Làm 'sạch' YouTube: gian nan 'gạn đục khơi trong'

Sự xuất hiện của trào lưu mang tên Thử thách Momo gần đây một lần nữa cảnh báo phụ huynh về vấn nạn truyền bá nội dung phản cảm vẫn đang nhan nhản tồn tại trên YouTube.

YouTube là website chia sẻ video lớn nhất thế giới hiện nay với lượt truy cập mỗi ngày và lượng người dùng khổng lồ. 

Vì vậy, kể từ khi ra đời vào tháng 2/2005, sau 14 năm phát triển, YouTube sở hữu hàng tỉ video được tải lên bởi người dùng, với đa dạng lĩnh vực từ khoa học, công nghệ, thời sự, giáo dục cho đến văn hóa, giải trí, ẩm thực... 

"Mảnh đất không chỉ toàn... vàng"

Có thể nói, trong thời đại công nghệ số 4.0, YouTube là "mảnh đất màu mỡ" bậc nhất về tri thức. Đồng thời, doanh thu quảng cáo "khủng" mà người dùng có được khi đăng tải video trên website này cũng đưa YouTube trở thành "mỏ vàng" lớn của thị trường sản phẩm phát hành online. Tuy nhiên, đi cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ đó là các hiểm họa khôn lường phát xuất từ những thành phần "cơ hội", lợi dụng "lỗ hổng" của YouTube, sự lỏng lẻo trong việc quản lí các văn hóa phẩm trên môi trường internet của cơ quan chức năng để phát tán những nội dung không phù hợp với thuần phong mĩ tục.  

Làm sạch YouTube: gian nan gạn đục khơi trong  - Ảnh 1.

Hình ảnh đáng sợ của nhân vật Momo

Mới đây nhất, trào lưu Momo Challenge (Thử thách Momo) xuất phát từ WhatsApp và lan truyền đến YouTube thông qua việc núp bóng trong các video hoạt hình trên website này, đã và đang gây bức xúc trong dư luận.  

Cụ thể, sự xuất hiện của nhân vật kinh dị Momo cùng lời dọa giết, hướng dẫn trẻ tự làm đau mình như cắt tay, đánh người... thậm chí tự sát, khiến nhiều phụ huynh hoang mang và lo sợ con em mình bị ảnh hưởng, bắt chước làm theo. 

Dù đến thời điểm hiện tại chưa ghi nhận được trường hợp trẻ làm hại đến bản thân vì chịu tác động từ Thử thách Momo nhưng trong quá khứ, từng có không ít vụ việc đau lòng xảy ra. 

Timiyah Landers trước và sau khi tự thiêu mình vì xem video thử thách trên YouTube.
Timiyah Landers trước và sau khi tự thiêu mình vì xem video thử thách trên YouTube.

Timiyah Landers trước và sau khi tự thiêu mình vì xem video thử thách trên YouTube.

Điển hình như việc bé gái 12 tuổi người Mỹ - Timiyah Landers tự thiêu mình sau khi xem một thử thách trên YouTube vào tháng 8/2018. Kết quả, cô bé bị phỏng nặng khắp cơ thể đến 49%. Câu chuyện đau lòng này là hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ ở Mỹ quan tâm hơn đến con cái trong việc sử dụng internet. 

Để bảo vệ con trẻ, không ít người đã xóa YouTube và ứng dụng YouTube Kids trên máy tính cũng như các thiết bị điện tử, họ xem đó là cách tốt nhất ngăn không cho những sản phẩm độc hại tiếp cận với trẻ. Song song đó, nhiều bậc phụ huynh cũng chủ động phòng vệ từ xa khi không cho con sử dụng internet quá sớm hoặc hạn chế, kiểm soát hành động của con trên mạng trực tuyến. 

Dưới góc nhìn của người mẹ có hai cô con gái nhỏ tuổi, nghệ sĩ Kiều Oanh đã sớm thấy những hiểm họa ẩn chứa từ YouTube và có biện pháp bảo vệ con. 

