Xử phúc thẩm cựu chủ tịch OceanBank sáng 2/5: Triệu tập Cựu Phó TGĐ OceanBank Trần Thanh Quang

Để làm rõ hành vi, vai trò của Trần Thanh Quang, HĐXX yêu cầu tổ thư ký ngay sáng nay phối hợp với công an triệu tập Trần Thanh Quang tới tòa đúng 14h chiều nay.

Trong những ngày xét hỏi công khai tại tòa phúc thẩm trước đó, bị cáo Hà Văn Thắm đề nghị không xem xét kết án bị cáo về tội "Tham ô tài sản" và "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản"; nếu có đủ căn cứ quy kết 2 tội trên thì Hà Văn Thắm mong HĐXX xem xét không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với bị cáo.

Trình bày quan điểm “gỡ tội”, cựu Chủ tịch Oceanbank cho biết, ông ta không biết và không bàn bạc với Nguyễn Xuân Sơn về việc chiếm đoạt tiền của Oceanbank chuyển cho PVN. Tiền Thắm đưa cho Sơn để chi cho các khách hàng chiến lược, trong đó có PVN, chứ không phải chi cho Sơn sử dụng cá nhân. Số tiền này được lấy từ công ty BSC (công ty sân sau của Hà Văn Thắm) chi cho Sơn thông qua thư ký.

“Khách hàng ở đây là PVN, chứ không phải là Ninh Văn Quỳnh hay Nguyễn Xuân Sơn” – Hà Văn Thắm nói và cho biết bị cáo sở hữu 62,9% cổ phần của Oceanbank thì không thể bị quy kết chiếm đoạt số tiền của ngân hàng mà thực chất đó là tiền của mình.

Còn nếu việc bị cáo chi vượt trần lãi suất cho PVN mà bị cáo Nguyễn Xuân Sơn mới có cơ hội chiếm đoạt tiền thì hành vi của bị cáo đã bị quy kết tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo lời bị cáo Hà Văn Thắm, hành vi chiếm đoạt của Nguyễn Xuân Sơn là hành vi phát sinh từ bản thân bị cáo Sơn, chứ không phải hành vi giúp sức để Sơn chiếm đoạt. Nếu cơ quan điều tra kết luận trong số tiền 246 tỷ đồng ông Sơn chiếm đoạt có 49 tỷ đồng của PVN (tương ứng với tỷ lệ 20% góp vốn của PVN vào Oceanbank) thì Hà Văn Thắm còn "thê thảm hơn gấp 3 lần" do sở hữu gần 63% cổ phần tại Oceanbank.

Cựu Chủ tịch Oceanbank còn cho rằng, hành vi của mình cũng giống 2 thuộc cấp là cựu Phó TGĐ Lê Thị Thu Thủy và Nguyễn Xuân Thắng. Hai người này cũng đưa tiền cho ông Sơn nhưng chỉ bị truy tố về tội Cố ý làm trái.

Cựu Chủ tịch Oceanbank còn cho rằng, hành vi của mình cũng giống 2 thuộc cấp là cựu Phó TGĐ Lê Thị Thu Thủy và Nguyễn Xuân Thắng. Hai người này cũng đưa tiền cho ông Sơn nhưng chỉ bị truy tố về tội Cố ý làm trái.

Nói về lý do và thời điểm bắt đầu chi lãi suất vượt trần, Hà Văn Thắm cho biết, bị cáo bắt đầu chủ trương này từ năm 2009. Mức chi lãi ngoài của Oceanbank tùy từng thời kỳ, tuy nhiên xấp xỉ hơn 1% so với trần lãi suất.

Thừa nhận bản thân đã vi phạm Thông tư 02 nhưng để làm lợi cho ngân hàng và trong bối cảnh nhiều ngân hàng đều chi lãi ngoài nên bị cáo bắt buộc phải thực hiện.

