Mất doanh thu từ Youtube, Yeah1 còn lại gì?

Xuất phát từ hoạt động kinh doanh trên truyền hình, từ 2015, Yeah1 mở rộng ra mảng kĩ thuật số, với 2 nền tảng chính là Youtube và ngoài Youtube (Google, Facebook). Tuy nhiên, Youtube đã đưa yêu cầu chấm dứt Thỏa thuận lưu trữ nội dung từ sau 31/3 tới khiến Yeah1 mất quyền quản lý doanh thu từ các kênh Youtube của các đối tác.

Trong những thông báo khi vừa xảy ra sự cố Youtube, Yeah1 khẳng định hai bên đang làm việc tích cực để đạt được thỏa thuận tốt nhất. Yeah1 cũng cho biết sẽ thông tin về kết quả đàm phán vào ngày 11/3. Tuy nhiên, đã không có thông báo nào được đưa ra.

Theo phân tích của Công ty Chứng khoán TPHCM, ước tính trường hợp xấu nhất Yeah1 không đạt được thỏa thuận với YouTube trước 31/3, thì lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2019 sẽ giảm đến 83,3%.

Vậy các mảng kinh doanh còn lại của Yeah1 sẽ là gì nếu không còn doanh thu từ mạng đa kênh Youtube?.

Mảng kinh doanh Youtube như thể nào?

Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt, mảng kinh doanh Youtube của Yeah1 là hoạt động kinh doanh dựa vào quảng cáo trên nền tảng YouTube. Năm 2018, mảng này đóng góp 28% doanh thu và 51% lợi nhuận sau thuế cho Yeah1.

Mảng này gồm 3 nguồn thu. Thứ nhất là doanh thu từ phát các nội dung quảng cáo được nhận từ YouTube trên kênh của các đối tác. Nguồn thu thứ 2 là doanh thu từ phát các nội dung quảng cáo được nhận từ YouTube trên kênh của Yeah1. Doanh thu quảng cáo trên kênh của Yeah1 từ các hợp đồng trực tiếp với các nhãn hàng là nguồn thu thứ 3.

Mất doanh thu từ Youtube, Yeah1 còn lại gì? - Ảnh 1.

(Biểu đồ: CK Rồng Việt).

Nếu không còn giấy phép Mạng đa kênh từ YouTube, đồng nghĩa Yeah1 sẽ không thể chia sẻ doanh thu quảng cáo từ kênh YouTube của đối tác. Vào năm 2018, khoảng 1.100 kênh của đối tác tạo ra 16,7% doanh thu và 12,9% lợi nhuận sau thuế (gần 1 triệu USD) cho Yeah1.

Trong khi đó, khoảng 75 kênh thuộc sở hữu của Yeah1 (trong đó có 11 kênh nội địa), mang lại 600.000 USD lợi nhuận sau thuế cho công ty. Yeah1 xác định sẽ tập trung đẩy mạnh mảng kinh doanh mang này, vì mang lại lợi nhuận cao.

Mảng kinh doanh kĩ thuật số ngoài Youtube

Theo phân tích của Chứng khoán Rồng Việt, mảng này bao gồm 2 hoạt động: Netlink và WebFace. Theo đó, Netlink hoạt động như một nhà quản lí xuất bản đại diện cho Google, và đang quản lý 1.300 đối tác, là các nhà xuất bản (website, ứng dụng di động), với 80% doanh thu đến từ thị trường nước ngoài.

Với mong muốn tiến ra thị trường nước ngoài, Yeah1 đang chấp nhận biên lợi nhuận thấp để có thể thu hút các đối tác xuất bản. Do đó, tuy tạo ra 20% doanh thu nhưng Netlink chỉ mang lại 5% lợi nhuận gộp trong năm 2018.

Yeah1 đang thiết lập văn phòng tại Pakistan, quốc gia phát triển nhanh thứ 2 châu Á nhưng chưa có đối tác quản lí xuất bản, với hỗ trợ từ Google để khai phá thị trường này.

Mất doanh thu từ Youtube, Yeah1 còn lại gì? - Ảnh 2.

(Biểu đồ: CK Rồng Việt).

Năm 2018, doanh thu từ WebFace đóng góp 8% doanh thu và 14% lợi nhuận gộp choYeah1. WebFace kiếm tiền từ các website/Facebook fanpage được quản lý và vận hành bởi Yeah1, cũng như các website của đối tác xuất bản khác. Hiện tại, mảng này quản lý 69 Facebook fanpage với 63 triệu người theo dõi, và trên 60 website với 450 triệu lượt xem mỗi tháng.

Đối với các đối tác xuất bản, WebFace không chỉ đóng vai trò quản lý xuất bản mà còn tối ưu hóa nội dung kiếm tiền. Nhờ đó, WebFace có biên lợi nhuận cao hơn hẳn Netlink.

Riêng Facebook fanpage thì doanh thu mang lại cho công ty này là từ cổng kết nối người dùng đến các website, nơi công ty có thể tạo ra doanh thu quảng cáo từ Google.  Facebook fanpage cũng tạo ra doanh thu quảng cáo trực tiếp bằng công cụ Ad Break của Facebook.

Mảng kinh doanh truyền thống

Kinh doanh truyền thống với lợi nhuận khá ổn định trong quá khứ hiện vẫn đóng góp lớn nhất vào doanh thu của Yeah1.

