Xét xử nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng MHB: Gần 5.000 tỷ đồng rời ngân hàng đi về đâu?

Ngày 3/7, TAND TP HCM đã mở phiên tòa sơ thẩm đưa bị cáo Huỳnh Nam Dũng (SN 1956, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng MHB) ra xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
 
xet xu nguyen chu tich hdqt ngan hang mhb huynh nam dung cao trang co nhieu diem bat hop ly
Các bị cáo tại tòa. (Ảnh: Ngọc Hoa)

Liên quan đến vụ án, 16 bị cáo khác nguyên là lãnh đạo, cán bộ của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (gọi tắt là MHB- nay đã sát nhập vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam) và Công ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHBS) về các tội tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Khai tại tòa, bị Huỳnh Nam Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT MHB) cho rằng cáo trạng mà VKS truy tố ông là dựa trên chứng cứ và có nhiều điểm bất hợp lý.

Theo ông Dũng, Hội đồng quản lý tài sản nợ - tài sản có (Hội đồng ALCO) không ban hành chủ trương cho phép chuyển 4.975 tỷ đồng cho Công ty MHBS với nội dung hợp tác đầu tư trái trái phiếu chính phủ theo như cáo trạng.

Ông Dũng trình bày, cáo trạng nêu ông đã lợi dụng quyền hạn là Chủ tịch HĐQT MHB và MHBS chỉ đạo cho toàn bộ quá trình chuyển tiền từ MHB sang cho MHBS sử dụng sai mục đích là không đúng.

Ông cho rằng, theo các quy định tại Điều lệ, các biên bản họp phê duyệt chủ trương, chỉ đạo việc triển khai trái phiếu của MHB và MHBS đều thể hiện người có quyền hạn trong việc triển khai chuyển tiền, theo dõi, quản lý, báo cáo chính là Tổng Giám đốc.

Ông Dũng cũng khẳng định thêm, ông không có thẩm quyền để thực hiện và cũng không có bất kỳ văn bản nào chỉ đạo nhân viên cấp dưới thực hiện việc chuyển vốn, chuyển lợi nhuận cho MHBS.

xet xu nguyen chu tich hdqt ngan hang mhb huynh nam dung cao trang co nhieu diem bat hop ly
Huỳnh Nam Dũng - Nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng MHB. (Ảnh: Ngọc Hoa)

Về số tiền 460 triệu được cáo trạng xác định là tiền thù lao mà ông Dũng được nhận trong thời gian 2007-2010, ông Dũng goàn toàn phủ nhận cáo buộc này.

“Theo quy định của điều lệ của MHBS, các khoản thù lao cho HĐQT phải được thể hiện bằng một mục riêng tại các báo cáo tài chính hàng năm của MHBS và phải được HĐQT báo cáo cho ĐHĐCĐ để thông qua.

Nhưng trong các báo cáo tài chính các năm 2007- 2010 đã được kiểm toán bởi đơn vị kiểm toán độc lập, khoản chi thù lao cho HĐQT này hoàn toàn không xuất hiện trong các báo cáo tài chính đó. Trong tất cả các báo cáo của HĐQT trước đại hội cổ đông hay nghị quyết cũng không có nội dung về tổng số tiền thù lao cho HĐQT”. Ông Dũng trình bày.

Liên quan đến khoản phát hành trái phiếu của MHBS 400 tỷ, Nguyễn Phước Hòa (nguyên TGĐ Ngân hàng MHB) cho biết, ông Dũng có chủ trì cuộc họp HĐQT thống nhất với Hội đồng ALCO. Và trong Hội đồng ALCO có nói rõ là MHB đã gửi tiền tại ACB là 400 tỷ để ACB mua trái phiếu của MHBS. Nguồn tiền mà ACB mua trái phiếu chính là nguồn tiền của MHB.

Sau đó thì ông Dũng có chỉ đạo mua lại số trái phiếu đó và nguồn tiền mua đó là của MHB chuyển sang cho MHBS.

Đối với ngân hàng hợp tác xã, cuối 2013, MHB không thể tiếp tục có nguồn tiền cho MHBS, nên ông Dũng có chỉ đạo tìm 1 nơi để đóng vai trò như Sở giao dịch của MHB để đưa tiền cho MHBS.

Sau đó, tìm được 1 Sở giao dịch của ngân hàng chính sách ngoài Hà Nội và chuyển vốn cho Công ty MHBS theo phương thức Ngân hàng MHB bảo lãnh việc hợp tác đầu tư theo hình thức Ngân hàng MHB gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Hợp tác xã. Khi nhận được tiền thì MHBS thì mới chuyển đi gửi tại các chi nhánh của MHB.

Đến khi có thông tin về chứng khoán và thông tin xác nhập Ngân hàng, thì Ngân hàng chính sách yêu cầu rút vốn về nên MHB phải chuyển tiền qua cho MHBS chuyển cho sở giao dịch, để thu hồi và trả lại số tiền cho Ngân hàng hợp tác.

Tham gia phần xét hỏi, bị cáo Lữ Thanh Bình (nguyên TGĐ MHBS) cho rằng thực hiện theo chỉ đạo của bị cáo Dũng.

Giống như bị cáo Hòa, bị cáo Bình cho biết, vào khoảng 3/2011, bị cáo Dũng chỉ đạo mua lại trái phiếu MHBS của ngân hàng ACB, nguồn tiền do Ngân hàng MHB chuyển khoản để mua.

