Yeah1 mất 1.000 tỉ sau hai ngày dính sự cố youtube

Trong phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp của cổ phiếu YEG, 2 lãnh đạo cấp cao tại đây đã đăng kí mua vào lượng lớn cổ phiếu để gia tăng tỉ lệ nắm giữ.

YouTube sẽ chấm dứt Thỏa thuận lưu trữ nội dung (gọi tắt là CHSA - Content Hosting Agreement) đối với công ty thuộc Tập đoàn Yeah1 kể từ sau ngày 31/3. Thông tin bất lợi này đã ngay lập tức khiến cổ phiếu YEG của Yeah1 Group giảm sàn trong hai phiên giao dịch ngày 4 và 5/3, xuống 212.000 đồng, mất 15,2% thị giá và "trắng" bên mua.

Yeah1 mất 1.000 tỉ sau hai ngày dính sự cố youtube - Ảnh 1.

Cổ phiếu Yeah1 liên tục giảm sàn hai phiên liên tiếp.

Vốn hóa Yeah 1 "bốc hơi" gần 1.189 tỉ đồng trong 2 ngày

Trong vòng 4 tháng qua, cổ phiếu YEG đã liên tục giảm mạnh sau khi xác lập đỉnh giá 300.000 đồng/cổ phiếu- trở thành cổ phiếu đắt nhất trên sàn. Hiện, thị giá cổ phiếu YEG đã giảm tới 35% so với giá đỉnh lúc mới niêm yết.

Trong tình cảnh này, hai lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp này đã đăng kí chi hàng tỉ đồng mua vào lượng lớn cổ phiếu.

Cụ thể, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch HĐQT,  đăng kí mua vào 100.000 cổ phiếu, với mục đích tăng tỷ lệ nắm giữ từ ngày 8/3 tới 7/4.

Với mức giá như hiện tại của YEG, ước tính số tiền ông Tống phải chi ra để hoàn tất đợt mua vào là hơn 22 tỉ đồng.

Một lãnh đạo khác cũng đăng kí mua vào cổ phiếu đợt này là ông Võ Thái Phong, Phó tổng giám đốc tài chính, cũng với mục đích tăng tỉ lệ nắm giữ.

 Ông Phong đăng kí mua thêm 50.000 cổ phiếu YEG thông qua các giao dịch khớp lệnh qua sàn. Nếu hoàn tất, ông sẽ phải chi trên 10 tỉ đồng để nâng số cổ phiếu nắm giữ tại doanh nghiệp này lên 124.402 đơn vị. 

Vụ việc liên quan đến việc YouTube chấm dứt CHSA, một trong các mảng kinh doanh đang "hái ra tiền" của Yeah1 trong vài năm gần đây. 

Được biết, Yeah1 đang sở hữu 76% cổ phần tại Yeah1 Network Pte Ltd, nắm 16,93% cổ phần SpringMe pte.ltd chuyên quản lí hình ảnh và phim trên Ineternet, dịch vụ quảng cáo... Ngày 9/1/2019, Yeah 1 đã kí hợp đồng mua 100% cổ phần ScaleLab LCC (trụ sở tại Mỹ) từ các cổ đông hiện hữu với giá trị thương vụ là 20 triệu USD (khoảng 460 tỉ đồng).

 Việc mua công ty này sẽ giúp Yeah1 tăng lượng truy cập lên 6,9 tỉ lượt/tháng…

Nguyên nhân của sự "dứt tình" hợp tác này, theo YouTube, là do SpringMe Pte. Ltd. (công ty có trụ sở tại Thái Lan, Tập đoàn Yeah1 sở hữu gián tiếp 16,93%) đã có hoạt động quản lý tuyển chọn kênh chưa phù hợp với chính sách của YouTube. Điều này dẫn tới việc YouTube áp dụng chính sách tương tự với tất cả các công ty khác liên quan tới YouTube Adsense trực thuộc tập đoàn.

Yeah1 chỉ là đơn vị quản lí, hỗ trợ và thực hiện các thủ tục thanh toán chi trả giữa đối tác và YouTube. Các đối tác sở hữu các kênh YouTube tham gia và nhận chia sẻ doanh thu quảng cáo từ YouTube trên nội dung do mình sáng tạo ra. Điều này có thể làm ảnh hưởng tới các chủ sở hữu kênh Youtube giao dịch qua tập đoàn này.

Nhưng  Yeah1 sẽ mất khoản lợi nhuận không hề nhỏ nếu Youtube "dứt tình" chấm dứt hợp tác, và phải tìm cách bù đắp ở mảng kinh doanh khác. 

Năm 2018, theo thông tin công bố, mảng kinh doanh YouTube AdSense đem về khoảng 1 triệu USD cho Yeah1, chiếm khoảng 13% lợi nhuận sau thuế cả tập đoàn.

Yeah1 dung túng kênh YouTube "bẩn" kiếm tiền?Yeah1 dung túng kênh YouTube 'bẩn' kiếm tiền? Yeah1 đang phụ thuộc YouTube thế nào?Yeah1 đang phụ thuộc YouTube thế nào? Vướng sự cố YouTube, vốn hóa Yeah1 mất hơn 500 tỉ trong một ngàyVướng sự cố YouTube, vốn hóa Yeah1 mất hơn 500 tỉ trong một ngày


Tag:
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.