Bị cáo Hà Văn Thắm cho biết thêm, khoảng tháng 9/2011, sau khi Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị cấm các ngân hàng chi lãi suất vượt trần, bị cáo đã chỉ đạo toàn hệ thống ngân hàng Oceanbank dừng việc này, sau đó ngân hàng này rơi vào nguy cơ mất thanh khoản.

Trong phần xét hỏi ngày 20/4, chủ tọa nói: "Tóm lại bị cáo có thừa nhận sai. Rõ ràng bị cáo nhận thức được chi như thế là sai, cho nên bị cáo nhận tội. Tuy nhiên, bị cáo đề nghị HĐXX xem xét con số hơn 1.500 tỷ cho mình?”

Bị cáo Thắm nói "vâng", đồng thời đề nghị HĐXX xem xét xem có thiệt hại hay không vì theo cựu chủ tịch Oceanbank, hành vi ấy chỉ gây thiệt hại phi vật chất: có thể gây ra lạm phát, xáo trộn thị trường.

"HĐXX sẽ xem xét. HĐXX cũng nhận thấy bị cáo từ điều tra, truy tố, xét xử luôn thành khẩn khai báo. Nếu cấp sơ thẩm không ghi nhận thì phúc thẩm ghi nhận cho bị cáo"- chủ tọa nói.

Đối với việc xác định 49 tỷ đồng được coi là thiệt hại của PVN (20% vốn tại Oceanbank) trong số tiền 246 tỷ đồng Thắm đã nhờ Sơn chi lãi ngoài cho PVN, Hà Văn Thắm cho rằng, nếu PVN được hưởng 49 tỷ đồng thì các cổ đông khác cũng phải được hưởng. Toàn bộ cổ phần của Oceanbank đều là cổ phần phổ thông, các cổ đông khác không thể bị mất quyền đó.

“Không chỉ 49 tỷ đồng nói trên, PVN còn bị thiệt hại về hành vi Cố ý làm trái thì các cổ đông cũng bị thiệt hại như vậy, bị cáo đề nghị xem lại tư cách của NH Đại Dương mới. Hành vi chi lãi ngoài của các bị cáo không gây thiệt hại cho ngân hàng, còn nếu HĐXX vẫn xác định là thiệt hại thì các cổ đông mới là những người bị thiệt hại”, Hà Văn Thắm nói.

Trong phần tự bào chữa cho mình, cựu Chủ tịch Oceanbank còn cho rằng, nếu tòa xác định bị cáo tội đồng phạm với Sơn thì đề nghị giảm nhẹ cho bị cáo căn cứ tình tiết bị cáo không được hưởng lợi vì đó là tiền của bị cáo; bị cáo là doanh nhân, không thuộc đối tượng chống tham nhũng; bối cảnh thị trường khi đó tất cả các ngân hàng đều chi lãi ngoài; quá trình điều tra, truy tố và xét xử bị cáo thành khẩn khai báo, bản thân được tặng nhiều bằng khen, giấy khen...

Ngoài ra, bị cáo này còn đề nghị HĐXX xem xét lại phần trách nhiệm dân sự, xem xét khoản tiền truy thu sung công quỹ nhà nước liên quan đến công ty BSC.

Sau quá trình xét hỏi công khai tại tòa, ngày 26/4, Viện KSND cấp cao tại Hà Nội kết luận, trong quá trình hoạt động, Oceanbank đã xảy ra nhiều vi phạm pháp luật trong hoạt động cho vay, chi vượt trần lãi suất… dẫn đến nợ xấu, âm vốn chủ sở hữu, gây thiệt hại nặng nề cho Nhà nước, Oceanbank và các tổ chức cá nhân. Trong đó, Hà Văn Thắm đóng vai trò chính; các đồng phạm đóng vai trò giúp sức.

VKS đề nghị HĐXX phúc thẩm không chấp nhận đơn kháng cáo của bị cáo Hà Văn Thắm vì tòa cấp sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo với 4 tội danh trên là có căn cứ pháp luật, không oan, không sai.