Chị nói: "Tôi thấy mạng xã hội và internet hiện tại là môi trường mở nhiều thông tin tốt xen lẫn những rủi ro nguy hiểm mang tính tiêu cực. Vì vậy đến bây giờ, dù con gái lớn đã hơn 10 tuổi nhưng tôi vẫn chưa cho xài điện thoại. Không phải tôi không có tiền mua mà vì tôi lo con sẽ tiếp cận những thông tin không tốt, nó rất là tai hại và lệch lạc. Với con gái nhỏ cũng vậy, tôi không dùng điện thoại hay máy tính bảng để dụ con bú sữa. Tập thói quen đó tai hại cho bé lắm". 

Với MC Ốc Thanh Vân, chị đồng tình quan điểm cho rằng cần phải kiểm soát con trẻ trong việc sử dụng internet, bởi nếu không làm vậy thì cha mẹ chẳng biết là con mình thu nạp được thông tin như thế nào. 

Vì đâu nên nỗi?

Từ địa điểm được xem là "mảnh đất vàng" về tri thức, giải trí trên internet, ngày nay YouTube còn là nơi ẩn chứa những mầm mống độc hại, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, tư duy và suy nghĩ của người xem. 

Thực trạng này diễn biến phức tạp, đa dạng và tồn tại ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó giải trí là môi trường dễ dàng tiếp cận người xem nhất. Vì vậy những năm gần đây, không ít các sản phẩm âm nhạc, phim ảnh hay gameshow đã bị dư luận lên án vì có nội dung phản cảm, tác động xấu đến khán giả. 

Làm sạch YouTube: gian nan gạn đục khơi trong  - Ảnh 3.

Nhân vật Momo được lồng ghép trong nhiều phim hoạt hình nổi tiếng

Có thể kể qua một vài trường hợp như sự xuất hiện hàng loạt kênh giải trí dành cho trẻ em trá hình với nội dung được xây dựng từ những nhân vật hoạt hình nổi tiếng của các bộ phim: công chúa Elsa, Minions, Doc McStuffins, Thomas the Tank Engine, Peppa Pig, Cookie Monster, Mickey, Minnie Mouse... nhưng lại chứa hình ảnh phản cảm, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ. 

Hay những tranh cãi xoay quanh nội dung gợi dục, không phù hợp với văn hóa Việt Nam của gameshow Date and kiss - Hẹn hò và hôn, Dare Pong khiến giới trẻ có suy nghĩ lệch lạc về tình yêu đôi lứa, bị dư luận "ném đá". 

Ở khía cạnh âm nhạc, MV Mời anh vào team em của Chi Pu cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều về hình ảnh gợi dục, ca từ nhạy cảm tại thời điểm phát hành online. Và còn rất nhiều video trên YouTube hiện nay được ngụy trang tinh vi dưới nhiều hình thức khó phát hiện như phim hoạt hình, MV ca nhạc, phim ngắn, gameshow, talkshow... 

4_281522486
4_281522486
screen-shot-2018-08-28-at-3
screen-shot-2018-08-28-at-3

Những hình ảnh gợi dục trong gameshow Dare Pong và Date and Kiss

Trước bức xúc về sự tiêu cực của trào lưu Thử thách Momo, dư luận một lần nữa lên tiếng cảnh báo phụ huynh cũng như báo động vấn nạn truyền bá những nội dung phản cảm vẫn đang nhan nhản tồn tại trên YouTube. Nhưng, để diệt trừ hoàn toàn, làm "sạch" môi trường này là điều vô cùng khó khăn khi cơ chế kiểm duyệt tại Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia trên thế giới vẫn còn những bất cập. 

Hiện Việt Nam chưa có một quy định cụ thể nào về việc kiểm duyệt nội dung sản phẩm trước khi phát hành online. Vừa qua, cục Nghệ thuật biểu diễn có gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét tờ trình dự thảo Nghị định mới, trong đó có ban hành một số quy chế liên quan đến việc kiểm soát sản phẩm trên mạng trực tuyến. 

