường không thể biết, tôi có nói BV tìm, sau đó BV nói lại không có. Sau đó tôi về BV tìm về việc này, thì có một bạn bảo là có nhưng chỉ là bản photo. Để không mất thời gian thôi khẳng định rằng là không có hợp đồng.
Ông Vận: Việc có hợp đồng chính hay không thì tôi không biết, vì phòng tổ chức đưa cho tôi.
LS Huế: Như tôi đã trả lời, hôm qua tôi đã đến BV để làm rõ, tôi khẳng định những hồ sơ lưu trữ gốc trong BV là không có hợp đồng dài hạn ký với Sơn. Cái đó chỉ là photo, không có giá trị gì cả. Hiện trong hồ sơ BV không có. Cái này giám đốc BV rõ nhất.
LS Thủy hỏi ông Vân: Ai đưa cho ông bản hợp đồng này?
Ông Vân: Tôi yêu cầu phòng tổ chức đưa cho, anh Thái phòng Văn Thư đưa cho tôi.
LS Hòa hỏi ông Khiếu: Sau khi sửa chữa hệ thống xong, có ai báo cáo với ông là đã sửa chưa xong không?
Ông Khiếu: Tôi đã bảo từ hôm hệ thống sửa chữa đến khi hệ thống hoạt động thì không có ai báo cáo.
LS: Tại sao trong những lời khai Ở CQĐT, và từ khai của ông có khai sau khi sửa chữa xong, đơn vị sửa chữa, đồng hồ, nguồn nước ổn định thiết bị đi vào vận hành?
Ông Khiếu: Cái này sau 1 tháng tôi mới biết, chứ không ai báo cáo, xuống tôi mới biết.
VKS hỏi ông Khiếu: Ông có thể cho biết ông chỉ đạo ra sao?
Ông Khiếu: Khi tôi họp giao ban tôi chỉ đạo chung là hoàn thiện thủ tục hành chính. Bởi sau sự cố có quá nhiều thì phải xử lý, chính vì thế tôi chỉ đạo chung.
Việc giao phụ trách khoa phòng, khi giao quản lý thì thường do ông Trương Quý Dương ký, trải qua nhều thủ tục, sau đó giám đốc mới xem xét bổ nhiệm.
Khi cơ quan điều tra thẩm vấn, tôi không thể nhớ quyển sổ ghi ra sao nên không khai. Không biết nói thế nào. Khi ký, tôi tin tưởng anh em, nên không để ý nội dung.
VKS hỏi ông Tình: Từ trước đến này ông khai không được cùng ông Khiếu bàn bạc về việc phân công?
Ông Tình: Vâng, tôi không.
Tôi không hiểu câu trả lời của Công, tôi chỉ biết trong sổ có ghi phân công nhiệm vụ cho BS Lương.
Trước cuộc gọi ghi âm, tôi đã được nghe ông Khiếu và anh Công trao đổi thủ tục hành chính. Tôi lập vi bằng vào cuối tháng 4. Tôi không nghĩ cuộc ghi âm của tôi lại quan trọng đến vậy, sau đó tôi mới lập vi bằng.
VKS: Lý do tại sao vào thời điểm đó ông không trình bày với CQĐT?
Ông Tình: Thời điểm đó những lời khai của tôi là quan trong.
VKS: Tại bút lục 1160 ông khai là BS Lương trực tiếp phụ trách Đơn nguyên chạy thận?
Ông Tình: Ý tôi là BS Lương phụ trách vấn đề về chuyên môn, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân chứ không phải quản lý, chịu trách nhiệm về y lệnh, lọc máu…
Đầu tiên tôi chỉ nghĩ cuộc trao đổi của anh Công với ông Khiếu là bình thường, nhưng sau khi đón BS Lương từ trại giam về tôi mới mường tượng ra cuộc trao đổi đó.