11:26 10:45 09:45 09:37 09:27 08:51 08:25 08:03
11:26

Phiên xử buổi sáng kết thúc.Chiều tòa tiếp tục làm việc.

10:45

Luật sư Đỗ Ngọc Quang bào chữa cho Hà Văn Thắm, trong bản án sơ thẩm, 69 tỷ đồng từ nguồn BSC và OJB thu phí … nếu cho rằng 68 tỷ đồng của BSC, mà BSC là của bị cáo Thắm. thì toàn bộ 68 tỷ là tiền thuộc quyền sở hữu của bị cáo Hà Văn Thắm.

Trong tổng số 1.576 tỷ mà các bị cáo làm trái, trong đó có 246 tỷ chi cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn cho PVN. Số tiền 246 tỷ đồng bị cáo Sơn chiếm đoạt là tiền trong hoạt động kinh doanh của OJB. Tại sao bị cáo Thắm lại đưa tiền ngân hàng để bị cáo Sơn chiếm đoạt, đây là điều vô lý, không có trong thực tế. Bị cáo Thắm và các cán bộ chi tiền lãi ngoài cho PVN.

Nếu kết tội bị cáo Thắm đồng phạm giúp sức cho bị cáo Sơn chiếm đoạt tài sản cần thỏa mãn dấu hiệu về đồng phạm, phải xác định 2 bị cáo cùng ý chí, cùng chung hành động thực hiện tội phạm. Khi chuyển tiền, bị cáo Thắm không nhận thức được việc chuyển tiền thông qua bị cáo Sơn là giúp cho bị cáo Sơn chiếm đoạt. Bị cáo chỉ nghĩ chi tiền cho khách hàng để PVN tiếp tục gửi tiền. Việc bị cáo Sơn chiếm đoạt vượt quá ý thức chủ quan của bị cáo Thắm.

Đối với bị cáo Sơn, tại phúc thẩm, bị cáo Sơn không thừa nhận tội tham ô. Liên quan đến việc nhận tiền của OJB, bị cáo Sơn khai rõ nhận tiền chăm sóc khách hàng, bị cáo Sơn đã chuyển đúng địa chỉ, bị cáo Sơn không thừa nhận chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản. Giữa bị cáo Thắm và Sơn không có thỏa thuận liên quan đến việc bị cáo Sơn chiếm đoạt số tiền này. Cần xác định bị cáo Thắm là bị hại, nếu có.

1.576 tỷ đồng chi lãi ngoài nhằm giữ chân khách hàng, tòa sơ thẩm xác định là cố ý làm trái.

09:45

"Thay vì đòi bị cáo thì hãy thu hồi lại của khách hàng"

Bị cáo xin được trình bày ngắn gọn tự bào chữa:

Qua các thông tin đại chúng, bị cáo biết đây là đại án. Có chỉ đạo là phải xử lý nghiêm, đúng người đúng tội… Cho nên, bị cáo mong VKS, HĐXX xem xét, đúng ra là tội cố ý. Số tiền 1576 tỷ có phải thiệt hại hay không.

Bị cáo thấy bản án sơ thẩm có 3 vấn đề lớn. Sơ thẩm sử dụng đúng 1 động cơ mục đích của bị cáo mà kết tội cho bị cáo 3 tội danh. Bị cáo hiểu rằng mục đích, động cơ của bị cáo đã được VKS làm rất rõ, mục đích vụ lợi khi chuyển cho bị cáo Sơn là thu hút tiền gửi của PVN vào OJB. Nhưng với mục đích như vậy, bị cáo lại bị nói là gây thiệt hại. Việc bị cáo bị cáo buộc giúp sức bị cáo Sơn chiếm đoạt, mâu thuẫn với động cơ vụ lợi. Nếu ông Sơn chiếm đoạt 1 phần thôi thì làm giảm niềm tin của PVN, giảm việc thu hút vốn.

