Xét xử phúc thẩm Navibank: ‘Nhân viên cũng là khách hàng’

Trình bày tại toà, nguyên Tổng Giám đốc Navibank vẫn cho rằng, việc ông và Hội đồng tín dụng cho các nhân viên vay là không sai.
xet xu phuc tham navibank nhan vien cung la khach hang
Các bị cáo trong vụ Navibank tại phiên toà phúc thẩm. (Ảnh: Ngọc Hoa)

Ngày 13/8, TAND Cấp cap tại TP HCM mở phiên toà phúc thẩm xét xử vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Navibank - nay là Ngân hàng TMCP Quốc Dân – NCB)

Trước đó, TAND TP HCM đã tuyên phạt Lê Quang Trí (nguyên Tổng Giám đốc Navibank) 13 năm tù, Cao Kim Sơn Cương, Nguyễn Giang Nam, Nguyễn Hùng Sơn (đều là nguyên Phó Giám Đốc) cùng lãnh 12 năm tù.

Liên quan đến vụ án, cấp toà này cũng tuyên phạt Đoàn Đăng Luật 11 năm tù, Huỳnh Vĩnh Phát 11 năm, Trần Thanh Bình 10 năm, Đinh Thị Đoan Trang 7 năm, Nguyễn Ngọc Oanh 7 năm và Phạm Thị Thu Hiền 7 năm tù cùng về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Không đồng tình với bản án, 10 bị cáo đều nộp đơn kháng cáo. Trong đó, 9 bị cáo kháng cáo kêu oan, riêng chỉ có bị cáo Nguyễn Ngọc Oanh kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Đồng thời, Navibank cũng nộp đơn kháng cáo phần nội dung phần liên quan đến ngân hàng này.

Mặc dù có đơn kháng cáo kêu oan nhưng bị cáo Phạm Thị Thu Hiền (cựu Trưởng Phòng Pháp chế Navibank) có đơn gởi HĐXX xin giảm nhẹ hình phạt.

Trong phiên toà hôm nay, bà Hiền có đơn xin vắng mặt vì lý do sức khoẻ nên phải đang điều trị tại bệnh viện.

Hai bị án Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Phó Trưởng phòng Quản lý rủi ro ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh TP HCM, viết tắt là Vietinbank TP HCM) và Võ Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Vietinbank, chi nhánh Nhà Bè, TP HCM) cũng bị trích xuất tham gia xét xử tại phiên toà.

Trình bày tại toà, bị cáo Lê Quang Trí vẫn cho rằng, việc ông và Hội đồng tín dụng cho các nhân viên vay là không sai.

Nhân viên khi có giao dịch với ngân hàng cũng được xem với tư cách là khách hàng, việc ngân hàng cho vay để lấy lãi là giao dịch dân sự và có lợi cho phía ngân hàng.

“Khi xét duyệt hồ sơ, HĐTD thấy hồ sơ các giấy tờ, đầy đủ các tài sản bảo đảm cũng như hợp đồng đúng quy định nên mới cho vay.

Tại thời điểm đó, việc ngân hàng cho nhân viên vay tiền thì không có quy định nào giới hạn ngân hàng cho vay lãi suất cao.

Nhân viên cũng là khách hàng và đây là giao dịch dân sự”, bị cáo Trí giải trình.

Ngoài ra, bị cáo Trí cho biết, không có văn bản nào thể hiện hay đề cập đến việc Navibank xác nhận chủ trương cho vay này.

Theo đó, nhiều lần khẳng định tại toà, nguyên Tổng Giám đốc Navibank cho rằng, việc cho vay này là đúng quy định pháp luật.

Liên quan về dòng tiền, ông Trí trình bày, sau khi duyệt hợp đồng, Navibank tiến hành giải ngân cho nhân viên vay, khi nhân viên yêu cầu ngân hàng chuyển tiền sang tài khoản tại Vietinbank, Navibank sẽ chuyển qua tài khoản Ngân hàng nhà nước xong rồi mới chuyển qua Vietinbank.

HĐXX sơ thẩm cũng đã xác nhận tiền từ Navibank đã vào Vietinank Nhà Bè và chi nhánh TP HCM.

Tham gia xét hỏi tại toà, 2 nguyên Phó Giám Đốc Navibank là Cao Kim Sơn Cương, Nguyễn Giang Nam đều cho rằng, lời khai của các bị cái tại CQĐT là có sự can thiệp, tư vấn của cán bộ điều tra viên nên mong muốn được đối chất với điều tra viên tại toà.

Bên cạnh đó, 2 bị cáo này đều phủ nhận việc bản thân viết chủ trương lấy tiền gửi Navibank gửi vào Vietinbank theo hình thức các nhân viên đứng tên vay mặc dù có tham gia Hội đồng Alco.

Theo nội dung vụ án, từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, Huỳnh Thị Huyền Như lấy danh nghĩa là nguyên Phó phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank - Chi nhánh TP HCM đi huy động tiền gửi cho VietinBank đã trực tiếp thỏa thuận với người đại diện của một số công ty để gửi tiền vào VietinBank, hưởng lãi suất cao vượt trần trái quy định của Nhà nước.

Biết được ngân hàng Navibank có chủ trương gửi tiền nhàn rỗi huy động được từ các tổ chức tín dụng để lấy lãi suất cao, tháng 10/2010, Huỳnh Thị Huyền Như thông quan Võ Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè) đã thỏa thuận với đại diện Navibank là Đoàn Đăng Luật (Trưởng phòng nguồn vốn Navibank -Phòng kinh doanh tiền tệ) về việc Navibank gửi tiền vào Vietinbank Nhà Bè với lãi suất cao.

Theo thỏa thuận, ngoài trả lãi suất theo quy định trong hợp đồng là 14%/năm, Như còn trả thêm phí cho người môi giới, tiền chênh lệch ngoài hợp đồng. Số tiền lãi suất ngoài hợp đồng từ 2,5% đến 8,5%/năm sẽ được Như trả trước cho Navibank.

Sau khi các đơn vị, cá nhân chuyển tiền vào tài khoản tại VietinBank, Như đã lập các chứng từ, chữ ký giả của các chủ tài khoản, sử dụng quyền hạn là kiểm soát viên, trưởng phòng giao dịch để chuyển tiền sang tài khoản của mình.

Từ tháng 11/2010 đến tháng 7/2011, Navibank cho 47 lượt cá nhân đứng tên vay hơn 1.500 tỷ đồng để gửi vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP HCM. Tổng số tiền lãi Navibank thu được là 75 tỷ đồng, trong đó có hơn 24 tỷ đồng là lãi chênh lệch ngoài hợp đồng. Đến ngày 7/8/2011, Navibank nhận được hơn 1.300 tỷ đồng tiền gốc, số tiền 200 tỷ đồng còn lại đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt.

10 cán bộ nguyên là lãnh đạo, nhân viên Navibanh được cho là có nhiều sai phạm, giúp sức cho Huyền Như chiếm đoạt số tiền lớn của đơn vị mình. Hành vi của 10 cán bộ thuộc Navibank đã cấu thành tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

xet xu phuc tham navibank nhan vien cung la khach hang Ông Phạm Công Danh lĩnh 20 năm tù, Trầm Bê 4 năm tù

Sáng nay (6/8), TAND TP HCM sẽ tuyên án Phạm Công Danh và đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.