Hôm xảy ra sự việc, tôi có hỏi về các quyết định về việc thành lập Đơn nguyên, sau đó chị Tới cho đưa cho tôi quyết định về việc BS Tiến tạm phụ trách Đơn Nguyên thận nhân tạo.
Thời điểm xảy ra sự cố có BS Lương có chứng chỉ lọc thận nhân tạo, còn chứng chỉ hành nghề có cả BS Linh và BS Huyền.
VKS: Vì sao lại ký cách như vậy?
Ông Tình: Cuộc họp chưa kết thúc, nên tôi ký cách.
Sau đó, lãnh đạo khoa thống nhất và hoàn thành nhiệm vụ, không họp thêm.
Tôi có trao đổi lại với điều tra viên Trường rằng xem xét lại quyển sổ có ghi phân công nhiệm vụ cho BS Lương. Nhưng không thấy gì.
Việc ghi thêm nhiệm vụ, thống nhất sau đó ghi thêm ông Tình biết mới đồng ý ký. Ông Tình nói ký sau cuộc hợp, nhưng nhìn màu mực thì biết được ngay. Ông Khiếu có nói trong cuộc họp là hoàn thiện thủ tục hành chính, nếu lãnh đạo không chỉ đạo cụ thể thì tôi không thể nào mà ghi được, tôi ghi theo thực tế chỉ đạo bằng miệng, như thế nào thì tôi ghi như vậy.
Gần 1 năm rồi tôi không nhớ cụ thể là những ai chứng kiến.
Việc này chỉ ở trong Khoa, không có lãnh đạo của lãnh đạo ban giám đốc.
Quyết định chỉ có quyết định của ông Tiến, chứ không phải của Lương, chỉ để xem ngày trước có sự phân công chưa.
Khi đưa cho ông Khiếu và ông Tình ký, nhưng không có ai chứng kiến. Sau khi hoàn thiện, tôi đưa cho 2 ông ký. Tôi không nhớ khoảng thời gian cụ thể là như bao giờ.
Bà Tới: Từ 2015, từ sau BS Tiến, không có quyết định nào phân công nhiệm vụ cho BS Lương. Chỉ giao quyết định cho BS Tiến, BS Tiến chuyển đi từ năm 2015.
Tôi là người trực tiếp làm và đề xuất, tham mưu để lãnh đạo ký, tôi không biết việc mà anh Tình khai về quyết định đó.
Quy trình bổ nhiệm của BV: Trước tiên phải có đề xuất khi đã chọn được người, sau đó trình ban giám đốc, rồi họp ban chấp hành đảng ủy, lấy phiến tín nhiệm. Nếu kết quả từ 50 %, …. Cuối cùng đề nghị giám đốc ký bổ nhiệm.
Khi giao một người phụ trách ở Đơn nguyên cũng phải được sự đồng ý và có quyết định của giám đốc BV cho người phụ trách Đơn nguyên, từ sau khi ông Tiến đi, chưa ai phụ trách.
Để báo cáo, để trao đổi chính thức, chúng tôi cũng không nghe, tôi nghĩ BS Lương có trình độ tốt nhất ở đó thì có trách nhiệm chuyên môn, còn giao chính thức phụ trách thì thực tế thì tôi chưa nghe thấy.
Mảng điều dưỡng có 7 người được cấp chứng chỉ về lọc máu ở Đơn nguyên thận nhân tạo.
Ông Khiếu: Sau khi nghe các lời khai của đồng nghiệp, trước tiên về sổ giao ban, sau khi sự cố xảy ra, tôi có nói trên giao ban là hoàn thành thủ tục hành chính về sổ sách. Còn lại, anh Công ghi lúc nào, làm lúc nào tôi không biết. Tôi không chỉ đạo ghi cụ thể cái gì.
Có một số cái anh Công anh đã nắm được rồi, nên thiếu gì thì anh ghi chứ tôi không giao cụ thể, đến 2 năm rồi tôi không nhớ, nhưng thường các cuộc họp xong tôi ký ngay.