Trong bản án sơ thẩm, có nhiều vấn đề bất công và không công bằng. Thứ nhất là giữa các bị cáo với nhau, Nguyễn Văn Thắng và Lê Thị Thu Thủy đưa tiền cho bị cáo Sơn bị kết là cố ý. Bị cáo thấy là đúng. Bị cáo mong HĐXX xem xét cho bị cáo vấn đề này.

Thứ 2 là không công bằng với những khách hàng hợp tác trả lại với những khách hàng không trả lời. Nếu kết luận không thu được thì quy kết cho bị cáo phải chịu trách nhiệm chính với 2 bị cáo khác thì không công bằng. Thay vì đòi bị cáo thì hãy thu hồi lại của khách hàng.

Không công bằng giữa cổ đông và cổ đông. Nếu như PVN được 49 tỷ thì các cổ đông khác dù lớn hay nhỏ cũng phải được công bằng. VKS nói không đồng ý với đơn kháng cáo của các cổ đông thì bị cáo thấy là như thế mâu thuẫn, trừ khi VKS có cơ sở xác định là cổ đông nhà nước có ưu đãi khác. Đề nghị HĐXX xem xét.

Thứ 3, ở hành vi cố ý làm trái thì có 44 bị cáo với hơn 50 ngàn khách hàng. Bản án nói khách hàng là người chủ động đòi chi lãi suất vượt trần. Họ nhận tiền sai quy định mà không phải bồi hoàn thì không còn tính răn đe nữa. Theo bị cáo, những người hưởng lợi thì phải trả lại tiền thì mới có tính răn đe…

Liên quan tới kết luận coi tái sản của OJB có 20% của Dầu khí, nó sẽ phát sinh nhiều quyền lợi không tốt đối với OJB nói chung và các ngân hàng.

Kính đề nghị HĐXX chuyển đổi tội tham ô, lạm dụng sang tội cố ý làm trái cho bị cáo. Nếu HĐXX thấy bị cáo vẫn phạm tội thì xin HĐXX xem xét tình tiết giảm nhẹ của bị cáo, tuyên bị cáo không chung thân….

Xin đại diện VKS làm rõ những vấn đề: Tại sao bị cáo không được hưởng tình tiết giảm nhẹ nào trong những tình tiết trên. Giảm 256 tỷ cho hành vi thiệt hại; xin tách các khoản tiền chưa được làm rõ; làm rõ mâu thuẫn vụ lợi của bị cáo tại kết luận là gây thiệt hại cho OJB mà quan điểm của bị cáo thiệt hại là phi vật chất; quan điểm của bị cáo là thu được tiền thiệt hại và bồi hoàn là khách hàng.

09:37

Bị cáo Hà Văn thắm

live xu phuc tham cuu chu tich oceanbank sang 25 trieu tap cuu pho tgd oceanbank tran thanh quang

Về chi tiết, bị cáo đã nhờ luật sư. Trong thời gian bị cáo bị tạm giam, bị cáo mất hết hồ sơ, giờ mới tìm được. Bị cáo cũng xuất thân từ gia đình có công với cách mạng. Bị cáo được nhận nhiều bằng khen, giấy khen, có nhiều đóng góp cho xã hội.

Quá trình điều tra, bị cáo luôn hợp tác tốt với cơ quan công tố, VKS nhưng sơ thẩm bị cáo không được ghi nhận, mong HĐXX xem xét.

Về hành vi liên quan tới tham ô và chiếm đoạt thì xuất phát từ chi lãi ngoài. Hành vi của bị cáo chi lãi ngoài rất khó khăn, đặc biệt. Bị cáo hiểu hoàn cảnh phạm tội rất quan trọng, mong HĐXX xem xét.

Mặc dù hành vi khởi tố trước khi Bộ luật hình sự bỏ, bị cáo mong HĐXX xem xét cho bị cáo đây là tình tiết giảm nhẹ. Bị cáo là người chủ động lôi hết cổ phiếu ra để niêm phong, nếu như phải bồi thường dân sự thì bị cáo cũng đưa ra. Đây là tình tiết bị cáo xin được giảm nhẹ, xin VKS, HĐXX xem xét cho bị cáo.

