Yeah1 sẽ mất hơn 83% lợi nhuận nếu không đàm phán được với Youtube?

Tính cả phiên giao dịch hôm nay (8/3), cổ phiếu Yeah1 đã có 5 phiên giảm sàn liên tiếp khiến giá trị vốn hóa mất đến 2.500 tỷ đồng. Báo cáo của Công ty Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) gửi các nhà đầu tư ngày 7/3 còn dự báo lợi nhuận doanh nghiệp có thế mất 83,3% nếu kịch bản xấu xảy ra.

 Nhận định của HSC được giới quan tâm cho là dựa trên cơ sở sau công bố của YouTube, về việc chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung với Yeah1 đưa ra ngày 3/3. 

Lợi nhuận của Yeah1 có thể mất 83%

Hiện Chủ tịch Yeah1 Group, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống đang làm việc với phía YouTube, để tìm một giải pháp tích cực, giúp duy trì thỏa thuận sau ngày 31/3 tới. Tuy nhiên, kết quả của cuộc làm việc chưa được công bố.

Theo HSC phân tích, doanh nghiệp này có nguồn thu từ 3 kênh chính. Thứ nhất, từ các kênh do Yeah1 Group sở hữu. Người quảng cáo sẽ trả tiền cho YouTube, để người xem YouTube xem quảng cáo của mình. YouTube chia 55% doanh thu từ đây cho người sở hữu kênh video trên YouTube, tức Yeah1 Group.

Yeah1 sẽ mất hơn 83% lợi nhuận nếu không đàm phán được với Youtube? - Ảnh 1.

Chủ tịch Yeah1 Group, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống được cho biết là đang làm việc với phía YouTube, để tìm một giải pháp tích cực, giúp duy trì thỏa thuận sau ngày 31/3 tới.

 Nguồn thu thứ hai từ hoạt động đa kênh. Tức với vai trò là một nhà mạng đa kênh, Yeah1 Group tạo ra doanh thu từ tuyển chọn và quản lí từ các kênh YouTube của bên thứ ba.

 Yeah1 Group sẽ cung cấp các dịch vụ như kiếm tiền trên mạng, quản trị bản quyền số, khuyến mãi chéo, hợp tác tài trợ thương hiệu cho người sở hữu kênh và người sáng tạo nội dung... Trong trường hợp này, nguồn thu sẽ đến từ người quảng cáo trả cho YouTube.  YouTube sẽ trả 55% tiền thu được này cho các nhà mạng đa kênh. Các nhà mạng đa kênh giữ 5%-30% số tiền nhận được từ YouTube cho dịch vụ cung cấp đến người sở hữu kênh.

Nguồn thu thứ ba của Yeah1 Group đến từ cho thuê quảng cáo trực tiếp. Các nhà quảng cáo sẽ làm việc trực tiếp với công ty, để quảng cáo sản phẩm trên các kênh của Yeah1 Group.

Trong các nguồn thu đó, nguồn từ mạng lưới đa kênh đóng góp chính vào doanh thu của Yeah1 Network. Năm 2018, nguồn này đóng góp 67% tổng doanh thu năm 2018. Cụ thể là 19,28 triệu USD, tương đương 461,7 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 3,94 triệu USD (91,8 tỉ đồng), tăng gần 100%.

Yeah1 sẽ mất hơn 83% lợi nhuận nếu không đàm phán được với Youtube? - Ảnh 2.

HSC dự báo trong trường hợp không đạt được thỏa thuận mong muốn với Youtube, lợi nhuận của Yeah1 sẽ mất đến 83% vì không còn nguồn thu từ quản lý kênh của bên thứ 3.

Theo Yeah1, dù chiếm tới 67% tổng doanh thu của Yeah1 Network, nhưng doanh thu từ quản lí kênh của bên thứ ba chỉ đem lại lợi nhuận sau thuế 1 triệu USD, tương đương 25% lợi nhuận sau thuế của Yeah1 Network và 13% lợi nhuận sau thuế của Yeah1 Group. 

Nguyên nhân do Yeah1 Group tính phí dịch vụ đối với người sở hữu kênh chỉ bằng 5-30% số tiền YouTube trả cho người sở hữu kênh. Trong khi đó, các kênh do Yeah1 Group sở hữu đem lại 0,7 triệu USD lợi nhuận sau thuế, tương đương 17,7% lợi nhuận sau thuế của Yeah1 Network trong năm 2018.

Theo phân tích này, có thể thấy Yeah1 duy trì 2 hoạt động gồm quản lí các kênh tự sở hữu và quản lí kênh của bên thứ 3. Song mô hình hoạt động của 2 loại khá tương đồng, cùng nhận được 55% doanh thu quảng cáo từ YouTube.

Điều này có thể thấy, nếu không đàm phán được và buộc phải thực hiện như thông báo của Youtube sau 31/3, thì lợi nhuận của Yeah1 sẽ mất 83%.

Yeah1 sẽ mất hơn 83% lợi nhuận nếu không đàm phán được với Youtube? - Ảnh 3.