Đã là giao ban thì phải có lãnh đạo khoa, chắc chắn phải có anh Công và anh Tình. Tôi chỉ nói là hoàn thiện thủ tục sau sự có, năm 2016 tôi vắng mặt. Mục đích ghi thêm làm hoàn thiện thủ tục hành chính, còn không biết anh Công ghi như vậy mục đích gì, tôi không biết.
Việc ghi vậy ông có trách nhiệm gì không? Tôi là Trưởng khoa, tôi không có mục đích gì.
Ông Công lên bàn khai báo: Phân công chỉ là phân công bằng miệng, chứ không có trong văn bản, tôi ghi thêm theo chỉ đạo, có sự thống nhất. Sau khi hoàn thiện lãnh đạo khoa mới ký, không phải ký trước. Sau khi xảy ra sự cố, tôi mới hoàn thiện, anh Tình mới ký.
Tôi không nhớ là quyết định gì, nhưng không phải là phân công nhiệm vụ cho BS Lương. Nếu như quyết định nào đó thì giao cho lãnh đạo khoa, sau đó mới giao cho tôi để lưu giữ, nhưng quyết định phân công BS Lương thì tôi không được nhận. Tôi không biết ông Tình ghi âm nhằm mục đích gì.
Tôi không nhớ rõ anh Tình có gọi cho tôi về việc anh Tình gọi cho tôi, vì lúc đó rất nhiều việc, và chắc chắn không có quyết định phân công nhiệm vụ cho BS Lương.
Tòa hỏi chị Tới là ai? Công: Là Phó phòng tổ chức cán bộ.
Tiếp tục phần xét hỏi, ông Tình lên bàn khai báo, hôm qua tòa án có nhận được 1 vi bằng, ông Tình là người lập vi bằng.
Ông Tình: Ngày 5/7/2017, khi tôi vào trong trại giam đón BS Lương về gia đình, BS hỏi tôi nguồn gốc của sổ phân công nhiệm vụ. Khi đưa BS Lương về, có gọi điện cho ông Đinh Tiến Công, ông Công thừa nhận đã thêm BS Lương vào quyển sổ phân công nhiệm vụ. Tôi đã đa ghi âm, mở lại cho BS Lương.
Điều đó cũng để chứng minh rằng BS Lương không quản lý Đơn nguyên thận nhân tạo.
Tôi ghi âm bằng điện thoại, tôi sao ra 2 bản, lập vi bằng, gửi cả 2 bản cho LS Hằng và LS Phúc.
2 vi bằng lập cách nhau chỉ vài ngày, với nội dung về việc ghi trong sổ họp phân công nhiệm vụ.
Trước đó không biết, sau đó tôi làm việc với Công an tỉnh Hòa Bình mới biết được cuốn sổ đó có phân công nhiệm vụ cho BS Hoàng Công Lương.
Trong câu chuyện có nói đến quyết định, nhưng tôi không biết là quyết định gì. Anh Công có nói “em photo cho anh một cái quyết định. Nhưng tôi không biết là gì, nhưng sao đó tôi mới biết là quyết định về một số trang thiết bị”.
Tôi nhớ không nhầm thì có một quyết định lập sau là giao cho BS Lương phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo, sau khi sự cố xảy ra, quyết định đó anh Công đưa cho tôi.
Anh Công là người lưu trữ văn bản của khoa, riêng cái này lãnh đạo Khoa không biết, cá nhân tôi chỉ được nhìn quyết định. Quyết định này thể hiện giám đốc BV giao cho BS Lương phụ trách Đơn nguyên thận nhân tại, tôi không nhớ còn ở khoa không, tôi sẽ về tìm lại trình HĐXX sau.
Nội dung trong vi bằng thể hiện đúng như trong USB.
2 biên bản họp khoa năm 2016 và 2015, chỉ có bình xét cán bộ, chứ không có phần phân công nhiệm vụ.