Về dân sự, bị cáo đưa ra 5 tình tiết có 256 tỷ đồng chi ra, nếu VKS không xem xét cho bị cáo thì mâu thuẫn bởi chỉ có hơn 1.300 tỷ chi ra thôi. Hiện ở OJB cũng còn 1319 tỷ trích lập dự phòng. Nếu như VKS, HĐXX nói là chi 1576 tỷ là không đúng.

Hơn 100 tỷ chi cho khách hàng qua chị Minh Thu, bị cáo biết là cơ quan điều tra đang khởi tố, xảy ra sau phiên sơ thẩm, xin HĐXX tách số tiền chi cho 3 công ty này ra để chờ kết quả của cơ quan điều tra để quyết định sau.

Có 105 tỷ mà ông Chính kế toán trưởng Vinashin cũng đã nhận rồi. Tại VKS, nguyên đơn dân sự cũng đề nghị tách phần này ra.

Có 146 tỷ, số tiền mà nhiều cá nhân sử dụng chi ra, cơ quan điều tra cũng xác nhận đây không liên quan nên đề nghị HĐXX tách ra.

OJB ra công văn yêu cầu không được thu lại tiền của khách hàng mà đang chờ cơ quan điều tra. Bị cáo thấy nó là bằng chứng rõ ràng là thu hồi được chứ không phải không thu hồi được.

Bị cáo biết các luật sư của anh Sơn trình bày nhiều việc liên quan tới tài sản chi ra có phải là thiệt hại của PVN hay không.

Tập đoàn dầu khí, kế toán phải đưa ra khoản phải thu là 49 tỷ của ông và 800 tỷ. Như thế thì không đúng.

09:27

"Giám đốc khối bị đưa ra xét xử mà giám đốc chỉ đạo lại đứng ngoài"

VKS hỏi bị cáo Thắm

Như chị Dương trình bày thì chắc chắn là đúng vì thời kỳ đó anh Quang không phụ trách chị Dương. Bị cáo và anh Quang không bàn bạc, trao đổi gì về việc chi lãi ngoài.

HĐXX: Về nội dung này, HĐXX nhận xét như này, Trang và Thu Ba đều xác nhận trực tiếp nhận chỉ đạo của Trần Thanh Quang. Nếu xem xét về hành vi, HĐXX cho rằng là, nếu ai đó nói là không công bằng thì cũng phải nghiên cứu. Bởi lẽ giám đốc khối bị đưa ra xét xử mà giám đốc chỉ đạo lại đứng ngoài. HĐXX xem xét tình huống này.

VKS: Liên quan tới Trần Thanh Quang, đề nghị HĐXX triệu tập Trần Thanh Quang đến tòa.

HĐXX: Về nội dung này, để làm rõ hành vi, vai trò của Trần Thanh Quang, HĐXX yêu cầu tổ thư ký ngay sáng nay phối hợp với công an triệu tập Trần Thanh Quang tới tòa đúng 14h chiều nay.

HĐXX: Trở lại phần tranh luận.

08:51

Nguyễn Thị Thu Ba:

HĐXX: Muốn làn rõ như này. Trong kháng cáo, tại tòa bị cáo khai là nhận chỉ đạo từ cấp trên là Trần Thanh Quang. Nếu các bị cáo thụ động thực hiện thì HĐXX sẽ đánh giá khác.

Bị cáo Ba: tham gia đối chiếu xác thực khách hàng tháng 6/2011. Công việc chỉ đơn thuần là đối chiếu xác thực khách hàng. Tháng 8/2012, khi bị cáo được chuyển sang khối quản trị rủi do, anh Quang chỉ đạo bị cáo bàn giao công việc cho chị Khôi trang và khối khách hàng cá nhân.

Trước đấy bị cáo nhận chỉ đạo của Phó TGĐ Mai Hương, sau này mới là anh Quang.

