'Xuất khẩu giá thấp, nhập khẩu giá cao', đau đầu câu chuyện hạt gạo Việt Nam

Bàn về việc xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam, ông Trần Trung Kiên - Viện Nghiên cứu chính sách chiến lược Việt Nam cho hay: "Chúng ta xuất gạo giá thấp nhưng đang phải nhập khẩu gạo giá cao. Chúng ta cần tái định vị lại hình ảnh gạo Việt Nam, cần xây dựng thương hiệu".
xuat khau gia thap nhap khau gia cao dau dau cau chuyen hat gao viet nam 90% nông sản Việt phải mượn mác ngoại để nâng giá
xuat khau gia thap nhap khau gia cao dau dau cau chuyen hat gao viet nam Hạt gạo Việt Nam bị chê
xuat khau gia thap nhap khau gia cao dau dau cau chuyen hat gao viet nam Vì sao gạo Việt 'đội lốt' gạo Thái
xuat khau gia thap nhap khau gia cao dau dau cau chuyen hat gao viet nam
Ảnh minh họa.

"Thái Lan mất hàng trăm năm để xây dựng và định vị hình ảnh thương hiệu hạt gạo, trong khi chuỗi lúa gạo của Việt Nam tính đồng bộ hoá, từ sản xuất chế biến cho đến hoạt động logistic còn nhiều vấn đề. Bên cạnh đó, thủ tục công nhận giống của Việt Nam cũng mất nhiều thời gian hơn các nước khác gây khó khăn cho việc quy hoạch vùng trồng lúa thương hiệu", ông Kiên cho biết.

Việc tham gia diễn đàn bền vững lúa gạo về dài hạn sẽ tạo hình ảnh lớn cho lúa gạo Việt Nam, vốn được biết đến với những "tiếng xấu" như lạm dụng thuốc bảo vệ thương vật, phân bón,... Đây cũng là cơ hội cải thiện hoạt động sản xuất lúa gạo Việt Nam theo hướng bền vững hơn.

Khu vực trồng lúa tại đồng bằng sông Cửu Long sử dụng nhiều giống, người dân lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Nếu thực hiện trồng lúa đúng quy trình có thể tiết kiệm 1 tỷ USD.

Đồng quan điểm với ông Kiên, ông Phạm Quang Diệu - Công ty phân tích và dự báo thị trường Việt Nam cho rằng: "Xuất khẩu hạt gạo sang Trung Quốc đối mặt với rủi ro to lớn khi vành đai thương mại gạo đất liền của Trung Quốc là một trong những nhân tố rủi ro cho xuất khẩu gạo Việt Nam".

"Trung Quốc đang dần chi phối xuất khẩu gạo Việt Nam, nổi lên với loại gạo nếp và gạo thơm. Việt Nam vẫn là nguồn cung quan trọng nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc ngày càng đa dạng hoá nguồn nhập khẩu. Năm ngoái, quốc gia này đã nhập khẩu gạo nhiều hơn từ Thái Lan. Đồng thời, việc xuất khẩu gạo tiểu ngạch cũng đang bị xiết chặt", ông Diệu nhận định.

Ông Lý Thái Hưng, TGĐ công ty Hưng Cúc, một trong 22 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Trung Quốc cho hay: "Giai đoạn 2014 - 2016 là thời điểm khó khăn của xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu của chúng tôi chỉ đạt con số 5.000 đến 6.000 tấn, trong khi năng lực sản xuất, chế biến của chúng tôi có thể đạt 100.000 ngàn tấn".

Trước khi, chúng tôi tham gia xuất khẩu tiểu ngạch lớn bởi chưa được cấp phép. Lý do chính là việc nhập khẩu gạo Trung Quốc có khá nhiều hàng rào kỹ thuật, ví dụ như chiều dài hạt gạo 6mm trở xuống là hạt tròn, từ 6mm trở lên là hạt dài, nếu hạt tròn thì thuế 30% nhưng hạt dài thuế lại được áp ở mức 60%.

"Đối tác Trung Quốc nhập nhiều gạo nếp vì nó nằm ngoài quota, thuế suất chỉ có 35%. Nhưng sau 1/7/2017, Nhà nước ra thông tư mới, hạt gạo dài 6mm, chiều ngang nhỏ hơn 2mm, để áp dụng thuế suất cao hay thấp. Nên từ tháng 7.2016, gạo chúng ta không xuất đi được", ông Hưng cho hay.

Vì vậy, thương hiệu gạo Việt Nam phải xuất phát từ chính thị trường cần cái gì, để doanh nghiệp xây dựng cái đó, bắt đầu từ việc đầu tư nguồn giống phù hợp với yêu cầu.

Hiện tại, giống lúa nhiều "không đếm xuể" nhưng vấn đề là giống nào để xây dựng được thương hiệu gạo thì doanh nghiệp mới tập trung vào sản xuất giống đó. Trước hết phải bắt đầu từ nguồn giống, bắt đầu từ các nhà nghiên cứu khoa học.

"Như việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào hạt gạo có thể bán giá 700 USD/tấn dù vẫn loại gạo đó nhưng không có thương hiệu thì chỉ bán được 500 USD/tấn", ông Hưng cho biết thêm.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.