Việc ký xuống dưới đến trống dòng là vì còn thiếu cán bộ bình xét, ngay tại sau cuộc họp tôi ký luôn.
Tôi không được chỉ đạo, nên không biết vì lý do gì anh Công nói là để hoàn thiện cuộc họp hành chính, sau cuộc họp tôi đều ký ngay chứ không để đến hàng năm sau mới ký.
Theo tôi, mục đích của việc ghi thêm là gì. Tôi nghĩ ghi như vậy không đúng với sự thật khách quan, nhắm vào BS Lương, lý do sao thì đề nghị HĐXX hỏi những người liên quan.
Hôm nay 29/5, phiên toà xét xử BS Hoàng Công Lương và 2 bị cáo trong vụ án xảy ra tại BV đa khoa tỉnh Hoà Bình bước sang ngày thứ 11.
Cuối giờ chiều qua, sau phần trình bày quan điểm của luật sư đại diện BV và một số bị hại, chủ tọa thông báo phiên toà sẽ tạm ngưng phần tranh tụng, chuyển sang xét hỏi do xuất hiện một số chứng cứ mới.
Mới nhất, LS Nguyễn Chiến (bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương) đã giao nộp cho HĐXX tập tài liệu bằng tiếng Anh để làm rõ việc xét nghiệm AAMI (gồm 25 chỉ số lý hoá) sau sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống RO có cần thiết hay không.
Trong suốt những ngày qua, nội dung này vẫn còn nhiều tranh cãi, khi bản luận tội của VKS cáo buộc, BS Hoàng Công Lương được giao phụ trách chuyên môn tại đơn nguyên thận nhân tạo, buộc phải biết cần thực hiện xét nghiệm AAMI trước khi ra y lệnh vận hành máy lọc thận.LS Nguyễn Chiến chỉ ra nhiều vi phạm tố tụng trong vụ án
Tuy nhiên, các luật sư bào chữa cho bị cáo đang chứng minh đây là xét nghiệm không cần thiết, độc lập với xét nghiệm tồn dư hoá chất, được khuyến cáo thực hiện định kỳ 6 tháng đến 1 năm. Thông thường, thời gian để có kết quả AAMI cần 10-14 ngày, nếu ngưng máy chạy thận, vi khuẩn sẽ xuất hiện trở lại hệ thống RO.
Để làm rõ nội dung này, ngay từ ngày xét xử đầu tiên, các luật sư đã đề nghị được mời chuyên gia trong lĩnh vực chạy thận nhân tạo đến toà. Yêu cầu này đã từng được chấp thuận vào cuối ngày xét xử thứ 2, tuy nhiên đến phiên toà sáng 17/5, HĐXX lại tuyên bố không chấp nhận tư cách tham gia tố tụng của BS Bùi Nghĩa Thịnh.
Đến nay, duy nhất có công văn 4243 của Bộ Y tế trả lời cơ quan CSĐT có nhắc đến xét nghiệm AAMI, nhưng hôm qua, LS Trần Hồng Phúc đã chỉ ra, phần câu hỏi đã được Bộ Y tế “biên tập” và phần trả lời cũng chưa khẳng định xét nghiệm AAMI có cần thiết hay không.
Toà đã yêu cầu triệu tập đại diện Bộ Y tế, có thể trong sáng nay sẽ tiếp tục có mặt tại toà để làm rõ nội dung này.
Tuy nhiên sau xét hỏi, phần đáng quan tâm và được mong đợi hơn cả trong phiên toà hôm nay là phần đối đáp của đại diện VKS Bùi Thị Thu Hằng với các luật sư bào chữa cho bị cáo Lương.
LS bào chữa cho BS Hoàng Công Lương: 'Có dấu hiệu xóa dấu vết hiện trường sau sự cố'
Luật sư Trần Hồng Phúc cho rằng cần làm rõ việc sau khi sự cố xảy ra, tại sao lại phải tiệt trùng đường nước ... |