HĐXX: Vai trò của bị cáo tương tự như Khôi Trang.

Bị cáo Ba: Vâng ạ. Việc kiểm tra đối chiếu báo cáo tương tự. Sự tham gia của bị cáo là ít nhất so với các giám đốc khối hội sở.

Vũ Thị Thùy Dương:

HĐXX: Trong đơn kháng cáo, bị cáo trình bày là thực hiện theo chỉ đạo của Trần Thanh Quang?.

Bị cáo Dương: Dạ đúng ạ. Khi bị cáo về thì việc chi lãi ngoài đã thực hiện trước rồi. Khi bị cáo nhận nhiệm vụ thì nhân viên kế toán đã thực hiện công việc hạch toán đó rồi, bị cáo không phải chỉ đạo gì.

Bị cáo làm kế toán từ 2012- cuối 2014.

HĐXX: Khi bị cáo về tiếp quản khối kế toán, nắm bắt chủ trương như nào? Tiếp quản việc này, Quang có giao nhiệm vụ gì không?

Bị cáo Dương: Bị cáo không thuộc phụ trách của anh Quang mà Lê Thị Thu Thủy. Trong đơn bị cáo không nói thế ạ, xin HĐXX xem xét.

08:25

HĐXX quay lại phần xét hỏi để làm rõ thêm tình tiết giảm nhẹ của một số bị cáo

Đỗ Đại Khôi Trang: Bị cáo nhận chỉ đạo trực tiếp từ Phó TGĐ Trần Thanh Quang. Bị cáo không chỉ đạo cấp dưới. Bị cáo đã nộp tài liệu rồi ạ. Bản thân bị cáo là giám đốc khối khách hàng cá nhân nhưng bị cáo cũng phụ trách nhiều công việc khác: tuyển dụng vị trí mảng khách hàng cá nhân. Khối khách hàng cá nhân chức trách nhiệm vụ là hỗ trợ kinh doanh.

Năm 2013, bản thân bị cáo có quá nhiều công việc khác thì anh Quang sau đó chỉ đạo chị Hằng thay bị cáo xác nhận thông tin khách hàng.

Thời điểm anh Thắm, chị Thu chỉ đạo chi lãi ngoài thì bị cáo chưa vào ngân hàng.

HĐXX: Quang chỉ đạo bị cáo như nào?

Bị cáo Trang: Tại thời điểm tiếp nhận bị cáo có tham gia cuộc họp, nhận được email phân công công việc của anh Quang. Anh Quang là người chịu trách nhiệm về khối khách hàng cá nhân. Tất cả công việc bị cáo đều báo cáo anh Quang và nhận chỉ đạo từ anh Quang.

HĐXX: Bị cáo nhận xét vai trò của Quang như nào trong việc để xảy ra thiệt hại với OJB?

Bị cáo Trang: Bị cáo thực sự không biết được các bộ phận khác như nào. Anh Quang cũng nhận trách nhiệm 3 khối: IT, Marketing, khối khách hàng bán lẻ, anh Quang có vai trò cả 3 khối đó. Anh Quang trực tiếp điều hành tất cả các khối, anh ấy phụ trách nên nói vai trò của anh ấy như nào thì bị cáo không biết.

Bị cáo mong HĐXX, VKS xem xét đánh giá lại vai trò của khối khách hàng cá nhân nói chung và bị cáo nói riêng. Nếu không có việc chi lãi ngoài thì việc xác thực thông ttin khách hàng vẫn diễn ra.

08:03
live xu phuc tham cuu chu tich oceanbank sang 25 ong ha van tham khai gi de go toi tham o

Trong những ngày xét hỏi công khai tại tòa phúc thẩm trước đó, bị cáo Hà Văn Thắm đề nghị không xem xét kết án bị cáo về tội "Tham ô tài sản" và "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản"; nếu có đủ căn cứ quy kết 2 tội trên thì Hà Văn Thắm mong HĐXX xem xét không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với bị cáo.

