Xét xử nguyên Phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình: Các bị cáo thừa nhận thiếu sót

Sáng 25/6, TAND TP HCM tiếp tục đưa vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” gây thất thoát hơn 15.000 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam – VNCB (trước đó là Ngân hàng Đại Tín- Trustbank) ra xét xử sơ thẩm.
 
xet xu nguyen pho thong doc nhnn dang thanh binh cac bi cao thua nhan thieu sot trong trach nhiem
Các bị cáo tại tòa (Ảnh: Ngọc Hoa)

Các bị cáo bị truy tố trong vụ án bao gồm ông Đặng Thanh Bình (nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước); ông Hà Tấn Phước (nguyên Tổ trưởng tổ giám sát, nguyên Phó giám đốc NHNN chi nhánh Long An); ông Phạm Thế Tuân (nguyên Tổ phó tổ giám sát, nguyên Phó giám đốc Vietcombank - chi nhánh TP HCM); ông Lê Văn Thanh (nguyên Chánh thanh tra NHNN tỉnh Long An) và ông Ngô Văn Thanh (nguyên thành viên tổ giám sát, nguyên Phó phòng kiểm tra, giám sát tuân thủ Vietcombank - chi nhánh Long An).

Phiên tòa chiều này, HĐXX bắt đầu tiến hành xét hỏi về các hành vi vi phạm của các bị cáo liên quan trong vụ án.

Tham gia phần xét hỏi, ông Đặng Thanh Bình (nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước không đồng ý về phần truy tố ông như trong cáo trạng thể hiện.

xet xu nguyen pho thong doc nhnn dang thanh binh cac bi cao thua nhan thieu sot trong trach nhiem
Nguyên Phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình. (Ảnh: Ngọc Hoa)

Bị cáo Bình trình bày, bị cáo được bổ nhiệm làm Phó thống đốc NHNN từ năm 2005. Trong giai đoạn tái cơ cấu có ngân hàng yếu kém, có VNCB thì bị cáo được giao nhiệm vụ công tác thanh tra theo quyết định 12.

“Quyết định 12 thể hiện rõ trách nhiệm của tổ giám sát như báo cáo NHNN, NHNN chi nhánh trên địa bàn. Nếu trong quá trình giám sát, có vấn đề phải báo cáo cho hai đơn vị này. Theo quy định, mọi báo cáo đều phải thông qua cơ quan giám sát, Thống đốc NHNN.

Trong quá trình giám sát, cơ quan giám sát đã nhận được nhiều báo cáo về vi phạm của VNCB và đã báo cáo với lãnh đạo NHNN về những sai phạm này”, bị cáo Bình trình bày.

Thừa nhận trước tòa, bị cáo Bình cho biết, ông có nhận báo cáo và đã chỉ đạo trực tiếp đối với những sai phạm đó.

Theo đó, ông Bình đã giao NHNN chi nhánh Long An thực hiện báo cáo toàn diện hoạt động ngân hàng VNCB. Sau đó, ông Bình cũng đã có bút phê về việc đề nghị cơ quan giám sát đánh giá gấp về tình hình VNCB, trên cơ sở chỉ đạo của cơ quan thanh tra và gửi cho NHNN chi nhánh Long An và VNCB. Từ đó, NHNN chi nhánh Long An sẽ có quyền kiểm tra ngân hàng và đề xuất biện pháp xử lý.

Đối với vấn đề tái cơ cấu VNCB, ông Bình có nhận được thông tin nhóm Thiên Thanh do Phạm Công Danh đứng tên nhận chuyển nhượng 85% cổ phần của Ngân hàng Đại Tín. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, ông Bình cho biết, chưa có sự chuyển nhượng nào xảy ra mà mới chỉ là thỏa thuận giữa hai bên.

Tại tòa, bị cáo ông Ngô Văn Thanh không đồng ý một cáo buộc nêu trong cáo trạng. Theo bị cáo Thanh, bị cáo tham gia Tổ giám sát từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2014, chỉ một mình bị can được phân công giám sát các khoản giải ngân trên 5 tỷ đồng. Sau khi Tổ giám sát phát hiện sai phạm tại VNCB, tổ trưởng giám sát không phân công cho bị cáo thực hiện nhiệm vụ này nữa.

Trả lời HĐXX, bị cáo Thanh cho biết, bản thân đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, tuy nhiên vẫn còn thiếu xót.

Liên quan đến số tiền hơn 10.000 tỉ đồng mà Ngô Văn Thanh phải có trách nhiệm như trong cáo trạng, bị cáo Thanh cho rằng chưa hoàn toàn đúng với diễn biến trong quá trình bị cáo được phân công.

Trong các giao dịch, cụ thể khoản 903 tỷ đồng, 201 tỷ đồng và 63 tỷ đồng, VNCB đã tự ý thực hiện các khoản đó, 650 tỷ đồng có xin ý kiến nhưng tổ giám sát không đồng ý. Việc cho 10 doanh nghiệp vay 12 khoản kinh doanh vật liệu xây dựng, tổ trưởng không phân công cho bị cáo.

Cũng như bị cáo Ngô Văn Thanh, các bị cáo Phạm Thế Tuân, Lê Văn Thanh cũng cho rằng, trong quá trình làm việc ở tổ giám sát, các bị cáo đã hết sức nỗ lực và toàn tâm toàn ý để thực hiện trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, sau khi xem xét lại toàn bộ, các bị cáo thấy có nhiều vấn đề các bị cáo chưa hoàn thành tốt.

Thừa nhận thiếu sót trong trách nhiệm của mình, bị cáo Hà Tấn Phước (nguyên tổ trưởng Tổ giám sát) trình bày: “Qua bao năm công tác, bị cáo đều cố gắng hết sức mình và đạt được nhiều bằng khen, giấy khen, chiến sĩ thi đua,.. nhưng bị cáo nhận thấy bị cáo còn nhiều thiếu sót trong trách nhiệm mà Thống đốc đã giao”.

Về bản cáo trạng, bị cáo cho biết qua xem xét về nội dung tường trình các nội dung vi phạm trong cáo trạng là đúng. Tuy nhiên có 1 số kết luận là chưa chính xác. Cụ thể là việc cáo trạng quy buộc bị cáo thụ động để ông Phạm Công Danh sử dụng tiền, gây thất thoát cho VNCB.

Liên quan đến các khoản sai phạm 650 tỷ đồng, 903 tỷ đồng, 63 tỷ đồng, 201 tỷ đồng, bị cáo Phước cho biết, tổ giám sát đã có ý kiến không cho vay đối với khoản 650 tỷ đồng.

Về khoản ủy thác 903 tỷ đồng, tổ giám sát cũng đã nhắc nhở, yêu cầu VNCB ngừng thực hiện, phải thu hồi. Tuy nhiên, về luân chuyển dòng tiền khoản này, tổ giám sát không nắm được do không thuộc trách nhiệm của tổ.

Bên cạnh đó, bị cáo Phước cho rằng lãnh đạo Ngân hàng VNCB đã lợi dụng, cố tình né tránh, lập hợp đồng bảo lãnh tiền gửi giả, không có chữ ký và không được theo dõi đúng quy định của NHNN cho nên tổ giảm sát không thể nắm được.

xet xu nguyen pho thong doc nhnn dang thanh binh cac bi cao thua nhan thieu sot trong trach nhiem Xét xử nguyên Phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình: Luật sư đề nghị được sử dụng các tài liệu mật

Sáng 25/6, TAND TP HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với ông Đặng Thanh Bình, (nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.