Nguyên Phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình. (Ảnh: Ngọc Hoa) |
Ngày 26/6, TAND TP HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Đặng Thanh Bình (nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước) và 4 đồng phạm trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” gây thất thoát hơn 15.000 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam – VNCB (trước đó là Ngân hàng Đại Tín- Trustbank).
Trước những câu hỏi liên quan đến quyết định 12 của luật sư Trần Minh Hải (người bảo vệ quyền lợi lợi ích hợp pháp bị án Phạm Công Danh), ông Đặng Thanh Bình (nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước) nhấn mạnh cho đến ngày hôm nay chưa có một cơ quan nào đã có quyền xâm nhập vào tổ chức, theo dõi hoạt động của ngân hàng như tổ giám sát tại VNCB.
Theo ông Bình, cơ chế giám sát của quyết định 12 được quy định giám sát đặc biệt được quy định chung cho ngân hàng, không thể hiện rõ trong quyết định 12.
“NHNN đã báo cáo với Chính phủ nói rõ nội dung sau khi thanh tra, đánh giá NHNN. Quyết định 12 đã đủ lớn, đủ mạnh để giám sát ngân hàng”, bị cáo Bình trình bày.
Bị cáo Bình cũng từng khẳng định, bị cáo là người ký quyết định 12, bị cáo cho rằng việc thành lập tổ giám sát rất kịp thời và sáng suốt. Quyền lực quyết định 12 thể hiện mối quan hệ giữa tổ giám sát và NHNN chi nhánhLong An. Với việc một NHNN Long An nhỏ, kinh nghiệm không có nhiều thì cần sự phối hợp.
Khi phát hiện các sai phạm, tổ giám sát có quyền đề nghị với chi nhánh NHNN Long An thì chi nhánh phải thực hiện thanh tra, giám sát Ngân hàng.
Trình bày tại tòa, bị cáo Lê Văn Thanh (nguyên Chánh thanh tra NHNN tỉnh Long An) cho biết, bị cáo không được tập huấn cũng như hướng dẫn để thực hiện theo quyết định 12. Khi tiến hành thực hiện theo quyết định này, tổ giám sát chỉ căn cứ vào kinh nghiệm, thực tế để thực hiện.
Tham gia phần xét hỏi, đại diện NHNN cho biết Quyết định 12 là văn bản cá biệt. Về nguyên tắc khi quyết định triệu tập cán bộ NHNN, đại diện cho rằng không nằm trong phạm vi vụ án nên không trả lời. Ngày 26/12/2013, Nghị định 96 hết hiệu lực thì sẽ sử dụng luật TCTD vào quyết định 12.
Trước đó, trong phiên tòa sáng cùng ngày, ông Bình vẫn khẳng định, cáo trạng truy tố ông là không đúng. Ông Bình cho rằng, ông đã thực hiện đầy đủ, đúng quy định và trách nhiệm của mình được giao.
“Tôi đã cố gắng thực hiện đúng trách nhiệm và nhiệm vụ của mình khi được giao phó. Đối với vấn đề tái cơ cấu rất quan trọng, vì vậy phải xin ý kiến của Thống đốc, đưa ra tập thể lấy ý kiến nên không bao giờ tự tôi quyết định” ông Bình khẳng định.
Cũng tại phiên tòa, sau khi xem xét diễn biến của vụ án, đại diện VKS cho rằng có nhiều vấn đề liên quan đến ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra cơ quan giám sát NHNN nên VKS đề nghị HĐXX cho triệu tập ông Nghĩa tới tòa.
Tuy nhiên, HĐXX cho rằng, việc đề nghị triệu tập ông Nguyễn Hữu Nghĩa (chánh thanh tra NHNN) của VKS là không cần thiết, nếu quá trình cảm thấy cần thì sẽ xem xét sau.
Liên quan việc thực hiện đề án tái cơ cấu, khi được xét hỏi, bị án Phan Thành Mai cho rằng, toàn bộ số liệu sử dụng trong đề án tái cơ cấu đều bị từ chối do số liệu không chính xác, bị lừa dối.
Đối với khoản vay 3.600 tỷ đồng, nhóm Phú Mỹ đã lừa dối. Bên cạnh đó, việc mua sắm tài sản đã bị nâng khống lên 28 lần, làm cho toàn bộ số liệu của đề án sai, không thể xử lý được.
Phiên tòa vẫn tiếp tục xét xử vào sáng mai (27/6).
Xét xử nguyên Phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình: Đề nghị triệu tập Chánh thanh tra giám sát NHNN
Đại diện VKS cho biết, căn cứ vào kết quả xét hỏi ngày hôm qua và việc thẩm vấn sáng nay tại tòa, VKS cho ... |
Xét xử nguyên Phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình: Các bị cáo thừa nhận thiếu sót
Sáng 25/6, TAND TP HCM tiếp tục đưa vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” gây thất thoát hơn 15.000 tỷ đồng ... |