Trình bày quan điểm “gỡ tội”, cựu Chủ tịch Oceanbank cho biết, ông ta không biết và không bàn bạc với Nguyễn Xuân Sơn về việc chiếm đoạt tiền của Oceanbank chuyển cho PVN. Tiền Thắm đưa cho Sơn để chi cho các khách hàng chiến lược, trong đó có PVN, chứ không phải chi cho Sơn sử dụng cá nhân. Số tiền này được lấy từ công ty BSC (công ty sân sau của Hà Văn Thắm) chi cho Sơn thông qua thư ký.

“Khách hàng ở đây là PVN, chứ không phải là Ninh Văn Quỳnh hay Nguyễn Xuân Sơn” – Hà Văn Thắm nói và cho biết bị cáo sở hữu 62,9% cổ phần của Oceanbank thì không thể bị quy kết chiếm đoạt số tiền của ngân hàng mà thực chất đó là tiền của mình.

Còn nếu việc bị cáo chi vượt trần lãi suất cho PVN mà bị cáo Nguyễn Xuân Sơn mới có cơ hội chiếm đoạt tiền thì hành vi của bị cáo đã bị quy kết tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo lời bị cáo Hà Văn Thắm, hành vi chiếm đoạt của Nguyễn Xuân Sơn là hành vi phát sinh từ bản thân bị cáo Sơn, chứ không phải hành vi giúp sức để Sơn chiếm đoạt. Nếu cơ quan điều tra kết luận trong số tiền 246 tỷ đồng ông Sơn chiếm đoạt có 49 tỷ đồng của PVN (tương ứng với tỷ lệ 20% góp vốn của PVN vào Oceanbank) thì Hà Văn Thắm còn "thê thảm hơn gấp 3 lần" do sở hữu gần 63% cổ phần tại Oceanbank.

Cựu Chủ tịch Oceanbank còn cho rằng, hành vi của mình cũng giống 2 thuộc cấp là cựu Phó TGĐ Lê Thị Thu Thủy và Nguyễn Xuân Thắng. Hai người này cũng đưa tiền cho ông Sơn nhưng chỉ bị truy tố về tội Cố ý làm trái.

Cựu Chủ tịch Oceanbank còn cho rằng, hành vi của mình cũng giống 2 thuộc cấp là cựu Phó TGĐ Lê Thị Thu Thủy và Nguyễn Xuân Thắng. Hai người này cũng đưa tiền cho ông Sơn nhưng chỉ bị truy tố về tội Cố ý làm trái.

Nói về lý do và thời điểm bắt đầu chi lãi suất vượt trần, Hà Văn Thắm cho biết, bị cáo bắt đầu chủ trương này từ năm 2009. Mức chi lãi ngoài của Oceanbank tùy từng thời kỳ, tuy nhiên xấp xỉ hơn 1% so với trần lãi suất.

Thừa nhận bản thân đã vi phạm Thông tư 02 nhưng để làm lợi cho ngân hàng và trong bối cảnh nhiều ngân hàng đều chi lãi ngoài nên bị cáo bắt buộc phải thực hiện.

Bị cáo Hà Văn Thắm cho biết thêm, khoảng tháng 9/2011, sau khi Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị cấm các ngân hàng chi lãi suất vượt trần, bị cáo đã chỉ đạo toàn hệ thống ngân hàng Oceanbank dừng việc này, sau đó ngân hàng này rơi vào nguy cơ mất thanh khoản.

Trong phần xét hỏi ngày 20/4, chủ tọa nói: "Tóm lại bị cáo có thừa nhận sai. Rõ ràng bị cáo nhận thức được chi như thế là sai, cho nên bị cáo nhận tội. Tuy nhiên, bị cáo đề nghị HĐXX xem xét con số hơn 1.500 tỷ cho mình?”