“Công ty đã mua lại 1,9 tỷ đồng của Ngân hàng ACB. Bị cáo đều trực tiếp làm viêc với ông Dũng, cuối năm 2013 do lãi suất tiết kiệm thấp hơn lãi suất trái phiếu nên ông Dũng yêu cầu mua lại 2,1 triệu trái phiếu MHBS, nguồn tiền dư gửi tại chi nhánh Ngân hàng MHB”, bị cáo Bình trình bày.

Trước đó, trong phiên tòa sáng, luật sư Vũ Xuân Nam (bào chữa cho bị cáo Huỳnh Nam Dũng) đề nghị triệu tập đại diện kiểm toán nhà nước, đại diện MHBS.

Trước yêu cầu này, đại diện VKS nêu quan điểm, trong quá trình xét hỏi nếu thấy cần thiết làm rõ thì HĐXX cho triệu tập các đại diện trên.

Sau khi hội ý, HĐXX đồng ý với quan điểm của VKS. Còn về đại diện MHBS thì hiện công ty chứng khoán này đã ngừng hoạt động, đại diện vẫn là bà Lữ Thị Thanh Bình, hiện là bị cáo của vụ án.

Theo cáo trạng, Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHBS) do ngân hàng MHB là cổ đông sáng lập. Huỳnh Nam Dũng, Chủ tịch HĐQT đại diện phần vốn góp của Ngân hàng MHB tại Công ty MHBS.

Từ năm 2007 đến năm 2010, giữa MHBS và MHB ký và thực hiện nhiều hợp đồng ký quỹ mua bán trái phiếu chính phủ (TPCP). Từ năm 2011 đến 2014 chuyển sang hình thức lý các thỏa thuận hợp tác đầu tư với nội dung: MHBS môi giới cho Sở Giao dịch (SGD) MHB đầu tư các loại TPCP. MHBS được hưởng tiền phí môi giới là 0,1% trên tổng giá trị mua được, lãi suất trong trường hợp không môi giới thành công TPCP từ 0,5- 2,4%/năm.

Ông Huỳnh Nam Dũng (nguyên chủ tịch MHB) có số vốn góp tại MHBS là 13,8 tỷ đồng, chiếm 8,12% vốn (được đứng tên Huỳnh Thị Minh Trí, chị gái của ông Dũng); Nguyễn Phước Hòa có số vốn góp là 2,7 tỷ đồng, chiếm 1,9% vốn (đứng tên Nguyễn Thành Tín, con trai của ông Hòa).

Theo đó, ông Dũng và ông Hòa đã thông qua Hội đồng quản lý tài sản nợ - tài sản có (Hội đồng ALCO) của Ngân hàng MHB thống nhất chủ trương cho phép Sở giao dịch MHB chuyển vốn vào tài khoản của Sở giao dịch mở tại MHBS để chờ đầu tư TPCP nhưng thực chất là MHB chuyển vốn cho MHBS để gửi các kỳ hạn tại các chi nhánh MHB hưởng chênh lệch lãi suất và mua bán TPCP cũng cho MHB quản lý.

Trong các năm 2011, 2012 và 2014, Sở giao dịch MHB đã chuyển 4.975 tỷ đồng cho MHBS. Trong đó, sử dụng 3.357 tỷ đồng đem gửi có kỳ hạn tại các chi nhánh trong hệ thống MHB để hưởng lãi suất số tiền hơn 45 tỷ đồng.

Từ 2011 đến 2015, MHBS hoàn trả được cho Sở giao dịch MHB là hơn 18,3 tỷ đồng, gây thiệt hại cho MHB hơn 26,86 tỷ đồng.

Số tiền 1.558 tỷ đồng còn lại được sử dụng để ký các thỏa thuận hơp tác đầu tư môi giới mua, bán trái phiếu Chính phủ của chính Ngân hàng MHB thông qua các Công ty trung gian. Từ đó thực hiện việc môi giới, mua bán trái phiếu Chính phủ quay vòng giữa các công ty để cho các Công ty trung gian này và Công ty MHBS được hưởng lợi dẫn đển Ngân hàng MHB bị thiệt hại đồng thời không có khả năng thanh toán 272 tỷ tiền gốc.

Cơ quan điều tra xác định tổng số tiền Ngân hàng MHB bị thiệt hại là hơn 349 tỷ đồng. Trong đó các bị cáo Huỳnh Nam Dũng, Nguyễn Phước Hòa, Lữ Thị Thanh Bình, Trương Thanh Liêm là những người chịu trách nhiệm chính.

Các bị cáo Trần Mỹ Linh (nguyên Kế toán trưởng MHBS), Lê Nguyên Ngọc, Phan Ngọc Nhân (Phó TGĐ Công ty Huy Khánh), Lê Việt Hùng và Đoàn Hồng Ngọc, phạm tội với vai trò đồng phạm giúp sức.

Thông qua hành vi trên bị cáo Dũng hưởng lợi 460 triệu đồng; Lê Nguyên Ngọc hưởng lợi 568 triệu đồng, Nhân hưởng lợi 930 triệu đồng, Hùng hưởng lợi 151 triệu đồng, Đoàn Hồng Ngọc hưởng lợi 131 triệu đồng và Liêm hưởng lợi 280 triệu đồng.

xet xu nguyen chu tich hdqt ngan hang mhb huynh nam dung cao trang co nhieu diem bat hop ly Xét xử nguyên Phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình: ‘Tổ giám sát chỉ căn cứ vào kinh nghiệm, thực tế để thực hiện’

Theo ông Đặng Thanh Bình, cơ chế giám sát của quyết định 12 được quy định giám sát đặc biệt được quy định chung cho ...

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.