"Để giữ gìn truyền thống văn hóa, thẩm mĩ nghệ thuật của người Việt Nam, chúng tôi sẽ có biện pháp quản lí các loại hình biểu diễn nghệ thuật mới cũng như sản phẩm phát tán trên không gian mạng. Khi Nghị định mới được thông qua, cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ phối hợp với các cơ quan ban ngành để kiểm soát hoạt động nghệ thuật trên nhiều không gian, cái nào phụ hợp với văn hóa Việt Nam thì cho phép, còn cái nào vi phạm hoặc không tốt cho thẩm mĩ của giới trẻ thì ngăn chặn. Bởi suy cho cùng, nghệ thuật biểu diễn là sự tinh túy của văn hóa, hướng đến con người và đặc biệt là thế hệ trẻ. Tương lai đất nước, đời sống con người có tốt đẹp, hướng thiện, nhân văn hay không thì đều phụ thuộc vào yếu tố con người, vì vậy cần phải xây dựng nền tảng văn hóa cho họ", bà Tuyết Minh – chuyên viên cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết. 

Làm sạch YouTube: gian nan gạn đục khơi trong  - Ảnh 5.

Ngôi sao Kim Kardashian cũng hoảng sợ và gửi lời cầu cứu đến Youtube. (Nguồn: CBS News)

Tuy nhiên, khi Nghị định mới chưa được ban hành, việc tìm kiếm cho con em kênh giải trí "sạch" trên YouTube là điều không dễ dàng với các bậc phụ huynh. 

Với ca sĩ Cẩm Ly, thực trạng nội dung xấu len lỏi, trà trộn vào các video phim hoạt hình, ca nhạc dành cho thiếu nhi là vấn đề nan giải. Chị cho hay bản thân thấy hoang mang khi không biết làm cách nào kiểm soát chặt chẽ việc tiếp cận cũng như hình ảnh mà con nhìn thấy mỗi ngày. Nữ ca sĩ cho rằng với những phụ huynh bận rộn công việc, chuyện theo sát con cái, xem các cháu làm gì trên mạng là điều không dễ dàng. Vậy nên theo Cẩm Ly, việc giáo dục ý thức cho con trẻ nhận biết những sản phẩm độc hại để tự bảo vệ mình là điều cần thiết hơn cả. 

Phía YouTube cũng đã có những động thái thắt chặt kiểm soát như xóa video phản cảm, gỡ kênh người dùng, chặn quảng cáo, hay dán nhãn 16+, 18+ nhằm giới hạn người dùng chưa đủ tuổi xem các video không phù hợp... nhưng các giải pháp này vẫn chưa thể đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho khán giả. 

Làm sạch YouTube: gian nan gạn đục khơi trong  - Ảnh 6.

Đầy rẫy hình ảnh bạo lực trong các video dành cho trẻ em trên YouTube

Trước mắt, người dùng phải nâng cao ý thức tự bảo vệ mình và kiên quyết loại trừ những video có nội dung xấu bằng việc bấm nút báo cáo video với YouTube ngay khi phát hiện. Phụ huynh nên có biện pháp kiểm soát kênh giải trí lẫn giờ giấc sử dụng internet của con em. Đặc biệt, người lớn không nên lạm dụng việc cho trẻ nhỏ sử dụng điện thoại, máy tính bảng hay thiết bị thông minh để xem phim hoạt hình, MV ca nhạc... như một giải pháp giúp rảnh tay làm việc, dẫn đến hệ quả đáng tiếc. 

Ngoài ra, nghệ sĩ và những người làm nghệ thuật cần đề cao trách nhiệm với cộng đồng trong việc sáng tạo nên các tác phẩm, góp phần định hướng tích cực cho giới trẻ thay vì những sản phẩm mang tính gợi dục, phản cảm chỉ nhằm mục đích "câu view" kiếm lợi nhuận từ YouTube. 

Thử thách Momo trên Youtube là gì mà khiến các bậc phụ huynh lo sốt vó?Thử thách Momo trên Youtube là gì mà khiến các bậc phụ huynh lo sốt vó? Phim "Thập tam muội" của Thu Trang lọt vào Top 10 video thịnh hành nhất YouTube năm 2018Phim 'Thập tam muội' của Thu Trang lọt vào Top 10 video thịnh hành nhất YouTube năm 2018 Từ vụ thử thách Momo trên Youtube, đăng video bạo lực cho trẻ em bị xử lý thế nào?Từ vụ thử thách Momo trên Youtube, đăng video bạo lực cho trẻ em bị xử lý thế nào?
chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.