Bị cáo Thắm nói "vâng", đồng thời đề nghị HĐXX xem xét xem có thiệt hại hay không vì theo cựu chủ tịch Oceanbank, hành vi ấy chỉ gây thiệt hại phi vật chất: có thể gây ra lạm phát, xáo trộn thị trường.

"HĐXX sẽ xem xét. HĐXX cũng nhận thấy bị cáo từ điều tra, truy tố, xét xử luôn thành khẩn khai báo. Nếu cấp sơ thẩm không ghi nhận thì phúc thẩm ghi nhận cho bị cáo"- chủ tọa nói.

Đối với việc xác định 49 tỷ đồng được coi là thiệt hại của PVN (20% vốn tại Oceanbank) trong số tiền 246 tỷ đồng Thắm đã nhờ Sơn chi lãi ngoài cho PVN, Hà Văn Thắm cho rằng, nếu PVN được hưởng 49 tỷ đồng thì các cổ đông khác cũng phải được hưởng. Toàn bộ cổ phần của Oceanbank đều là cổ phần phổ thông, các cổ đông khác không thể bị mất quyền đó.

“Không chỉ 49 tỷ đồng nói trên, PVN còn bị thiệt hại về hành vi Cố ý làm trái thì các cổ đông cũng bị thiệt hại như vậy, bị cáo đề nghị xem lại tư cách của NH Đại Dương mới. Hành vi chi lãi ngoài của các bị cáo không gây thiệt hại cho ngân hàng, còn nếu HĐXX vẫn xác định là thiệt hại thì các cổ đông mới là những người bị thiệt hại”, Hà Văn Thắm nói.

Trong phần tự bào chữa cho mình, cựu Chủ tịch Oceanbank còn cho rằng, nếu tòa xác định bị cáo tội đồng phạm với Sơn thì đề nghị giảm nhẹ cho bị cáo căn cứ tình tiết bị cáo không được hưởng lợi vì đó là tiền của bị cáo; bị cáo là doanh nhân, không thuộc đối tượng chống tham nhũng; bối cảnh thị trường khi đó tất cả các ngân hàng đều chi lãi ngoài; quá trình điều tra, truy tố và xét xử bị cáo thành khẩn khai báo, bản thân được tặng nhiều bằng khen, giấy khen...

Ngoài ra, bị cáo này còn đề nghị HĐXX xem xét lại phần trách nhiệm dân sự, xem xét khoản tiền truy thu sung công quỹ nhà nước liên quan đến công ty BSC.

Sau quá trình xét hỏi công khai tại tòa, ngày 26/4, Viện KSND cấp cao tại Hà Nội kết luận, trong quá trình hoạt động, Oceanbank đã xảy ra nhiều vi phạm pháp luật trong hoạt động cho vay, chi vượt trần lãi suất… dẫn đến nợ xấu, âm vốn chủ sở hữu, gây thiệt hại nặng nề cho Nhà nước, Oceanbank và các tổ chức cá nhân. Trong đó, Hà Văn Thắm đóng vai trò chính; các đồng phạm đóng vai trò giúp sức.

VKS đề nghị HĐXX phúc thẩm không chấp nhận đơn kháng cáo của bị cáo Hà Văn Thắm vì tòa cấp sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo với 4 tội danh trên là có căn cứ pháp luật, không oan, không sai.

Gỗ lậu của Phượng râu qua trạm dễ dàng Gỗ lậu của Phượng râu qua trạm dễ dàng

Hai xe gỗ lậu của ông trùm Phượng râu bị Bộ Công an bắt giữ chạy qua nhiều đồn biên phòng, trạm chốt của công ...

chọn
Những dự án sắp ra mắt của Vincom
Dự kiến giai đoạn quý II - quý IV/2024, Vincom sẽ khai trương 6 dự án, gồm Vincom Mega Mall Grand Park; Vincom Plaza Hà Giang; Vincom Mega Mall The Empire; Vincom Plaza Điện Biên Phủ; Vincom Plaza Đông Hà Quảng Trị và Vincom Plaza Bắc Giang.