Các kênh truyền hình cáp thuộc sở hữu của Yeah1 Entertainment đang đóng góp nhiều nhất cho doanh thu mảng truyền thống, chủ yếu đến từ quảng cáo. Tuy nhiên, chi phí cho sản xuất nội dung cao khiến hoạt động này có biên lợi nhuận rất thấp (chỉ 3,2%).

Chiến lược phát triển cho các năm tới của Yeah1 sẽ là tăng thời lượng quảng cáo cũng như cải thiện hiệu quả hoạt động. Cùng với đó, các nội dung ca nhạc bản quyền mua từ Universal Music Group được kì vọng sẽ giúp làm giàu mảng truyền hình bằng các nội dung chất lượng cao, qua đó gia tăng xếp hạng (rating), lượt người xem và doanh thu quảng cáo.

Mất doanh thu từ Youtube, Yeah1 còn lại gì? - Ảnh 3.

(Biểu đồ: CK Rồng Việt).

Hoạt động kinh doanh phim chiếu rạp thông qua công ty con là Yeah1 CMG đóng góp không đáng kể vào kết quả kinh doanh của Yeah1. Yeah1 CMG đóng nhiều vai trò trong việc quảng bá thương hiệu Yeah1 hơn là bộ phận tạo ra lợi nhuận.

Đại lí mua bán quảng cáo (TNT Media) là công ty con được Yeah1 mua lại từ năm 2016, trong chiến lược mở rộng mảng truyền thống. Hiện TNT Media hoạt động như một kênh trung gian giữa nhãn hàng và các đài truyền hình, có chức năng mua/bán quảng cáo và bản quyền phim. Năm 2018, TNT Media có doanh thu tăng mạnh nhờ giành được quyền phân phối quảng cáo cho một số kênh truyền hình. Tuy vậy, do chỉ là kênh trung gian, cùng với cạnh tranh cao khiến biên lợi nhuận ngày càng mỏng.

Tuy nhiên, phân tích của chứng khoán Rồng Việt cho thấy biên lợi nhuận của quảng cáo truyền thống rất mỏng, bởi xu hướng người dùng dần chuyển từ kênh truyền hình sang kỹ thuật số (Youtube, Facebook, Instagram,…), nên dư địa tăng trưởng của Yeah1 trong mảng này là không nhiều.

Cổ phiếu YEG mỗi ngày giảm 10.000 đồng và đã 10 phiên giảm liên tục 

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần (15/3), cổ phiếu YEG của Yeah1 rớt xuống mức giá 118.800 đồng/cổ phiếu, tiếp tục giảm sàn trong tình trạng trắng bên mua.

Tính từ 1/3 đến nay, với 10 phiên giảm sàn liên tiếp, thị giá YEG đã mất hơn 52% so với thời điểm lên sàn vào tháng 6/2018, là 250.000 đồng/cổ phiếu. Đáng chú ý, giữa lúc thị trường chứng khoán có nhiều dấu hiệu tích cực thì chỉ cổ phiếu YEG của Yeah1 "một mình một ngựa" đi ngược thị trường.

Mất doanh thu từ Youtube, Yeah1 còn lại gì? - Ảnh 4.

Diễn biến giá cổ phiếu YEG trong một tháng qua. (Nguồn: VNDirect).

Cổ phiếu YEG gây xôn xao từ ngày niêm yết, với việc định giá quá cao so với thực tế nền tảng của doanh nghiệp. Bất chấp nghi ngờ, sau vài phiên lên, giá cổ phiếu đã tăng dựng đứng, lên mốc 350.000 đồng.

Nhưng chỉ 1 tháng sau đó, mức giá YEG đã rơi từ  đỉnh 350.000 đồng/cổ phiếu xuống hơn 220.000 đồng/cổ phiếu.

Tại thời điểm ngày 1/3, khi bắt đầu vướng sự cố Youtube, YEG vẫn là mã cổ phiếu có giá cao nhất thị trường, với 245.000 đồng/cổ phiếu, xếp trên cả SAB của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, với 242.000 đồng.

Chỉ một thông báo từ YouTube, cổ phiếu của Yeah1 đã giảm sàn liên tiếp, và hiện đã thổi bay hơn 50% giá trị khỏi tài khoản của nhà đầu tư. Vốn hóa doanh nghiệp cũng chỉ còn hơn 3.700 tỉ đồng, mất hơn 50% so với thời điểm niêm yết, ở mức 7.660 tỉ đồng.

Với mức giá giao dịch chỉ còn 118.800 đồng/cổ phiếu, YEG hiện đã rớt khỏi  top 10 cổ phiếu có giá cao nhất thị trường. Đây được cho là "case" điển hình hiếm có từ trước đến nay.

Theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, Yeah1 sẽ phải giải trình biến động bất thường của cổ phiếu sau 10 phiên giảm sàn liên tiếp.

Yeah1 sẽ mất hơn 83% lợi nhuận nếu không đàm phán được với Youtube?Yeah1 sẽ mất hơn 83% lợi nhuận nếu không đàm phán được với Youtube? Yeah1 bán tháo ScaleLab sau khi thoả thuận với YoutubeYeah1 bán tháo ScaleLab sau khi thoả thuận với Youtube Vốn hóa mất gần 2.000 tỉ sau 4 ngày, Yeah1 đang làm gì?Vốn hóa mất gần 2.000 tỉ sau 4 ngày, Yeah1 đang làm gì?
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.