Yêu cầu không viết, vẽ vào sách giáo khoa: Giáo viên tiểu học nói gì?

Nhiều giáo viên cho rằng, để học sinh không viết, vẽ vào sách giáo khoa, đặc biệt là học sinh tiểu học là điều rất khó đối với việc dạy và học.
 

Trước nhiều ý kiến về việc sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông gây lãng phí, không tái sử dụng được sau mỗi năm, ngày 24/9 vừa qua, Bộ GD&ĐT đã ra chỉ thị số 3798/CT-BGDĐT để chấn chỉnh vấn đề này.

Mội trong những nội dung của chỉ thị chỉ rõ: "Hướng dẫn học sinh nghiên cứu sách giáo khoa để thực hiện các hoạt động học và ghi kết quả học tập vào vở; không viết, vẽ vào sách giáo khoa".

Nhiều giáo viên tiểu học cho rằng yêu cầu này chưa phù hợp với đối tượng học sinh ở cấp 1 đồng thời cũng gây khó khăn đối với giáo viên trong việc giảng dạy.

yeu cau khong viet ve vao sach giao khoa giao vien tieu hoc noi gi
Giữ sách giáo khoa không bị viết, vẽ trong suốt quá trình học tập là điều rất khó đối với học sinh tiểu học. Ảnh: Đình Tuệ

"Bài tập nào cũng chép thì học sinh lấy đâu thời gian để tiếp thu kiến thức!"

Cô giáo Võ Hoài Thương đang dạy lớp 1 ở một trường tiểu học tại Hà Nội chia sẻ: "Yêu cầu học sinh lớp 1 không viết, vẽ vào sách giáo khoa là điều rất khó. Bởi các em ở lứa tuổi này chưa biết đọc, biết viết thì làm sao có thể chép đề bài vào vở rồi làm".

Để khẳng định sự bất hợp lý khi yêu cầu học sinh không được viết vào sách giáo khoa, cô giáo Thương đã lấy ví dụ những bài tập trong sách giáo khoa Toán lớp 1. Trong đó, nội dung của bài yêu cầu học sinh tô màu, nối, điền vào chỗ trống.

"Với những bài điền số vào các chỗ trống trong các hình vẽ về bút chì, ô tô... không lẽ học sinh phải vẽ các hình này vào vở rồi mới làm sao. Bài nào cũng chép thì học sinh lấy đâu ra thời gian tiếp thu kiến thức!", giáo viên này phân tích.

yeu cau khong viet ve vao sach giao khoa giao vien tieu hoc noi gi
Những bài tập có nội dung đề bài yêu cầu học sinh viết, vẽ trực tiếp vào sách giáo khoa Toán lớp 1.

Theo cô giáo Thương, việc thiết kế các hình ảnh, hình vẽ trực quan sinh động giúp cho học sinh lớp 1 dễ dàng tiếp nhận kiến thức hơn. Nếu nghiên cứu trong sách giáo khoa còn kết quả phải ghi vào vở thì đi ngược lại mục đích của việc thiết kế này.

Năm học 2018-2019, sĩ số học sinh lớp 1 của trường từ 45-50 học sinh mỗi lớp, giáo viên này thể hiện sự quan ngại với khả năng thực thi trong thực tế của chỉ thị này.

Không chỉ gây khó khăn đối với những học sinh chưa thuộc mặt chữ, đối với học sinh các lớp lớn hơn như lớp 4, lớp 5 nhiều giáo viên cũng cho rằng quy định này của chỉ thị đang gây khó, "câu giờ" không cần thiết.

Theo anh Phạm Cao Bằng, giáo viên một trường tiểu học tại Thái Nguyên, ngay khi chỉ thị số 3798 được ban hành, thầy giáo đã thử nghiệm dạy trực tiếp một tiết học của học sinh lớp 4.

"Tôi đã thử dạy một tiết Tiếng Việt, cả buổi các em không được phép viết vào sách mà phải chép đề bài vào vở. Đề bài yêu cầu các em điền từ vào chỗ trống. Cả bài gồm 4 chỗ trống cần phải điền trong một đoạn văn.

Chỉ riêng thời gian để các em ghi xong đoạn văn đó vào vở cũng đã mất gần 15 phút, hết 1/3 tiết học rồi thì làm sao kịp dạy nội dung khác nữa, mà học sinh tiểu học có đến 4-5 bài tập trong mỗi tiết học", thầy giáo này dẫn chứng từ thực tế.

Đồng quan điểm với ý kiến này, nhiều giáo viên cho rằng, nếu như không được làm trực tiếp vào sách giáo khoa thì học sinh sẽ mất nhiều thời gian để chép đề bài vào vở. Từ đó, học sinh thì không thể tiếp thu hết nội dung bài học trên lớp, giáo viên cũng không đủ thời gian để truyền tải kiến thức, dễ "cháy" giáo án.

"Bộ Giáo dục cần tìm giải pháp thay thế hợp lý hơn!"

Theo thầy giáo Bằng, mục đích tái sử dụng sách giáo khoa, tránh gây lãng phí là điều rất đúng và đáng hoan nghênh, tuy nhiên Bộ cần phải có những điều chỉnh phù hợp hơn.

yeu cau khong viet ve vao sach giao khoa giao vien tieu hoc noi gi
Bài tập yêu cầu học sinh nối số với hình vẽ tương ứng về số lượng trong sách giáo khoa môn Toán lớp 1.

"Học sinh lớp 1 còn mơ màng, chưa biết về con chữ thì cần phải làm việc trực quan qua hình ảnh, từ đó mới nhớ được kiến thức liên quan đến chữ cái, con số - nền tảng về cách đọc, cách viết đầu tiên cho các em.

Ở các lớp 4-5 thì các em sẽ làm quen với những bài toán với nội dung dài hơn, việc chép lại đề bài có thể giúp các em luyện chữ nhưng không thực sự cần thiết bởi thời gian của mỗi tiết học không nhiều. Nếu trên lớp giáo viên không dạy hết kiến thức thì về nhà học sinh cũng không biết làm bài tập", giáo viên lý giải.

Đề xuất để hạn chế việc viết vào sách giáo khoa, theo thầy giáo này, quan trọng là việc thiết kế lại sách giáo khoa để giáo viên và học sinh không điền vào nữa.

Cô giáo Nguyễn Thanh Vân (Hà Nam) thì cho rằng: "Để kịp thời gian chỉ khoảng 40 phút mỗi tiết dạy, tuy từng bài tập, giáo viên có thể cho học sinh viết vào sách, nhưng phải viết bằng bút chì. Sau đó, khi xóa đi thì sách này vẫn có thể tái sử dụng được".

yeu cau khong viet ve vao sach giao khoa giao vien tieu hoc noi gi Bộ GD&ĐT có thay sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình mới từ năm học 2019 - 2010?

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT vừa có ý kiến xung quanh việc có triển khai chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới đối với lớp 1 ...

yeu cau khong viet ve vao sach giao khoa giao vien tieu hoc noi gi Yêu cầu học sinh không viết, vẽ vào SGK: Đánh đố giáo viên?

Trong sách giáo khoa có sẵn những câu hỏi, những phần trống để học sinh điền vào trả lời câu hỏi. Thế nhưng chỉ thị ...

yeu cau khong viet ve vao sach giao khoa giao vien tieu hoc noi gi Bộ GD&ĐT yêu cầu không để học sinh viết, vẽ vào sách giáo khoa

Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa ra chỉ thị về việc sử dụng sách giáo khoa lâu dài, học sinh không viết, vẽ vào ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.