Xuất khẩu dệt may Việt Nam 2021 sẽ tiếp tục khó khăn do Covid-19

Nói về triển vọng trong năm 2021, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết xuất khẩu hàng dệt may tiếp tục gặp khó khăn do chịu tác động bởi dịch Covid-19. Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 37 tỉ USD, tăng nhẹ so với năm 2020. Người dân ưu tiên việc mua nhu yếu phẩm, thực phẩm hơn là quần áo.

Xuất khẩu hàng dệt may dự kiến giảm 3,6 tỉ USD trong năm 2020

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giảm 3,6 tỉ USD so với năm 2019 xuống 35,3 tỉ USD. 

Tuy nhiên, VITAS cho rằng mức giảm này thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác, đặc biệt trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm 25%. 

Tại buổi họp báo diễn ra chiều ngày 1/12, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết dịch Covid-19 khiến sức mua giảm mạnh do thu nhập giảm. Người dân ưu tiên việc mua nhu yếu phẩm, thực phẩm hơn là quần áo. 

Chủ tịch VITAS: Xuất khẩu dệt may Việt Nam 2021 sẽ tiếp tục khó khăn do COVID-19 - Ảnh 1.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam. (Ảnh: Đức Quỳnh).

Veston, sơ mi cao cấp của nam nữ vốn được xem là mặt hàng chiến lược, có giá trị cao nay bị "thay đổi 180 độ" khi sức tiêu thụ giảm tới 80%. 

Thay vào đó, thiết bị công nghệ hiện có buộc phải thay đổi để phù hợp với dòng sản phẩm mới như quần áo mặc ở nhà, khẩu trang, đồ thể thao. Điều đó đồng nghĩa doanh nghiệp phải đào tạo lại cho người công nhân.

Định hướng của hiệp hội đối với các thành viên là tập trung các sản phẩm thuộc phân khúc trung bình hoặc trung bình thấp. Riêng các sản phẩm veston và sơ mi cao đều được điều chỉnh giảm sản lượng bởi thu nhập người tiêu dùng bị giảm. 

Phương thức thanh toán cũng thay đối từ thư tín dụng sang chuyển tiền bằng điện (TT) trả chậm đến 4 tháng. Đây là thách thức lớn đối với doanh nghiệp khi họ vẫn phải vay ngân hàng để duy trì hoạt động sản xuất.  

"Năm 2020 là thách thức rất lớn, đảo ngược toàn bộ mục tiêu chúng ta đặt ra đầu năm là xuất khẩu đặt 42 tỉ USD", ông Giang nhận định.

Thị trường nội địa, lượng tiêu thụ trong năm nay có thể giảm 20 - 25%. Các doanh nghiệp phải cơ cấu lại cửa hàng đại lí để phù hợp với sức mua của thị trường. Ngay cả khi năm 2021 Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh thì cũng không có quá nhiều đột phá.

Triển vọng ngành dệt may vẫn khó khăn trong năm 2021

Nói về triển vọng trong năm 2021, ông Giang cho biết xuất khẩu hàng dệt may tiếp tục gặp khó khăn do chịu tác động bởi dịch Covid-19. 

Theo đó, doanh nghiệp rất khó đưa ra giải pháp ổn định bởi chưa một nước nào có thể kiểm soát hoàn toàn dịch Covid-19, thu nhập của người dân còn rất khó khăn. Thậm chí, nhu cầu có thể dậm chân tại chỗ nếu tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp.

"Kịch bản năm 2021 sẽ đạt khoảng 37 - 38 tỉ USD, có tăng so với năm 2020 nhưng với điều kiện quí IV thế giới kiểm soát được đại dịch Covid-19. Điều này giúp người dân trên thế giới có việc làm trở lại và sức mua sẽ tăng", ông Giang nói. 

Chủ tịch VITAS cho rằng trong thời gian tới, các hiệp định thương mại Việt Nam đã kí, đặc biệt là RCEP, chúng ta có thị trường lớn. Hiện nay Việt Nam đang là nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Trung Quốc. 

Trong khối RCEP ấy có một số nước là thành viên của CPTPP. Điều này giúp bổ trợ phần nguyên liệu.

Bên cạnh đó các hiệp định thương mại sẽ tạo động lực thúc đẩy đầu tư nguồn cung thiếu hụt trong chiến lược dài hạn. 

VITAS cho biết trong giai đoạn 2020 – 2025, ngành dệt may Việt Nam đứng trước nhiều lợi thế và thách thức đan xen, đặc biệt là tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 còn có thể kéo dài từ 1-2 năm tới. 

Việt Nam, tuy đã kiểm soát khá thành công dịch Covid-19, nhưng dự kiến năm 2021 cũng chỉ đạt được mức của năm 2019. 

Mục tiêu đến năm 2025 ngành phấn đầu kim ngạch xuất khẩu 55 tỉ USD tăng bình quân 9,4%/năm, sử dụng 3 triệu lao động, thặng dư thương mại đạt 33 tỉ USD và giá trị tăng thêm của sản phẩm dệt may xuất khẩu đạt 65%. 

Trong thời gian tới, VITAS tiếp tục kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt chiến lược phát triển ngành đến năm 2030 tầm nhìn 2035, chỉ đạo hình thành các khu công nghiệp dệt may lớn có xử lý nước thải tập trung để thu hút các dự án đầu tư vào khâu dệt nhuộm nhằm đáp ứng yêu cầu xuất xứ của các hiệp định thương mại thế hệ mới.  

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.