"Giá cổ phiếu 10.000 đồng hay 100.000 đồng, quan trọng là niềm tin ở mức nào"

HSC cho rằng trong kịch bản xấu nhất là Yeah1 Group không đạt được một giải pháp nào với YouTube, có nghĩa Yeah1 Network, ScaleLab và SpringMe sẽ không còn là các nhà mạng đa kênh của YouTube, và sẽ không được quản lý kênh của bên thứ ba. Điều này đồng nghĩa với việc không còn doanh thu từ hoạt động này; cũng không còn doanh thu từ ScaleLab, do hầu hết doanh thu của ScaleLab đến từ quản lí kênh của bên thứ ba. 

Ngoài ra, Yeah1 Group sẽ phải trích lập và xóa hết khoản đầu tư vào ScaleLab, phải hạch toán lỗ 12 triệu USD từ khoản đầu tư này (số tiền Yeah1 mua 100% cổ phần ScaleLab). Với kịch bản này, HSC dự báo lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ sẽ bị điều chỉnh giảm 83,8% từ kế hoạch trước đây là 256,7 tỉ đồng (tăng trưởng 64,8%) xuống còn 26 tỉ đồng. 

Yeah1 sẽ mất hơn 83% lợi nhuận nếu không đàm phán được với Youtube? - Ảnh 4.

Cổ phiếu Yeah1 khi lên sàn được cho là bị định giá quá cao.

Chia sẻ về câu chuyện cổ phiếu YEG liên tục lao dốc có thể kéo Yeah1 trượt dài trong khủng hoảng, chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển cho rằng, đây là điều mà nhiều nhà đầu tư và giới phân tích thấy trước. 

 Hai nguyên nhân khiến giá cổ phiếu YEG khó phục hồi, và cũng không thể quay lại thời kì đỉnh cao ban đầu khi niêm yết, là cổ phiếu Yeah1 khi lên sàn đã bị định giá quá cao. Việc định giá cũng không dựa trên nền tảng cốt lõi nào, và nhà đầu tư chưa thấy được sự phát triển vững chắc của doanh nghiệp.

 "Giá cao gấp nhiều lần so với giá trị thực như thế nên chắc chắn một điều là các doanh nghiệp kiểu này khó khẳng định được sự tăng trưởng ổn định ra sao. Do vậy mà khả năng hồi phục cũng khó nói được. Bây giờ mà nói cổ phiếu YEG quay lại mức giá như ban đầu lên sàn hoặc tương đương là khó xảy ra. Trừ khi nền tảng hoạt động của Yeah1 cho nhà đầu tư thấy sự bảo đảm hơn", ông Hiển nói.

Nền tảng phát triển và giá trị cốt lõi là điều chuyên gia này khẳng định sẽ đưa doanh nghiệp vượt qua được hay trượt dài trong khủng hoảng khi đối diện sự cố. Bởi nhà đầu tư không biết bám vào đâu để có niềm tin chắc chắn về tương lai của doanh nghiệp.

Ông Hiển cũng cho rằng thực tế thị trường có rất nhiều doanh nghiệp mà loại hình kinh doanh tương tự Yeah1, như FaceBook, Amazon hay Thế Giới Di Động. Trên bước đường tăng trưởng, các doanh nghiệp này cũng không ít lần gặp biến cố, nhưng họ nhanh chóng vượt qua khủng hoảng và phát triển mạnh hơn, bằng nội lực và nền tảng họ có được.  Nhưng với Yeah1 ông cho rằng vẫn chưa thấy điểm sáng nào.

Về mức giá cổ phiếu YEG hiện tại, ông Hiển nói tùy theo niềm tin của nhà đầu tư. 10.000 đồng hay 100.000 đồng cũng có thể, quan trọng bạn tin nó ở mức giá nào.

"Những công ty kinh doanh lĩnh vực số như thế thì chuyện thị giá chuyến động 10-100 lần là bình thường. Trong quá khứ cũng đã có những doanh nghiệp tăng gấp nhiều lần giá trị chỉ trong cái chợp mắt. Nhưng nền tảng của Yeah1 rất khác, nên chuyện định giá cũng vô chừng, 10.000 hay 100.000 đồng/cổ phiếu cũng có thể, tôi chỉ nói ở khoảng đó", ông Hiển nói thêm.

Chủ tịch Nguyễn Ảnh Nhượng Tống đã có những chia sẻ trên trang cá nhân và không che giấu việc mảng YouTube đa kênh là một trong những hoạt động xuất sắc mà Yeah1 tự hào nhất.

Việc định giá cổ phiếu cao khi chào sàn được ông Tống khi đó giải thích dựa trên giá trị lợi nhuận ở tương lai.

Tính đến phiên giao dịch chiều này, thị giá cổ phiếu YEG đã giảm tới 30,37% giá trị, từ mức giá 245.000 đồng/cổ phiếu tại phiên đóng cửa cuối tuần trước (1/3) xuống 170.600 đồng/cổ phiếu, tức mỗi cổ phiếu YEG mất gần 75.000 đồng.

Yeah1 mất 1.000 tỉ sau hai ngày dính sự cố youtubeYeah1 mất 1.000 tỉ sau hai ngày dính sự cố youtube Hơn 1.500 kênh YouTube tại Việt Nam sẽ "cơ nhỡ" sau 31/3Hơn 1.500 kênh YouTube tại Việt Nam sẽ 'cơ nhỡ' sau 31/3 Làm "sạch" YouTube: gian nan "gạn đục khơi trong" Làm 'sạch' YouTube: gian nan 'gạn đục khơi trong'

Vốn hóa của doanh nghiệp đã bị thổi bay gần 2.500 tỷ đồng.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.